Trang Lá Cải Ngày 28 - 01 -2019: Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý

Thứ Hai, 28 Tháng Giêng 20195:30 SA(Xem: 12256)
Trang Lá Cải Ngày 28 - 01 -2019: Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý
***********
news.zing.vn

Cô gái 20 tuổi bị đâm chết lúc rạng sáng

Việt Tường

Có quan hệ tình cảm với người phụ nữ 20 tuổi nhưng không được sống chung với nhau nên Bình đã ra tay sát hại chị Trâm.

Ngày 28/1, Công an tỉnh Cà Mau tạm giữ hình sự Trịnh Thanh Bình (18 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi) về hành vi Giết người.

Co gai 20 tuoi bi dam chet luc rang sang hinh anh 1
Bình tại cơ quan công an. Ảnh: Nhật Tân.

Theo cơ quan chức năng, Bình với chị Trâm (tên đã thay đổi, 20 tuổi) ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn có quan hệ tình cảm nhưng hai người không sống được bên nhau vì chị Trâm đã lấy chồng. Rạng sáng cùng ngày, Bình mang dao đến nhà chị Trâm rồi gọi cửa.

Khi Trâm vừa mở cửa thì Bình nói "nếu chết thì anh với em cùng chết chung". Nói xong, nam thanh niên dùng dao đâm chị Trâm tử vong.

Người chồng nghe tiếng vợ kêu cứu nên chạy ra cũng bị Bình đâm vào tay. Sau nhiều giờ bỏ trốn, Bình bị công an bắt giữ.

Co gai 20 tuoi bi dam chet luc rang sang hinh anh 2
Thị trấn Năm Căn (khoanh đỏ). Ảnh: Google Maps.

Việt Tường


**************

Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý

image

Trước hết khoan vội vã nghĩ về nghĩa bóng với ý xấu nào đó trong tựa đề bài viết của tôi. Những từ ngữ trong tựa đề có vẻ giật gân nhưng tôi chỉ muốn nói tới ngữ nghĩa đen đích thực của nó.

Tình...

Lên đường về Việt Nam (VN), trong hành trang của mình, Khánh Ly mang nặng chữ tình theo nghĩa rộng. Tình yêu quê hương; tình cảm với một quá khứ sống động thời tuổi trẻ ở miền Nam; tình yêu âm nhạc, nghệ thuật; tình cảm dành cho quần chúng hâm mộ trong nước; tình bằng hữu, đồng nghiệp; và những băn khoăn trước thái độ không mấy hài lòng của một bộ phận trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản (CS), mà Kánh Ly là một thành viên không thể tách rời.

image

Chiều 1/5/2014, "Cà Tiên Lý Khanh" mang theo đóa hoa "vàng khè" đến thăm người bạn cộng sản_TCS

Tôi chưa bao giờ có cái nhìn khắt khe với bất kỳ ai từ nước ngoài về thăm VN. Là người Việt ly hương, mong được trở về quê nhà, dù dưới bất kỳ lý do nào, làm ăn hay thăm thân, tôi đều cho là nguyện vọng chính đáng. Điều cần đánh giá là thái độ và việc làm của họ trong thời gian ở VN, cách ứng xử với nhà cầm quyền của chế độ CSVN, một chế độ mà họ đã tự nguyện trốn chạy, muốn đoạn tuyệt, dù đã phải đối diện với nhiều hiểm nguy, mất mát, thậm chí cả mạng sống.

image

Tôi cũng giữ quan điểm đúng mức, trung dung trong việc các ca sĩ từ nước ngoài về VN biểu diễn hay từ trong nước qua Mỹ, như là chuyện bình thường. Tôi đã chứng kiến người Việt ở Mỹ vui vẻ chào đón các ca sĩ từ miền Bắc qua như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam, Thu Hà, Thu Phương, v.v... Một số người cưới vợ, lấy chồng, sống hoà hợp và bình đẳng trong cộng đồng. Những trường hợp bị chống đối dường như rất ít và thường có lý do chính đáng, như Đàm Vĩnh Hưng, hay Hồng Vân. Chỉ khi thật sự đặt mình vào hoàn cảnh của những người căm ghét chế độ CS vì chế độ này đã gây ra bao nhiêu tai ương, tội ác cho họ và thân nhân, hiện vẫn đang tiếp tục chà đạp công lý và quyền tự do ở trong nước, thì mới có thể thông cảm và chia sẻ cho sự chống đối này. 

image

Khánh Ly không phải là người đầu tiên trong giới ca nhạc hải ngoại về VN và chắc chắn không phải là người cuối cùng. Trước Khánh Ly đã có Elvis Phương, Hương Lan, Chế Linh, Tuấn Ngọc, v.v... cũng là những ca sĩ đã được nhìn nhận ở đỉnh cao trong làng ca nhạc VN ở nước ngoài.

