NHỮNG CON CHUỘT KHÔN NGOAN

Thứ Năm, 06 Tháng Hai 20206:01 SA(Xem: 5051)
NHỮNG CON CHUỘT KHÔN NGOAN
Nguyễn Khắc Phê Vợ chồng Bửu-Hoàng cùng làm trong toà báo ở đường Nghiêm Văn Chỉnh. Tác giả ở Huế nên xin nói ngay rằng Bửu là tên chồng, Hoàng là tên vợ, chứ không dám bàn chuyện liên quan đến Huế và các “mệ” Tôn Thất (những “Bửu”, “Vĩnh”…) mặc dù chuyện “các mệ” ngày xưa ở đất Cố Đô cũng vui đáo để. Tên đôi vợ chồng này có người còn gọi là “Bảo-Hoàng”, do câu nói cũng khá quen thuộc: “Thằng cha ấy bảo hoàng hơn vua!”
hihoachuotvabinh1
Thực ra, Bửu không muốn vợ ở cùng cơ quan. Có cả chục lý do. Lâu nay, dân gian nói về sự “trong sạch” của nơi này nơi kia bằng một câu hay đáo để: “Thưa các đồng chí… chưa bị lộ!” Để vợ kè kè 8/8 giờ trong ngày, “đồng chí chồng” lỡ có “vui vẻ” với ai hay hát ca-ô-kê “mỏi tay” là lộ ngay. Rồi lúc bình bầu, không khéo mang tiếng thiên vị. Mà vợ chồng 24/24 giờ bên nhau thì còn biết chi là nhớ nhung, nếu không nói là dễ bị nhàm chán… Nhưng “bà Hoàng” không vừa, liệt kê cả trăm nguyên cớ để quyết xin làm cùng đơn vị; nào là xăng nhớt lên giá như thế, vợ chồng đi chung một xe giảm 50 % chi phí đi lại; rồi đến kỳ lĩnh lương, chàng khỏi lo ai hỏi vay mượn hay rủ đi nhậu vân vân và vân vân.

“Lệnh ông không bằng cồng bà”. Cũng nhờ thế mà mới đây bà đã cứu cho ông một bàn thua trông thấy. Nguyên do là ông phát hiện vụ tiêu cực lớn ở cơ quan có tên là “KNB” (có người đọc là “Kín Như Bưng”, cũng có kẻ lại “dịch” thành “Không Nên Biết”!). Hoàng thức thâu đêm viết một bài nẩy lửa, chỉ trích thẳng vị đứng đầu cơ quan lâu nay không ai dám đụng đến vì ông ta còn có “chân” trong mấy tổ chức rất có uy tín. Nhưng Đảng đã nhiều lần tuyên bố là trong cuộc chiến chống tham nhũng không có vùng cấm, không bênh che bất kỳ ai, bất kỳ cương vị nào. Vừa mở mắt, nhà báo ta nhảy sang bàn vi tính để đọc lại bài báo trước khi mang nộp cho Tổng Biên tập. Nếu “Báo nhà” sợ không đăng thì “phóng” ngay cho báo khác. Không ngờ, bài báo in ra đã không cánh mà bay. Thì ra bà Hoàng đã trộm phép duyệt trước cụ Tổng. Tay đập đập lên bài báo, bà bước vội từ bếp sang, giọng nhỏ mà riết róng:

- Chết chết! Anh viết thế này thì coi chừng mất việc!

- Ai cũng sợ, cũng tránh né thì…

- Em xin anh! Anh không nhớ hôm “sếp” gì nhỉ - em quên tên - đến giảng cho các toà báo đã căn dặn là “đánh chuột nhưng cẩn thận đừng đập vỡ lọ hoa” à? Anh ngây thơ lắm!

Quả nhiên, không một tờ báo nào dám đăng bài báo ấy. Thế là “con chuột” ấy thoát nạn, vẫn nghiễm nhiên ngồi ghế cao, hưởng lộc lớn. Xin nhớ là không ai cấm đoán đâu nhé. Chỉ vì phải giữ cho “lọ hoa” không vỡ! Nghe nói “ông lớn” đó mấy năm sau “hạ cánh an toàn” ôm một đống của chìm của nổi không biết đến đời nào mới ăn hết. Vì là “đồng chí chưa bị lộ” nên hình như còn được thưởng huân huy chương gì đó nữa!

***

Nhà Bửu-Hoàng có con chuột rất khôn, ngày rằm, mồng một hay khi có cúng giỗ, chuyên mò lên bàn thờ xơi trộm bánh trái. Có khi bắt quả tang mà đành chịu. Dám vung gậy hay ném dép lên bàn thờ à? Không chỉ có mấy lọ hoa, mà có cả tượng Phật, nên chẳng dám đặt bẫy.

