Paris trưng bày bộ ảnh sưu tập Marlene Dietrich

Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20185:00 CH(Xem: 4832)
Paris trưng bày bộ ảnh sưu tập Marlene Dietrich
mediaChân dung Marlene Dietrich qua ống kính Edward Steichen, 19341935, Condé Nast Publications

Giới hâm mộ thường hay sưu tầm rất nhiều tài liệu về thần tượng mà họ hằng yêu thích. Đó là trường hợp của ông Pierre Passebon, một chủ phòng tranh nổi tiếng ở Paris. Trong vòng 30 năm, ông đã sưu tầm hơn 2.000 tấm ảnh chụp Marlene Dietrich. Trích từ bộ sưu tập cá nhân này, khoảng 200 bức chân dung được trưng bày cho tới 25/02/2018.

Cuộc triển lãm ảnh chân dung của Marlene Dietrich (1901-1992) diễn ra tại trung tâm nhiếp ảnh MEP (Maison Européenne de la Phorographie), tọa lạc giữa lòng khu phố Marais, nằm cách nhà thờ Saint Paul gần 300 thước. Tựa đề cuộc triển lãm ‘‘Obsession Marlene’’ đủ nói lên quan hệ giữa ông chủ phòng tranh với ngôi sao màn bạc quá cố : cơn sốt sưu tầm xuất phát từ một nỗi ám ảnh, lúc nào cũng quanh quẩn chập chờn trong tâm trí.

Được mệnh danh là Thiên Thần Xanh (L’Ange Bleu / Der Blaue Engel) Marlene Dietrich lúc sinh tiền nổi tiếng là một trong những thần tượng sáng chói nhất của làng điện ảnh Hollywood. Viện phim ảnh Mỹ (American Film Institute) từng xếp Marlene Dietrich ở hàng thứ 9 trên danh sách 100 nữ diễn viên xuất sắc nhất mọi thời đại.

Trong suốt nửa thế kỷ sự nghiệp diễn viên kiêm ca sĩ, tính từ đầu những năm 1930 trở đi, Marlene Dietrich đã xuất hiện trước ống kính của các nhà nhiếp ảnh nổi tiếng nhất nước Mỹ chẳng hạn như Edward Steichen, Irving Penn, Richard Avedon, Milton Greene, hay là các nhiếp ảnh gia người Anh Cecil Beaton, Antony Armstrong-Jones, phía Pháp thì có các ống kính của François Gragnon hay Willy Rizzo .....

Thế nhưng cuộc triển lãm tại trung tâm MEP, Paris chú trọng tới ‘‘chất lượng’’ qúy hiếm hơn là số lượng : tuy chỉ tương đương với 10% bộ sưu tập cá nhân của ông Pierre Passebon, nhưng đa phần các bức chân dung ở đây là những tấm ảnh ít được phổ biến, thậm chí có một số không có ghi rõ nguồn gốc, ảnh có thể là do một khách hâm mộ trung thành tình cờ chụp được hay là do phía gia đình cung cấp mà không có dấu vết lưu trữ hay ghi chép bản gốc.

Dù gì đi nữa có một điều chắc chắn là ngoài đóng phim và ca hát tài Marlene Dietrich còn có thêm một cái tài thứ ba đó là cái tài làm ‘‘giám đốc nghệ thuật’’. Hầu hết các bức ảnh chân dung của bà thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thật ra lại cực kỳ công phu, trong cách sắp đặt chi tiết và dựng bố cục.

Theo lời kể của nhà nhiếp ảnh George Hurrell, trong thời gian làm việc với Marlene Dietrich (giữa những năm 1930), ông có cảm tưởng ông chỉ là trợ lý bấm máy thu hình, còn bà mới thật sự là người chỉ đạo. Từ y phục, trang điểm cho tới cách làm tóc, Marlene Dietrich không bỏ sót bất cứ chi tiết nào. Nói cách khác trước ống kính của các nhà nhiếp ảnh, bà không chỉ đơn thuần là một ‘‘người mẫu’’, mà luôn làm chủ tình hình để kiểm soát hình ảnh của mình. Do bà có quan hệ gần gũi với Josef Von Sternberg (đạo diễn bộ phim Thiên Thần Xanh / Der Blaue Engel), cho nên bà thường hay mời ông đến tận nhà, nhờ ông sắp đặt ánh sáng làm sao cho khuôn mặt của bà càng thêm nổi bật.