Khánh Ly thường nói "VN luôn nằm trong trái tim", chân thật và giản dị như với bao người VN khác sống xa đất nước. Trong thâm tâm, tôi mong muốn Khánh Ly bình yên, thanh thản về nước, thực hiện nguyện vọng chờ đợi từ rất lâu của mình và mang tiếng hát về VN cho những người hâm mộ.

Khi nói đến dòng tân nhạc miền Nam trước năm 1975 và của người Việt hải ngoại sau năm 1975, ca sĩ Khanh Lý phải là một trong những người nằm ở vị trí hàng đầu, có thể xem là ca sĩ số một, thể hiện xuất sắc nhất, có hồn nhất các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

image

Khánh Ly không chỉ nổi tiếng với người miền Nam trước và sau năm 1975, mà tên tuổi và giọng ca của Khánh Ly đã vượt không gian, thời gian đến với hàng triệu người miền Bắc yêu thích các ca khúc trữ tình, những "bài hát da vàng" của dòng nhạc Trịnh.

Bỏ qua mọi định kiến, yêu, ghét, khó ai phủ nhận được Trịnh Công Sơn là khuôn mặt tài năng nổi bật trong di sản âm nhạc hiện đại của Việt Nam. Nếu toàn bộ tác phẩm của ông là đứa con nghệ thuật, thì Khánh Ly, có thể nói, do duyên phận và định mệnh, là một nửa cơ thể của đứa con tinh thần và nghệ thuật đó.

Hạnh phúc nhất của người nghệ sĩ chính là lòng mến mộ và quý trọng của đông đảo công chúng. Tôi không nhìn qua lăng kính chính trị hẹp hòi để đồng nghĩa chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại VN với cách suy diễn dễ dãi, thiếu thiện chí như là sự phục vụ, hát cho chế độ CS nghe. Trong hoàn cảnh nào người nghệ sĩ cũng hạnh phúc khi thấy tiếng hát của mình có ý nghĩa cho cuộc sống, tài năng nghệ thuật có cơ hội thể hiện, cống hiến cho những người ái mộ, dù chỉ là một số nào đó trong những hoàn cảnh nghiệt ngã.

Công chúng hôm nay đến với Khánh Ly dường như chắc chắn không phải đến với giọng ca của một nữ ca sĩ đã ở tuổi 67. Họ đến với Khánh Ly trong con người bằng da bằng thịt, trong hình ảnh của huyền thoại "Nữ hoàng chân đất", "Nữ hoàng sân cỏ" với chất giọng trời cho "không giống ai", "giọng ca thật như nói", truyền cảm đặc sắc tâm tư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những nhạc phẩm của ông.

image

Tôi tin rằng, từ Sài Gòn, Đà Nẵng, tới Hà Nội, bằng những lời ngợi khen công khai của số ít, hoặc bằng suy nghĩ của số đông thầm lặng, nhưng với tất cả công chúng, Khánh Ly là đứa con của miền Nam, là biểu tượng của một nền văn hoá và âm nhạc tự do của Việt Nam Cộng Hoà, mà nếu không có nó, sẽ đồng nghĩa với không có nghệ sĩ Khánh Ly nổi tiếng hôm nay. Nó cũng tương tự như hình ảnh của Phó thủ tướng Đức Philipp Rösler. Nếu không được trưởng thành và hưởng một nền giáo dục tốt đẹp của nước Đức dân chủ tự do, trong chế độ CSVN một cậu bé mồ côi sẽ khó vượt qua được thân phận của "con sãi ở chùa lại quét lá đa".

Một hình ảnh đẹp và tự hào như thế của Việt Nam Cộng Hoà, trước công chúng, ngay trong lòng chế độ CS, giữa Hà Nội và Sài Gòn, há chằng phải là tuyệt vời sao!