Thế rồi một đêm, chuột ta đói quá, lại tưởng được chủ nuông chiều, mò đến tận giường kiếm ăn. Chỗ ngủ vẫn thường có mùi này vị kia mà. Đang ngon giấc, bà chủ cảm thấy nhột nhột nơi bàn chân, vội bật đèn. Chuột ta hoảng quá, lại quen núp dựa các lọ hoa, thấy đôi bắp chân bà chủ trắng tròn chẳng khác chi lọ hoa liền chui tọt vào. Tức thì bà rú lên:

- Ôi! Cứu…cứu em với!

- Ờ… Em mơ thấy gì thế?

Nhà báo ta thức khuya, mắt nhắm mắt mở lè nhè hỏi. Lập tức, mấy ngón tay đỏ chót của vợ liền túm ngực áo chồng, rồi tiếng chân dẫy, tiếng kêu rên:

- Trời! Mau! Mơ mộng gì. Con rắn hay chuột đây này…

- Đâu? Đâu nào?... Mà chuột thì chịu thôi. Đánh nó khéo làm vỡ lọ hoa…

Không phải chàng mỉa mai. Chàng đã nhập tâm lời dặn dò ấy. Thấy chàng nhẩn nha, nàng vừa dẫy đành đạch, vừa đưa tay vỗ bồm bộm vào chỗ kín để ngăn chuột chui vào đó; cũng vì sợ đập vào bắp chân lỡ trúng chuột nó cắn cho, mang bệnh dịch hạch thì toi đời.

- Mau mau! Nó chui vào đây này. Ai cắt mất tay rồi à? Sao lúc khác chưa gì đã xông pha tận hang cùng ngõ hẽm, nay thì …

- Thì vì sợ vỡ lọ hoa trời đất ạ!

Muốn biết chuột ta có chạy thoát không và màn kịch tiếp diễn ra sao, cũng như bọn “chuột” có lợi dụng các “lọ hoa” và bàn thờ để kiếm ăn nữa không, xin…mời cùng tác giả tưởng tượng sẽ phong phú và thú vị hơn nhiều!

http://trannhuong.net/tin-tuc-54628/nhung-con-chuot-khon-ngoan.vhtm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20186:08 SA
Trên bước đường lưu đày của những người tù chính trị Miền Nam đầy máu và mồ hôi trên chính quê hương của mình,
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 201810:00 CH
Khi số báo đến tay, các bạn đang ở trong những ngày cuối cùng của năm 2017 để bước sang năm mới trong niềm hy vọng về một năm mới tốt lành hơn cho mỗi cá nhân, gia đình,
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20187:00 CH
Vốn là người miền Trung, lúc tuổi còn ấu thơ mãi vui đùa với bạn bè trong xóm nên khi bắt đầu vào bậc trung học đệ nhất cấp tôi mới lưu ý đến thành phố Sài Gòn,
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 201810:00 SA
Gõ một mạch, viết đến đâu nước mắt lăn dài đến đó. Xót ông bà ngoại, thương phận mẹ, và tủi cho kiếp mình. Tôi viết để tự nhắc nhở mình phải nhớ lấy lời mẹ dạy
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 20184:45 CH
(HNPD)Ai ngờ tờ báo Anh Ngữ có tên ASIA này là cơ quan truyền thông cuả Cộng Đồng dân Á Châu tại thành phố biển êm đẹp, hiền hoà San Diego cuả tôi.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 201810:14 SA
(HNPD) Chúng tôi ba đứa đồng tuế ở lứa tuổi 28 năm 1963, độc thân vui tính, cùng phục vụ tại Trung Đoàn 33 Bộ Binh, thân quý nhau như ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mousquetaires).
Thứ Tư, 27 Tháng Mười Hai 20179:13 SA
(HNPD) Sang định cư ở Mỹ, tại San Diego, Nam California theo diện H.O. 10, năm 1992, gia đình tôi khá đông người, đi được gần hết, chỉ trừ người con trai lớn có gia đình, phải ở lại Việt Nam, đợi gia đình bảo lãnh khi đủ điều kiện.
Thứ Hai, 25 Tháng Mười Hai 20179:00 CH
Charles Jenkins, binh sĩ Mỹ trốn sang Triều Tiên, đã qua đời tại quê vợ ở Nhật Bản vì bệnh tim hôm 11-12, ở tuổi 77.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 201711:00 SA
Tháng Chín 1954, ngôi nhà rộng lớn của nội trở nên trống vắng. Chị vú về quê trên làng Lộc Đại, khách khứa không còn lai vãng, và vườn rau bỏ phế không ai chăm sóc. Cậu Há và thầy Trình đã đưa gia đình di cư vào Nam
Thứ Tư, 20 Tháng Mười Hai 201712:10 SA
(HNPD) Bây giờ hồi tưởng lại, 42 năm viễn xứ, của người Việt tha hương tỵ nạn cộng sản qua mốc thời gian xa xưa, từ năm 1975. Và cá nhân tôi lại xa Sài Gòn lần thứ 3 từ năm 1993 đến nay (2017),...