Rose Laurens, nụ hồng chưa phai

Chủ Nhật, 03 Tháng Năm 202010:00 SA(Xem: 4502)
Rose Laurens, nụ hồng chưa phai
rfi.fr

Rose Laurens, nụ hồng chưa phai

Tuấn Thảo

Đối với những ai yêu chuộng nhạc Pháp, Rose Laurens là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất thập niên 1980, thời kỳ huy hoàng của dòng nhạc new wave. Trong tuần này, Rose Laurens từ giã cõi đời vào năm 65 tuổi, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư. (Tạp chí phát lần đầu ngày 05/05/2018)

Sinh trưởng tại Paris (1953-2018) trong một gia đình người Ba Lan di cư sang Pháp, Rose Laurens (tên thật là Rose Podwojny) thừa hưởng năng khiếu âm nhạc của gia đình. Thời còn ở thủ đô Ba Lan, ông nội cô từng là nhạc sĩ dương cầm và vĩ cầm chuyên sáng tác nhạc nền cho các bộ phim. Năm lên 8, cô bé đoạt giải nhất nhân một cuộc thi hát địa phương dành cho thiếu nhi. Sau khi đỗ bằng tú tài Rose Laurens ghi tên vào trường đại học ngoại ngữ khoa tiếng Nga, nhưng chỉ sau một năm cô bỏ học để theo đuổi nghề sân khấu.

Trong nhiều năm liền, cô đi hát rồi ghi âm dưới nhiều nghệ danh khác nhau, nhưng vẫn gặp thất bại. Mãi tới khi cô hợp tác với nhà sản xuất kiêm tác giả Jean Pierre Goussaud, thì lúc ấy Rose Laurens mới bắt đầu gặt hái thành công vào năm 25 tuổi. Trong giới sản xuất nhạc, tác giả Goussaud nổi là người từng sáng tác cho Dalida, Nicole Croisille hay Fabienne Thibault (thời của vở ca nhạc kịch Starmania 1978).

Nhờ vào sự dìu dắt của người bạn đời, mà sự nghiệp của Rose Laurens cất cánh, thuyết phục được các nhà sản xuất giao cho cô một vai diễn quan trọng (vai Fantine) trong vở ca nhạc kịch Những người khốn khổ (Les Misérables của hai tác giả Alain Boublil và Claude-Michel Schönberg). Rose Laurens chính là người đầu tiên ghi âm khúc nhạc chủ đề J’avais rêvé d’une autre vie (tạm dịch Giấc mơ đổi đời) trong nguyên tác tiếng Pháp năm 1980. Vài thập niên sau, phiên bản tiếng Anh của bài ca này (I dreamed a dream) giúp cho Susan Boyle nổi danh trên khắp thế giới.

Trên đà thành công của vở ca nhạc kịch Những người khốn khổ, Rose Laurens tiếp tục hợp tác với người bạn đời để trình làng album đầu tiên. Tác giả Jean Pierre Goussaud muốn thực hiện một album trau chuốt về mặt giai điệu, có chiều sâu về mặt ca từ, bởi vì theo ông Rose Laurens sau khi nổi tiếng nhờ một vở nhạc kịch ‘‘nghiêm túc’’, không nên hát những ca khúc mang tính thương mại. Cho tới cái ngày Rose Laurens tình cờ nghe được một khúc nhạc lạ tai với nhịp điệu lôi cuốn.

Giai điệu này thật ra được viết cho một dự án ghi âm khác, nhưng Rose Laurens bằng mọi cách đòi ghi âm bài hát này trên album đầu tay của mình, bất chấp sự phản đối của nhóm sản xuất. Hơn ba thập niên sau ngày ra đời, giai điệu này vẫn chưa có một vết nhăn, tiếp tục cho ra đời nhiều phiên bản ghi âm lại (cover), kể cả phiên bản gần đây nhất của Julien Doré.

Một giai điệu tựa như câu thần chú thôi miên đầy ma lực quyến rũ, một tiếng gọi mời âm thầm khiến người nghe thả hồn phiêu lưu vào vùng đất hoang sơ bí ẩn, để rồi nhớ lại bao nhân duyên tiền kiếp. Khi được phát hành vào năm 1982, nhạc phẩm Africa lập kỷ lục số bán khi chiếm hạng đầu thị trường quốc tế, kể cả các nước nói tiếng Anh nhờ vào phiên bản Anh ngữ mang tựa đề Voodoo Master. Rốt cuộc quyết định đầy rũi ro này lại làm nên thành công rực rỡ nhất trong sự nghiệp ca hát của Rose Laurens.