Nếu không về lúc này, khi còn có thể hát, nguyện vọng của Khánh Ly trở lại hát trên quê nhà sẽ thui chột tỷ lệ nghịch với sự tăng lên của tuổi tác, là điều đáng tiếc cho cuộc đời của một nghệ sĩ tài hoa. Ca sĩ Thanh Tuyền cũng đã nói: “Khánh Ly đã 67 tuổi rồi. Cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương mình. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”- (Giaoducnet.vn).

Tiền...

image

Có người vội vã nhận định về chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại Việt Nam: "Money first!".

Tôi được biết, tour diễn của Khánh Ly sẽ được công ty Đồng Dao trả tiền cát-xê rất cao. Ngoài bao ăn ở đi lại, mỗi show của Khánh Ly được trả 20 ngàn đôla. Cho cả tour diễn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Khánh Ly sẽ thu được từ 100 ngàn tới 200 ngàn đôla, phụ thuộc vào số lượng show lớn nhỏ có thể thực hiện. Với mặt bằng cát-xê chung hiện nay, Khánh Ly nằm mơ không có được một số tiền lớn như thế ở Mỹ trên sàn diễn. Nó không chỉ hấp dẫn mạnh mẽ với Khánh Ly, một người không phải thuộc giới giàu có, mà với tất cả.

Khi đồng ý chi một số tiền lớn như trên, công ty Đồng Dao, nhà tổ chức, hẳn đã phải tính toán rất kỹ thành quả từ show diễn của Khánh Ly, ý thức rất rõ ca sĩ Khánh Ly sẽ cuốn hút số lượng người xem như thế nào. Số tiền lớn này có sức mạnh cám dỗ là đương nhiên. Có ai không thích tiền? Nhưng Khánh Ly hoàn toàn xứng đáng nhận nó, vì nó là thành quả lao động nghệ thuật mà Khánh Ly đã phải làm việc miệt mài và tích luỹ trong suốt 50 năm qua.

Cho nên, nếu nói "Money first!". Câu trả lời là: "Thì đã sao, why not!". Đồng tiền kiếm được bằng lao động lương thiện và minh bạch, thì có gì phải lăn tăn!

Nghịch lý...

image

Nhưng tất cả xem ra không đơn giản trong hỗn mang của các nghịch lý.

Trước hết phải nhìn nhận Khánh Ly là "persona non grata" của chế độ CSVN.

Khánh Ly đã hai lần bỏ chạy khỏi chế độ CS, lần đầu lúc còn bé theo gia đình vào Nam năm 1954, khi CSVN cai trị ở miền Bắc, và lần thứ hai di tản qua Mỹ, năm 1975, sau khi Sài Gòn bị thất thủ và CSVN cai trị trên cả nước.

Tâm trạng của Khánh Ly trong hai lần chạy trốn chế độ CS có thể mô tả qua nhạc phẩm "Xin đời một nụ cười" của nhạc sĩ Nam Lộc:

"Tôi bước đi

Vì không muốn làm kẻ tội đồ,

Vì tôi muốn lại kiếp con người

Muốn cuộc đời có những nụ cười

Tự Do ơi, Tự Do, em đổi bằng thân xác 

Vì hai chữ Tự Do ta mang đời lưu vong"...

Trong thời gian sống ở Mỹ, Khánh Ly đã tham gia rất nhiều chương trình văn nghệ chống cộng của hội đoàn người Việt. Với những nhạc phẩm "Đêm Việt Nam" của Hà Thúc Sinh, "Ai trở về xứ Việt" của Phan Văn Hưng, "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển"của Châu Đình An, "Hát trên những xác người" của Trịnh công Sơn, v.v... Khánh Ly không làm nhà cầm quyền căm ghét mới là lạ.

image

Khánh Ly cũng đã từng tuyên bố "Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi”, theo tờ "Giaoducnet.vn" ngày 7/8/2012 trong bài "Sự tráo trở của Khánh Ly".

Lời tuyên bố của Khánh Ly rồi cũng nhạt nhoà theo những đổi thay và các biến động của thời gian. Khánh Ly đã về VN hai lần trong năm 1996 và 2000, về chơi thăm thú, chứ không phải về biểu diễn. Nhưng Khánh Ly duờng như bị "cấm cung" tại Đệ Nhất Khách Sạn, quận Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất, đi lại bị an ninh theo dõi, kiểm soát ngặt nghèo.