Tuy không hẹn, nhưng chân dung của Marlene Dietrich cũng trở thành chủ đề của một cuộc triển lãm khác tên là ‘‘Marlene Dietrich, Dressed for the Image’’ do Viện bảo tàng National Portrait Gallery tổ chức tại Washington D.C cho tới tháng 4/2018, với sự hợp tác của Viện Phim Ảnh Đức Deutsche Kinemathek. Trong cả hai cuộc triển lãm đều có một số tác phẩm của Eugene Richee, nhà nhiếp ảnh này ban đầu làm việc cho hãng phim Paramount, rồi sau đó cho các công ty MGM và Warner Bros. Trong các bức ảnh chụp, ta có thể thấy Marlene Dietrich là một trong những khuôn mặt tiên phong trong việc khuynh đảo quy ước, đập vỡ khuôn thước của ngành thời trang.

Marlene Dietrich là một trong những diễn viên Đức đầu tiên thành danh tại Hollywood. Một khi trở thành ngôi sao màn bạc, bà luôn xây dựng phong cách riêng, khác hẳn với các nghệ sĩ cùng thời. Nhiều thập niên trước khi nhà thiết kế Yves Saint Laurent vẽ bộ âu phục gồm áo vét và quần tây cho Catherine Deneuve, cũng như hàng chục năm trước Madonna thu hình video cho bản nhạc Vogue, Marlene Dietrich xuất hiện trong bộ y phục ‘‘complet’’. Dùng trang phục đàn ông để làm tăng thêm sức quyến rũ đầy nữ tính, Marlene Dietrich đi tìm nét hài hoà để thuần phục sự đối nghịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20171:35 SA
Tìm hiểu văn hóa của một đất nước không thể không nghiên cứu đến những tác phẩm hội họa, Nguyễn Gia Trí là một trong những tên tuổi hàng đầu của hội họa Việt Nam hiện đại
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20178:01 SA
Quần thể rộng 34 ha hiện là nơi ở của khoảng 12.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Pháp và từ 140 nước trên thế giới, trong đó có khoảng 43 sinh viên Việt Nam theo thống kê năm 2013.
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Cho dù có được phối theo điệu gì đi chăng nữa, bài hát Take Me Home Country Roads vẫn là một ca khúc cực kỳ tiêu biểu của dòng nhạc đồng quê
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20174:15 SA
Lời cuối của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước Tòa phúc thẩm 30/11/2017 là câu mở đầu bài thơ của nhà thơ Cộng sản Pháp Louis Aragon trong kháng chiến chống phát xít Đức. “Mẹ Nấm” đầy bản lĩnh và văn hóa
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Khi nhắc đến cái tên The Gypsy Queens, hẳn chắc các bạn sẽ nghĩ tới ngay một ban nhạc giống như nhóm Gipsy Kings, với điểm khác biệt là nhóm này chỉ bao gồm các nữ thành viên
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20171:30 SA
Trịnh Y Thư : « Chuyện ngõ nghèo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không chỉ đơn thuần là cuốn tiểu thuyết miêu tả cảnh nghèo khó, cùng bĩ của một gia đình trí thức Hà Nội vào đầu thập niên 80
Chủ Nhật, 03 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Khi bắt tay vào sưu tầm, ghi chép Nam phong giải trào (Thơ dân gian của người Nam theo kiểu Kinh thi) và Nam phong nữ ngạn thi (Ngạn ngữ bằng thơ về phụ nữ nước Nam), Trần Danh Án (Liễu Am
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Trong tác phẩm "Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn" đăng trên Nguyệt san Việt Nam của tác giả Hải Triều (nhà văn quân đội VNCH) có đăng 02 bài thơ này
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20174:17 SA
Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Cách mạng Dân chủ 1956 của Hungary - được coi là cuộc cách mạng tinh khôi nhất và trong trắng nhất trong lịch sử của những biến cố bạo lực, những cuộc chiến tranh thế kỷ XX - đ