1 PHƯƠNG LẤY CHỒNG - Chu Vương Miện

Thứ Hai, 30 Tháng Bảy 20186:02 SA(Xem: 5655)
1 PHƯƠNG LẤY CHỒNG - Chu Vương Miện

Cao-The-Dung
1 PHƯƠNG LẤY CHỒNG

Chu Vương Miện

-

kính gửi đến anh hồn Anh Cao Thế Dung.

*

Tôi nhập ngũ khóa 4 Hạ Sĩ Quan Trừ Bị vào tháng 10 năm 1962 , ra trường ở Vũng Tàu thuộc nha sở Truyền Tin , tháng 4 về đơn vị Đại Đội 23 Truyền Tin thuộc Sư Đòan 23 trú đóng tại Buôn Ky , Ban Mê Thuột , được chừng 4 tháng thi đơn vị cử tôi theo học một lớp Thái Cực Đạo 9 tháng ở Trường Vũ Thuật Quân Sự [ cùng ở chung với Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức , giữa năm 1964 tôi học xong về lại đơn vị thì nhận được sách và thư của anh Thế Phong viềt dăm chữ : " Thằng Dung đã ra tù , và về Ban Mê Thuột dậy học ở Trường La San, vậy mày liên lạc với thằng Dung , dù sao đi nữa ở cái xứ Bụi Mù Trời mà có bạn cũng là quí ".

Sau đó tôi kiếm lên tận đồi mà Trường La San toạ lạc xa thành phố chừng 2 km , hôm đó là thứ bẩy , trường không có ai ? tuy nhiên vào giờ phút chót gặp được một vị sư huynh đi xe máy vào trường , và được biết giáo sư Cao Thế Dung có dậy một lớp luyện thi { không rõ là thi gì ? ] ở địa chỉ .....

thế là tối hôm sau , tôi tới tìm anh , anh hẹn là cứ đi đâu thì đi , chừng đúng 8 giờ thì tới tìm anh . vì anh dậy từ 6 giờ chiều đến 8 giờ tối .

*

Chúng tôi dùng quán La Sourie de Blanch " quán con chuột bạch " là địa điểm gặp mặt, quán này của ngừời Pháp nhưng thuộc vào loại Auberge " quán cóc " bình dân rẻ tiền , để các cai đồn điền và chủ đồn điền gốc Pháp tới lui , quán rất thô sơ , chỉ có chừng 4 bàn ghế thấp , vài chiếc ghế cao nơi bàn rượu , không thấy ăn uống linh đình bao giờ , chỉ tòan là cà phê cassiques và nước chanh , bánh mì pa tê thịt nguội , khi khách kêu thì người phục vụ chỉ mang ra một lần  , và kèm theo chai nước lanh . đã lạnh sẵn , không thấy chủ quán bao giờ , chỉ thấy một madame chưng 40 tuổi , làm đủ thứ , quán rất vắng người , thỉnh thoảng một ông Tây đội nón cối

phóng xe mô tô tới , kêu một ly nước  hay ăn một cái bánh mì thịt rồi hút mộ điếu thuốc Bastos xanh ,

rồi vội vã đi ngay , muốn ngôi trong quán cũng được

mà ngồi ngoài quán trên những hàng cây chặt xếp lộn xộn ở ngoài bãi đất trống cũng được, gía cả nơi đât rất rẻ , khách thưởng trực là Tôi anh Dung và Ngô Đình Vận " Phóng Viên Tiền Tuyến hiện đang lam việc ở phòng 3 Sư Đoàn ," các bằng hữu đôi khi vãng lai là Họa sĩ Huy Từơng " Nha Thượng Vụ lên vẽ " hoặc các anh bạn thuộc Nha Tâm Lý Chiến lên công tác theo chiên dịch , nào Đặng Văn Thiện , nào Nguyễn Văn Cầu , nào Tú Gầy Đặng Xuân Kim, nào Nguyễn Văn Vũ .....

*

Tôi hỏi :" - Vậy anh bị tù vào trường hơp nào ?

anh Dung ôn tồn trả lời :"

- Mình là người của bác sĩ Trần Kim Tuyến, nhân viên mật vụ công nhật thứ xoàng xoàng , đầu năm 1962 thì ông Ngô Đình Nhu và Bác sĩ Trần Kim Tuyến

chống lẫn nhau , phe của ông Tuyến đa số bị bắt hết , ngoài Trung thi bị nhốt giam ở bên đồn Măng Cá Nhỏ , còn trong Nam thi tập trung giam ở khám Chí Hòa, mình ở cả 2 nơi ,mỗi nơi 6 tháng ?

- Thế trường hợp nào anh được thả ?