Cuối năm 1994, nhân chuyến lưu diễn Âu châu của các ca sĩ hải ngoại, trong đó Khánh Ly là nhân vật trung tâm, những bạn hữu tổ chức ở Đức đã phối hợp với chúng tôi ở Ba Lan, lần đầu tiên mời đoàn qua Ba Lan. Đại sứ quán CSVN tại Ba Lan lúc ấy đã ra chỉ thị cấm nghiên cứu sinh, đảng viên đi xem. Chúng tôi thuê Cung Văn hoá làm nơi biểu diễn, nằm ở trung tâm thủ đô Warsaw, thời cộng sản là nơi tổ chức các đại hội đảng hoặc hội nghị nhà nước. Cung Văn hoá chứa được khoảng ba nghìn chỗ ngồi hôm ấy kín hết. Bất chấp lệnh cấm của toà đại sứ quán CSVN, tôi nhìn thấy một số nghiên cứu sinh quen biết ngồi trong đám đông. Còn cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã dành cho các ca sĩ hải ngoại sự chào đón nồng ấm lạ thường. Khánh Ly nói chưa bao giờ được hát trên một sân khấu sang trọng như thế. Khánh Ly bị khán thính giả cuồng nhiệt "hành hạ" hát theo yêu cầu liên tiếp và tặng không biết cơ man nào là hoa, đến mức ba quầy bán hoa tại chỗ hết sạch, chúng tôi đã phải chạy ra ngoài tìm nguồn cung cấp thêm.

image

Sự kiện này cho thấy nhà cầm quyền CSVN không ưa thích Khánh Ly không chỉ trong nước mà còn vượt ra cả ngoài biên giới VN. Nhưng bên cạnh đó cho thấy dân miền Bắc cũng rất ái mộ ca sĩ này, bỏ qua mọi khác biệt về môi trường sống và nhãn quan chính trị.

Sự chuẩn bị cho cuộc hành trình về VN lần này chẳng mấy dễ dàng. Nguyện vọng của Khánh Ly về VN biểu diễn được nói đến gần hai năm nay. Lẽ ra nếu "cơm lành canh ngọt", Khánh Ly đã có thể về cùng chuyến với ca sĩ Chế Linh hồi cuối năm 2011, nhưng Khánh Ly chưa được nhà cầm quyền chấp thuận.

image

Trong số những người có công vận động nhà cầm quyền cấp giấy phép biểu diễn tại VN cho Khánh Ly, trước hết phải kể đến Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên. Ở đây cũng nói thêm, ông Khế là người được em gái của Trịnh Công Sơn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, trao lại bản quyền của các tác phẩm nổi tiếng của anh trai mình, trả ơn ông Khế đã cứu chồng thoát án tử hình trong một vụ án. Trong chuyến lưu diễn của Khánh Ly, Nguyễn Công Khế sẽ được công ty Đồng Dao trả một số tiền bản quyền không nhỏ. Tất nhiên để lobby cho Khánh Ly, ông Khế không chỉ múa may bằng tay và nước miếng với các quan chức CS có thẩm quyền. Thế là ơn nghĩa sòng phẳng, có đi có lại, trong sự ràng buộc của cả cuộc chơi.

Với những nghịch lý nêu trên, từ việc nhà cầm quyền CSVN đồng ý cho Khánh Ly về VN biểu diễn, xuất hiện nhiều giả thiết, những ý kiến ủng hộ, chống đối cũng là hiển nhiên.

Giống như các trường hợp của Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, những người đã làm cho rất nhiều người trong cộng đồng tị nạn CS trên thế giới thất vọng, sự có mặt của nghệ sĩ Khánh Ly trên sân khấu tại Việt Nam, mặc nhiên nằm trong mong muốn của nhà cầm quyền CSVN cho chính sách tuyên truyền "đoàn kết dân tộc", "cởi mở" và nghị quyết 36 lừa mị và dối trá.