Nhờ bản nhạc Africa, Rose Laurens trở thành một trong những giọng ca sáng giá nhất những năm 1980, hợp tác với nhiều tác giả ăn khách thời bấy giờ kể cả Francis Cabrel, Jean Jacques Goldman, Yves Duteil hay Yves Simon. Rose Laurens thành công trong vòng 10 năm liền cho tới năm 1991, tác giả Goussaud đột ngột qua đời vì bệnh ung thư. Một khi đã mất đi tác giả ruột, chuyên sáng tác nhiều bản nhạc ăn khách cho cô trong suốt thời gian hai người chung sống với nhau, vầng hào quang của Rose Laurens bắt đầu bị lu mờ. Tính tổng cộng, cô đã ghi âm 8 album nhưng ít còn đi hát kể từ giữa thập niên 1990 trở đi.

Mãi tới những năm gần đây, khi nhà sản xuất Olivier Kaefer tổ chức các vòng lưu diễn tập hợp các giọng ca vang bóng một thời, thì lúc ấy Rose Laurens mới xuất hiện trở lại trước công chúng. Album cuối cùng được ghi âm là vào năm 2015, cơ hội để cho giới hâm mộ khám phá lại giọng ca của Rose Laurens qua những ca khúc trầm buồn sâu lắng hơn so với những gì khán giả thường nghe ở nơi cô (Je suis avec toi), một tiếng hát đặc biệt nhờ giọng gió với một vibrato khá độc đáo, đầy đặn đầu câu, nồng nàn cuối chữ. Cũng như những dòng tin nhắn của giới hâm mộ tưởng niệm ca sĩ quá cố : Rose Laurens đã ra đi mãi mãi, nhưng mùi hương của nụ hồng vẫn tồn tại, sau bao năm tháng còn chưa phai.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20171:35 SA
Tìm hiểu văn hóa của một đất nước không thể không nghiên cứu đến những tác phẩm hội họa, Nguyễn Gia Trí là một trong những tên tuổi hàng đầu của hội họa Việt Nam hiện đại
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20178:01 SA
Quần thể rộng 34 ha hiện là nơi ở của khoảng 12.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Pháp và từ 140 nước trên thế giới, trong đó có khoảng 43 sinh viên Việt Nam theo thống kê năm 2013.
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Cho dù có được phối theo điệu gì đi chăng nữa, bài hát Take Me Home Country Roads vẫn là một ca khúc cực kỳ tiêu biểu của dòng nhạc đồng quê
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20174:15 SA
Lời cuối của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước Tòa phúc thẩm 30/11/2017 là câu mở đầu bài thơ của nhà thơ Cộng sản Pháp Louis Aragon trong kháng chiến chống phát xít Đức. “Mẹ Nấm” đầy bản lĩnh và văn hóa
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Khi nhắc đến cái tên The Gypsy Queens, hẳn chắc các bạn sẽ nghĩ tới ngay một ban nhạc giống như nhóm Gipsy Kings, với điểm khác biệt là nhóm này chỉ bao gồm các nữ thành viên
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20171:30 SA
Trịnh Y Thư : « Chuyện ngõ nghèo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không chỉ đơn thuần là cuốn tiểu thuyết miêu tả cảnh nghèo khó, cùng bĩ của một gia đình trí thức Hà Nội vào đầu thập niên 80
Chủ Nhật, 03 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Khi bắt tay vào sưu tầm, ghi chép Nam phong giải trào (Thơ dân gian của người Nam theo kiểu Kinh thi) và Nam phong nữ ngạn thi (Ngạn ngữ bằng thơ về phụ nữ nước Nam), Trần Danh Án (Liễu Am
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Trong tác phẩm "Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn" đăng trên Nguyệt san Việt Nam của tác giả Hải Triều (nhà văn quân đội VNCH) có đăng 02 bài thơ này
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20174:17 SA
Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Cách mạng Dân chủ 1956 của Hungary - được coi là cuộc cách mạng tinh khôi nhất và trong trắng nhất trong lịch sử của những biến cố bạo lực, những cuộc chiến tranh thế kỷ XX - đ