Victor Hugo, « vị cứu tinh » của Nhà Thờ Đức Bà Paris

Thứ Tư, 17 Tháng Tư 20196:00 CH(Xem: 6212)
Victor Hugo, « vị cứu tinh » của Nhà Thờ Đức Bà Paris
vi.rfi.fr

Victor Hugo, « vị cứu tinh » của Nhà Thờ Đức Bà Paris


media Paris nhìn từ trên nóc nhà thờ Đức Bà Paris. REUTERS/Charles Platiau/File Photo

Nhà Thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng tôn giáo, kiến trúc, văn hóa, lịch sử của Paris và cả nước Pháp. Nhưng trong suốt 856 năm tồn tại, không phải lúc nào công trình được xây dựng từ thời Trung Cổ cũng được coi là một « viên ngọc quý » hay một « báu vật ».

Vào thời Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789, nhất là hồi đầu thế kỷ XIX, trong tình trạng xuống cấp nặng nề, nhà thờ đã có thời bị bỏ hoang, biến thành nơi chứa đồ. Người ta thậm chí còn tính đến chuyện phá dỡ công trình để lấy những viên đá xây nhà thờ bán đi lấy tiền. Vào năm 1831, tiểu thuyết « Nhà Thờ Đức Bà Paris » của Victor Hugo ra đời và gây tiếng vang lớn, góp phần làm hồi sinh công trình vốn được xây dựng trong suốt gần 200 năm, kể từ năm 1163.

Trong tác phẩm của Victor Hugo, Nhà Thờ Đức Bà Paris hiện lên như một nhân vật sống động, lộng lẫy, huy hoàng nhưng phải chịu sự khinh miệt, bị khạc nhổ làm vấy bẩn, ô uế. Victor Hugo muốn nói tới các hành vi phá hoại và những người phục dựng nhà thờ không đúng cách, bằng cách cho thêm các chi tiết của thế kỷ XIX vào kiệt tác kiến trúc Trung Cổ theo phong cách gothique.

Sử gia Anne-Marie Thiesse, giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp CNRS, giải thích trên báo Le Monde ngày 16/04/2019 là Victor Hugo đã đấu tranh kịch liệt chống các hành vi phá hoại các công trình tôn giáo, tạo động lực thúc đẩy chính quyền cho phục dựng Nhà Thờ Đức Bà Paris. Vào năm 1843, công tác cải tạo nhà thờ được khởi công dưới sự chỉ đạo của Eugène Viollet-le-Duc và kéo dài suốt 20 năm. Chính trong giai đoạn này, chóp nhọn hình mũi tên cao 93m, làm bằng gỗ sồi bọc chì, nặng 750 tấn (500 tấn gỗ sồi và 250 tấn chì), với bốn dãy tượng các tông đồ tạc bằng đồng, đã được dựng lên. Kiệt tác Trung Cổ đã hồi sinh ! Sau này, nhà thờ còn được cải tạo thêm nhiều lần.

Nhờ Victor Hugo, Nhà Thờ Đức Bà Paristrở thành « nhà thờ lớn của dân tộc »

Tại Pháp, cho đến cuối thế kỷ XVIII, thời Trung Cổ bị coi là thời kỳ tối tăm, u muội của thói mê tín dị đoan. Nhà Thờ Đức Bà Paris, công trình của thời Trung Cổ vì thế không được đánh giá cao, đặc biệt vào thời Cách Mạng Tư Sản Pháp. Nhưng theo sử gia Anne-Marie Thiesse, nhờ tác phẩm « Nhà Thờ Đức Bà Paris », vào thế kỷ XIX, người Pháp được khám phá lại công trình kiến trúc gothique, không chỉ về nét đẹp thẩm mỹ mà còn cả về góc nhìn chính trị.

Trong tiểu thuyết của Hugo, nhà thờ thành biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc. Đại văn hào Victor Hugo đã tái hiện một xã hội Pháp với những con người thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, từ giới quý tộc, cho đến cả những nhân vật như Esmeralda và Quasimodo vốn từng bị xã hội ruồng rẫy, gạt bỏ. Nhà Thờ Đức Bà Paris nhờ vậy làm sống lại tình đoàn kết dân tộc. Giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp CNRS kết luận nhờ có Victor Hugo, Nhà Thờ Đức Bà Parisđã trở thành « nhà thờ lớn của dân tộc » Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20175:09 CH
Vào thập niên 50 - 60, ở Sài Gòn hoa lệ có nhiều quán ăn, nhà hàng sang trọng làm món nhậu đặc sản của nhà quê : rắn hổ xé phay.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:09 SA
Di sản thời Sa hoàng tiếp tục chia rẽ xã hội Nga một thế kỷ sau. Một xưởng phim và một rạp chiếu bộ phim Matilda về mối tình của Sa hoàng Nicolas II với một vũ nữ ba lê, bị phóng hỏa. Tuy nhiên, rốt cục bộ phim vẫn đồng loạt ra rạp hôm 26/10/2017.
Thứ Sáu, 15 Tháng Hai 201911:00 SA
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Tháng 11-1956, Mao Trạch Đông tuyên bố chuẩn bị chỉnh phong, chống các bệnh chủ quan, bè phái, quan liêu.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:16 SA
Henri Salvador tròn 100 tuổi (Henri a cent ans) : Đó là tựa đề album được phát hành vào mùa thu năm 2017. Tập nhạc này tập hợp hai thế hệ nghệ sĩ hầu vinh danh sự nghiệp cũng như tài năng của ca sĩ kiêm tác giả người Pháp