image

Khánh Ly về nước đúng vào thời điểm nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng bàn tay sắt bóp nghẹt dã man nhất quyền tự do tư tưởng và bày tỏ chính kiến ôn hoà, bằng bản án 39 năm tù và quản chế cho ba bloggers Điều Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, trong ngày 24/9 vừa qua. Một đồng nghiệp miền Nam của Khánh Ly, nhạc sĩ Việt Khang, đang ngồi tù chỉ vì viết những khúc ca yêu nước, chống bành trướng xâm lược Trung Quốc và lên án sự đàn áp tàn nhẫn, côn đồ của công an CSVN đối với những người tham gia biểu tình yêu nước. Hơn 150 ngàn chữ ký của cộng đồng người Việt gửi Tổng thống Barack Obama kêu gọi can thiệp trả tự do cho Việt Khang và các nhà tranh đấu dân chủ khác đang bị giam cầm, cũng như lời kêu gọi của chính ông và nhiều chính phủ các nước, của các tổ chức bảo vệ tự do báo chí, nhân quyền, đã chẳng mảy may động lòng trắc ẩn của những tên đao phủ CS Ba Đình.

Lời kết

Trong ngổn ngang của tình, tiền và những nghịch lý, về VN biểu diễn, ca sĩ Khánh Ly phải đối diện với bộ máy kiểm duyệt của chế độ, bên cạnh những mưu đồ, cạm bẫy khó lường khác, chắc chắn không bao giờ Khánh Ly có thể sống và thể hiện như một nghệ sĩ của tự do - nguồn cảm hứng quan trọng nhất của người nghệ sĩ. Tôi chia sẻ tâm tình của Khánh Ly rằng, "nhập gia tuỳ tục", vì chẳng thể nào khác, nhưng muốn hay không, mặc nhiên đây là sự thoả hiệp trên thế yếu, chấp nhận tinh thần tự do, khai phóng của nguời nghệ sĩ bị cầm tù!

image

Dù thế nào đi nữa, kể cả trên thế yếu, tôi mong rằng, Khánh Ly sẽ cố gắng giữ toàn vẹn hình ảnh của mình, hình ảnh cao đẹp của một biểu tượng văn hoá, nghệ thuật tự do của miền Nam, của Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia tuy không còn trên thực tế, nhưng đã tạo nên đứa con âm nhạc Khánh Ly. Rất nhiều người lính đã hy sinh xương máu cho sự tự do ấy, trong đó có người yêu của Khánh Ly. Nếu khác đi, một bên sẽ là sự hả hê của những kẻ đã thành công lợi dụng hình ảnh Khánh Ly cho mục đích tuyên truyền bịp bợm, một bên khác là hàng triệu con tim trong cộng đồng người Việt tị nạn CS trên thế giới, đau buồn vì vết thương sau 39 năm chưa lành bị khoét sâu thêm.

Là người của công chúng, Khánh Ly giờ đây không thể thay đổi quá khứ và rũ bỏ nó, càng không thể cho phép bản thân chỉ sống cho riêng mình!

Lucius Seneca, nhà hiền triết La Mã, nghệ sĩ hài đương thời, một tên tuổi lớn của văn học La Mã, đã nói: "Nhiều người quan tâm đến danh tiếng, nhưng ít người chú trọng tới lương tâm".

Hy vọng rằng Khánh Ly sẽ đứng vào số nhiều vế trước và cả số ít vế sau của câu danh ngôn.

Xin cho tôi được bỏ vào hành trang của Khánh Ly lời ca của nhạc phẩm "Ai trở về xứ Việt":

"Ai trở về xứ Việt

Ta gửi về theo một ít tự do

Tự do, tự do và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết

Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo"...

Được biết Khánh Ly là tay chơi phé có hạng ở California. Ván bài về VN kỳ này khó khăn và phức tạp hơn hai kỳ trước nhiều. Tôi hy vọng và tin rằng Khánh Ly không để hở bài và sẽ thắng.

Đừng ngộ nhận về bản chất độc ác, dối trá và cách cư xử tráo trở, bạc như vôi của chế độ CS và cũng đừng ảo tưởng về bất kỳ sự thay đổi bản chất nào của nó! Đừng để phạm sai lầm để rồi hối tiếc khi đã ở vào mùa Thu của cuộc đời, ca sĩ Khánh Ly ạ!

image

Cụ bà Khánh Ly

image

Lê Diễn Đức
http://baomai.blogspot.com/2014/05/khanh-ly-tinh-tien-va-nhung-nghich-ly.html
*************

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết

Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết, ngôi làng chuyên làm đèn lồng… là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới tuần qua.

