Đỗ Trung Quân: Không ai đủ tư cách phong tặng cho Thái Thanh ngoài... thời gian

Thứ Sáu, 27 Tháng Ba 20207:00 CH(Xem: 4275)
Đỗ Trung Quân: Không ai đủ tư cách phong tặng cho Thái Thanh ngoài... thời gian

Sự ra đi của "Tiếng hát vượt thời gian" Thái Thanh đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhiều thế hệ yêu nhạc Việt Nam.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân nhớ lại tiếng hát Thái Thanh thổn thức "Tình hoài hương" của nhạc sĩ Phạm Duy trong phim "Chúng tôi muốn sống" (1956).

Ông nhớ khi đó mới chỉ một tuổi, chưa hiểu được "Tình hoài hương" day dứt đến thế nào… nhưng ông nghĩ rằng trong bộ phim đó trên chuyến tàu hỏa vào Nam một người phụ nữ áo nâu trong khoang tàu cũ kỹ tay cầm nón lá hát "Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn. Nước tuôn trên đồng vuông vắn … nước chia cho đủ hai mùa bông lúa vàng, vòm tre non làn khói ấm hương thôn…", ắt hẳn những con người phải chia lìa quê quán ngày ấy đã rơi lệ.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Không ai đủ tư cách phong tặng cho Thái Thanh ngoài... thời gian - Ảnh 1.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng: "Phạm Duy là con người yêu Việt Nam với tình cảm lớn lao và tiếng hát Thái Thanh đưa tình yêu ấy vượt qua mọi không gian, thời gian. "Tôi yêu tiếng nước tôi … từ khi mới ra đời người ơi! Mẹ hiền ru những câu xa vời…à à ơi! Tiếng ru muôn đời…".

Không có Phạm Duy không có Thái Thanh và ngược lại. Làm sao có thể kể hết những tình ca Phạm Duy mà bà thể hiện bất hủ: Nghìn trùng xa cách, Đường chiều lá rụng, Kỷ niệm, Buồn tàn thu, Thiên thai, Suối mơ, … "Ngày xưa Hoàng Thị" (1972) là một ví dụ bất hủ, Thái Thanh trình bày như một cô bé học trò, không ai nhớ ra rằng khi hát bà đã xấp xỉ 50".

Ông đồng thời khẳng định: "Chia tay bà một danh ca không cần ai phong tặng. Không ai đủ tư cách phong tặng ngoài thời gian…"

Những chia sẻ của nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng từng được cố nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ: "Nếu không có Thái Thanh thì nhạc Phạm Duy cũng không được hay và nổi lên được như vậy... Thái Thanh là giọng ca duy nhất hát nổi hai cao độ chạy dài tới 2 bát âm trong nhạc của tôi. Không những thế, cô có giọng hát rất truyền cảm".

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Không ai đủ tư cách phong tặng cho Thái Thanh ngoài... thời gian - Ảnh 2.

Cho đến tận bây giờ, Thái Thanh vẫn được xem là Đệ nhất danh ca của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954-1975. Trên nhiều diễn đàn, khán giả yêu nhạc để lại ngàn lời tiếc thương.

"Phòng trà Mỹ Trân nghe Thái Thanh ca biệt ly" nhưng mọi người thường hay nhầm lẫn thành "Phòng trà nghỉ chân". Đây câu hát in đậm trong tâm trí người hâm mộ tân nhạc Việt Nam nhiều thế hệ.

Kính trọng phân ưu!"; "Một trong những tiếng hát vượt thời gian, đã in sâu vào lòng khán giả đặc biệt cùng với gia đình nghệ thuật băng nhạc Thăng Long đã ghi dấu ấn về một trong những nữ diva có tầm ảnh hưởng của miền Nam"; "Thương tiếc bà người đã lừng danh ở Sài Gòn về giọng ca "không có đối thủ". Giọng ca của bà ngân lên ai cũng biết ngay là ca sĩ Thái Thanh. Chúng con tiếc bà và kính viếng hương hồn!" … là những bình luận tiếc thuơng của người yêu nhạc Thái Thanh.

Thái Thanh - một trong những giọng ca có ảnh hưởng nhất tân nhạc Việt Nam - qua đời hôm 17/3 tại Mỹ. Hưởng thọ 86 tuổi.

Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh năm 1934 tại Hà Nội. Bà là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Thái Thanh vốn là con nhà nòi âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, anh trai là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, con gái là ca sĩ Ý Lan.

Thái Thanh kết hôn năm 1956 với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn. Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình. Năm 1965, bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có ba con gái và hai con trai. Bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Mỹ định cư.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 20171:00 SA
Dựa trên lời kể của một người đàn ông từng làm cảnh sát tại Trung Quốc, bộ phim Ravage (tạm dịch: Cướp bóc) của Canada
Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Các nhà khoa học Tây Ban Nha hôm qua khẳng định đã thấy nơi chôn cất đại thi hào Cervantes, tác giả cuốn tiểu thuyết kinh điển "Don Quixote".
Thứ Bảy, 09 Tháng Mười Hai 20173:31 SA
Không còn nhớ ai là người đầu tiên dịch “Gone with the wind” thành “Cuốn theo chiều gió” nhưng vị nào dịch câu này hẳn nhiên là bậc thượng thừa về ngôn ngữ nói chung và rất giỏi tiếng Việt nói riêng.
Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Hai 20176:57 CH
( HNPD ) Trong khi hai bà đưa nhau đi chợ để mua “đồ phụ tùng” cho món ăn đặc biệt, hai thằng chồng vào phòng Study (1) uống cà phê, nghe nhạc, tán chuyện văn chương. Thằng bạn vào đề ngay:
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20179:00 CH
Những tháng cuối năm của Seattle rất nhiều mưa. Thỉnh thoảng mới có một ngày nắng ấm. Nhìn mưa nhớ ra những người bạn ở xa sắp
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20172:00 CH
Cảnh sát tịch thu hầu hết các thứ giấy tờ của ông, nhưng những thứ khác vẫn được đưa lậu ra bên ngoài, hoặc giấu kín trong những chỗ khuất nẻo ít ai ngờ.
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20171:00 CH
Tác phẩm Đường Cách mệnh của Hồ Chí Minh, ấn hành lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927, trong đó 'k' được dùng thay 'c'. Theo GS Lân Dũng, cố chủ tịch HCM
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20178:17 SA
“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó: một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau.
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Thế nhưng sự thật là chữ viết lại không phải chỉ là để ghi lại lời nói, vậy nên một sự cải tiến gần như toàn bộ
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20174:44 SA
Johnny Hallyday, ngôi sao nhạc rock nổi tiếng nhất nước Pháp qua đời ở tuổi 74 vì ung thư phổi, vợ ông cho hay.