- Nếu bình thường thì sau cách mạng 11-11-1963 mới được thả ? nhưng có cái mẹo vặt nên được thả sớm trước  năm, cuối năm 1962 .

anh uống xong nửa ly cà phê rồi nói tiếp :

-Khi bị giam ở Khám Chí Hòa thì anh Thế Phong vào thăm , mình bèn đề nghị với anh Thế Phong là in ấn dùm cho mình một tác phẩm biên khảo dầy chung 60 trang ,  đã viết sẵn  chỉ cần bổ túc 1 người nữa là xong  nhan đề cuốn sách là " 11 thi nhân tự do" quay roneo chừng 25 cuốn là đủ , điều duy nhất là phải gửi cho bằng được nhà thơ Đoàn Thêm" lúc đó làm Đổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống , quyền hành được ngang hàng với một Bộ Trưởng không Bộ nào " .

Tôi hỏi lại :" Nhà thơ Đoàn Thêm là một nhà Hành Chánh cấp cao , có in hai tập thơ là Hòa Âm và Nhạc Dế ,do nhà in Phạm Quang Khai là nhà in Lớn nhất miền Nam và hiện đại nhất , sách in ấn rất tuyệt mỹ ? nhưng thơ cụ Đoàn Thêm có ra cái gì đâu ?

-Mấu chốt vấn đề là ở chỗ ấy , nếu cụ Đoàn Thêm mà làm thơ hay , thì Cao Thế Dung " hay Cao Đan Hoàn Tán  " cứ tiếp tục ngồi trong khám Chí Hòa mà làm văn nghệ hôm nay ? văn nghê hôm qua , chẳng qua là cụ làm thơ dổm quá , không có ai đọc cụ , không ai cầm bút khen cụ ,thơ  cho không cũng không ai thèm cầm , thèm đọc . ngày xửa ngày xưa người ta làm thơ Con Cóc , đến phiên cụ bây giờ làm thơ con Dế , chính ra chỉ có 10 thi nhân Tự Do mà thôi " từ Đinh Hùng , Vũ Hoàng Chương , Thanh Tâm Tuyền , Tô Thùy Yên ...... thêm cụ Đoàn Thêm vào là đủ 11 vị ,không khen và cũng không chê " . sau đó thi cụ phôn cho anh Thế Phong và được biết hiện bây giờ nhà biên khảo Cao Đan Hồ tức Cao Thế Dung đang an tọa trong Khám Chí Hòa , thế là sáng sớm ngày hôm sau , Cao Thế Dung ung dung ra khỏi khám Chí Hòa " sau này thì vỡ lẽ nhờ cụ Đoàn Thêm thi sĩ Con Dế can thiệp.

Chu Vương Miện ( HNPD )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20171:35 SA
Tìm hiểu văn hóa của một đất nước không thể không nghiên cứu đến những tác phẩm hội họa, Nguyễn Gia Trí là một trong những tên tuổi hàng đầu của hội họa Việt Nam hiện đại
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20178:01 SA
Quần thể rộng 34 ha hiện là nơi ở của khoảng 12.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Pháp và từ 140 nước trên thế giới, trong đó có khoảng 43 sinh viên Việt Nam theo thống kê năm 2013.
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Cho dù có được phối theo điệu gì đi chăng nữa, bài hát Take Me Home Country Roads vẫn là một ca khúc cực kỳ tiêu biểu của dòng nhạc đồng quê
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20174:15 SA
Lời cuối của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước Tòa phúc thẩm 30/11/2017 là câu mở đầu bài thơ của nhà thơ Cộng sản Pháp Louis Aragon trong kháng chiến chống phát xít Đức. “Mẹ Nấm” đầy bản lĩnh và văn hóa
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Khi nhắc đến cái tên The Gypsy Queens, hẳn chắc các bạn sẽ nghĩ tới ngay một ban nhạc giống như nhóm Gipsy Kings, với điểm khác biệt là nhóm này chỉ bao gồm các nữ thành viên
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20171:30 SA
Trịnh Y Thư : « Chuyện ngõ nghèo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không chỉ đơn thuần là cuốn tiểu thuyết miêu tả cảnh nghèo khó, cùng bĩ của một gia đình trí thức Hà Nội vào đầu thập niên 80
Chủ Nhật, 03 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Khi bắt tay vào sưu tầm, ghi chép Nam phong giải trào (Thơ dân gian của người Nam theo kiểu Kinh thi) và Nam phong nữ ngạn thi (Ngạn ngữ bằng thơ về phụ nữ nước Nam), Trần Danh Án (Liễu Am
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Trong tác phẩm "Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn" đăng trên Nguyệt san Việt Nam của tác giả Hải Triều (nhà văn quân đội VNCH) có đăng 02 bài thơ này
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20174:17 SA
Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Cách mạng Dân chủ 1956 của Hungary - được coi là cuộc cách mạng tinh khôi nhất và trong trắng nhất trong lịch sử của những biến cố bạo lực, những cuộc chiến tranh thế kỷ XX - đ