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 1.

Một chú chó chờ xuất phát trong cuộc đua chó kéo Sedivackuv Long gần ngôi làng Destne v Orlicky Horach ở Cộng hòa Czech. Ảnh: AP

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 2.

Người dân ngồi bên ngoài nhà sau lũ lụt ở thành phố Makassar, Indonesia. Ảnh: Reuters

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 3.

Các công nhân nhập cư chờ được đổ xăng miễn phí tại trạm xăng Sinopec ở Long Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hàng nghìn công nhân nhập cư ở tỉnh Quảng Đông bắt đầu lái xe máy về quê ăn tết. Ảnh: VCG.

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 4.

Người bán trái cây chờ khách hàng tới mua dưới mưa tuyết ở ngoại ô Srinagar, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 5.

Các giáo viên đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình ở thành phố Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 6.

Một người đi bộ dưới mưa tuyết trong công viên Gorky ở thành phố Moscow, Nga. Ảnh: Sputnik

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 7.

Du khách thư giãn tại bể bơi trên khách sạn ở thành phố Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 8.

Người biểu tình ném trả lựu đạn hơi cay trong cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở thành phố Caracas, Venezuela. Ảnh: Reuters

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 9.

Mọi người tắm biển để giải nhiệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng tới 46 độ C ở Adelaide, Australia. Ảnh: AAP

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 10.

Hai cậu bé thích thú tắm biển lúc hoàng hôn ở thành phố Colombo, Sri Lanka. Ảnh: Reuters

7 ngày qua ảnh: Công nhân chờ đổ xăng miễn phí trên đường trở về quê ăn tết - Ảnh 11.

Công nhân làm đèn lồng khổng lồ bên ngoài một nhà máy tại ngôi làng Tuntou ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images


************

Lưu Hiểu Khánh gặp tai nạn nghiêm trọng nhưng câu nói ngay sau khi tỉnh dậy lại khiến nhiều người ngạc nhiên


Làng giải trí Hoa ngữ sở hữu rất nhiều nữ thần dù họ ở độ tuổi bao nhiêu. Ở độ tuổi của Lưu Hiểu Khánh, cô vẫn được xem là một trong những nữ thần của showbiz. Khi còn trẻ, nhan sắc của Lưu Hiểu Khánh nhận được rất nhiều lời ca tụng.

Ở tuổi 63, nhiều người nghi ngờ Lưu Hiểu Khánh phẫu thuật thẩm mỹ để kéo dài tuổi xuân. Đáp lại những ồn ào này, Lưu Hiểu Khánh lựa chọn im lặng.

Lưu Hiểu Khánh gặp tai nạn nghiêm trọng nhưng câu nói ngay sau khi tỉnh dậy lại khiến nhiều người ngạc nhiên - Ảnh 1.

Mới đây, Lưu Hiểu Khánh bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân chuyện bị tai nạn khi đập phải một cửa kính khiến khuôn mặt bị sưng vù và ngất đi khoảng 30 phút.

Sau khi tỉnh lại, Lưu Hiểu Khánh đã chia sẻ trên trang cá nhân rằng may mà mũi và khuôn mặt của cô là thật nên không bị ảnh hưởng gì.

Chia sẻ hài hước của Lưu Hiểu Khánh khiến khá nhiều người bất ngờ và nhanh chóng trở thành chủ đề gây xôn xao dư luận.

Lưu Hiểu Khánh gặp tai nạn nghiêm trọng nhưng câu nói ngay sau khi tỉnh dậy lại khiến nhiều người ngạc nhiên - Ảnh 2.

Thời gian trước đây, Lưu Hiểu Khánh luôn là chủ đề bàn tán với nhan sắc trẻ trung của mình. Nhiều ý kiến cho rằng "Võ Tắc Thiên" đã sử dụng các phương pháp thẩm mỹ để kéo dài tuổi xuân.

Có lẽ vì vậy nên Lưu Hiểu Khánh mới cố tình nhắc tới chuyện này vừa hoàn hảo thông báo về vụ tai nạn lại có thể chứng minh chuyện phẫu thuật thẩm mỹ.


***********

Vernier - Loex - Lignon: Thấy đẹp là chụp

P4270091

Đôi chim

P4270081

Lỗ để bỏ tiền ủng hộ cơ sở nuôi chim

P4270082

P4270083

Giá bán chim

P4270084

Dụng cụ trong cơ sở nuôi chim

P4270085

P4270086

P4270087

P4270088

P4270089

P4270090

P4270092

P4270093

P4270094

P4270095

Đề nghị không cho động vật ăn.

P4270096

Nhưng nếu có bánh cho chúng thì bỏ vào thùng dưới đây.

P4270097

P4270098

P4270099

P4270100

P4270101

P4270102

Đường ven sông Rhone

P4270103

P4270104

P4270105

P4270106

P4270107

P4270108

P4270109

P4270110

Cầu treo rất đẹp, chắc chắn cũng rất nặng vì nền là bê tông tấm lắp ráp rồi rải nhựa lên trên.

P4270111

P4270112

P4270113

P4270114

P4270115

P4270116

Đi cầu nhỏ sang điểm dân cư khác

P4270117

P4270118

P4270119

P4270120

http://toithichdoc.blogs
***********

Người có “cậu nhỏ” khủng nhất nguyện hiến tặng cho bảo tàng

Jonah Falcon, người được công nhận sở hữu “cậu nhỏ” dài nhất trên thế giới hiện nay, đã quyết định sẽ hiến tặng “của quý” trời ban làm hiện vật trưng bày trong bảo tàng sau khi chết.

cậu nhỏ, hiến tặng

Jonah Falcon, 43 tuổi, đến từ Manhatta, Mỹ vụt trở thành “sao” sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu “The World’s Largest Penis” của Kênh 4, truyền hình Anh cách đây vài năm. Anh được nhiều người biết đến nhờ sở hữu dương vật “khủng” nhất thế giới, với chiều dài khi “nghỉ ngơi” lên tới 22,86cm (gấp đôi con số thống kê trung bình đối với phái mạnh là 7,62 cm- 10,16cm) và lúc “hùng dũng” đạt 34,29cm.

Năm ngoái, tên tuổi của Falcon từng được hâm nóng trên báo chí sau khi “cậu nhỏ” quá cỡ gây ra một vụ náo loạn bi hài ở sân bay quốc tế San Francisco. Khi Falcon di chuyển qua khu vực an ninh hàng không ở sân bay, anh đã bị các nhân viên an ninh chặn lại để khám xét vì họ nghi ngờ anh đang giấu vũ khí trong quần.

Sau khi thực hiện hàng loạt biện pháp kiểm tra, kể cả rắc bột lên quần để thử phản ứng gây nổ, khám trực tiếp bằng tay, … nhà chức trách kết luận, họ đã nhầm lẫn do bộ phận sinh dục cỡ XL của Falcon. Sự việc khiến anh bị hoãn bay tới 2 tiếng đồng hồ.

Falcon đã từ chối nhiều lời mời đóng phim khiêu dâm, nhưng vừa nhận được một lời đề nghị khiến anh không thể khước từ. Bảo tàng Icelandic Phallological, thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Bảo tàng dương vật”, đã hứa hẹn sẽ tạo cho Falcon danh tiếng vĩnh cửu bằng cách cho trưng bày “vùng kín” của anh sau khi anh qua đời. Tất nhiên, Falcon đã chấp nhận lời mời này.

“Bảo tàng dương vật” được khánh thành ở Reykjavik, Iceland năm 1997 và hiện đang trưng bày hơn 300 mẫu dương vật và bộ phận dương vật từ hơn 93 động vật khác nhau, bao gồm 17 loại cá voi, 7 loại hải cẩu và hải mã, một loại gấu bắc cực và một loại khỉ đột. Các mẫu vật này có kích thước dao động từ 2mm (chuột hamster) tới 1,82m (cá voi).

Pall Arason, một hướng dẫn viên du lịch 95 tuổi, người Iceland đã trở thành người đầu tiên có “của quý” được trưng bày trong bảo tàng, sau khi ông qua đời năm 2011.

Tuấn Anh(theo Huffington Post)


****************************

Nhà lộn ngược độc đáo xây trong 6 tuần

Căn nhà ngược độc đáo này được xây dựng tại ngôi làng Affoldern, Đức trong vòng 6 tuần, với chi phí 277.000 USD.

Nhập mô tả cho ảnh
Ngôi nhà mang tên Crazy House (nhà điên) bởi hình dáng hết sức độc đáo. Sau 6 tuần xây dựng với chi phí 277.000 USD, căn nhà mới hoàn thành vào ngày 7/5. 
Nhập mô tả cho ảnh
Với vị trí thuận lợi nằm tại ngôi làng Affoldern, Đức, gần hồ Edersee, Crazy House đang thu hút rất nhiều khách du lịch tới thăm quan.
Nhập mô tả cho ảnh
Phòng khách đầy đủ tiện nghi.
Nhập mô tả cho ảnh
Phòng ngủ của căn nhà lộn ngược.
Nhập mô tả cho ảnh
Hai vị khách người Hà Lan chụp ảnh trọng phòng ngủ.
Nhập mô tả cho ảnh
Nhà vệ sinh rộng, được sơn màu trắng chủ đạo.
Nhập mô tả cho ảnh
Khách tham quan đi qua bàn ăn đầy đủ tiện nghi.

Theo BusinessInsider


*********

Nhà mẹ đẻ cách 20 km nhưng 5 năm tôi chưa được về ăn Tết

logoNhà mẹ đẻ chỉ cách nhà 20 km nhưng tôi tủi thân vì 5 năm chưa được về đón Tết nhà ngoại.

Tôi quê Thái Bình, làm nhân viên văn phòng. Năm 2014, tôi lấy chồng cách nhà 20 km. Chồng tôi công tác trong lĩnh vực môi trường.

Sau khi kết hôn, chúng tôi sống bên nhà chồng.

Bố tôi mất sớm, mẹ một mình vò võ nuôi con khôn lớn. Ngày trước, khi tốt nghiệp đại học, tôi từ chối mối nhân duyên ở xa, quyết tâm lấy chồng gần nhà, để tiện qua lại chăm sóc mẹ.

Chẳng ngờ, lập gia đình xong, quay cuồng với trách nhiệm làm dâu của mình mà 5 năm, tôi chưa bao giờ được về ăn Tết nhà ngoại.

Nhà mẹ đẻ cách 20 km nhưng 5 năm tôi chưa được về ăn Tết
Ảnh: Shutterstock.

Tết sắp đến, người ta sắm sửa quần áo, thăm viếng họ hàng còn trong đầu tôi lại trăm mối tơ vò.

Mỗi lần bà ngoại gọi điện nhắn: “Mùng 1 Tết cho cu Bảo sang ăn cơm với mẹ”, lòng tôi lại nghẹn ứ.

Ngày mới về làm dâu, tôi đã khóc thét khi mẹ chồng đưa danh sách dài dằng dặc những lễ giỗ, họp hành trong năm của dòng họ.

Theo lời bà, chồng tôi là con trưởng nên mọi việc trong gia đình, tôi phải đảm đương gánh vác.

Ác mộng nhất là Tết, tính từ 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết, gần như ngày nào nhà chồng tôi cũng có cơm cúng.

28 Tết là tổng kết cuối năm của dòng họ, 29 là giỗ bà nội chồng, 30 làm cơm cúng Tất niên. Mùng 1 cúng đầu năm ở nhà thờ tổ…, kéo dài đến mùng 6 âm hóa vàng.

Mẹ chồng tôi nổi tiếng cầu kỳ trong khoản cỗ bàn. Bà quan niệm, Tết là dịp để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và sự hiếu khách của gia đình với dòng họ, vì thế không thể làm qua loa được.

Ngày Tết mà sáng nào tôi cũng phải dậy từ 3 giờ sáng tất bật sửa soạn, nấu cỗ cho kịp giờ cúng.

Họ hàng kéo đến ăn uống xong xuôi, kéo nhau đi chúc Tết, để mình tôi ngập trong đống bát. Dọn dẹp tươm tất cũng tối mịt, chẳng đi được đến đâu.

Năm nay, sức khỏe mẹ tôi kém đi nhiều, vào viện cấp cứu liên tục. Tôi lại mang thai con thứ 2, khó đảm nhiệm được việc bếp núc.

Tôi xin phép bố mẹ chồng cho mình về bên ngoại đón Tết, đồng thời đề xuất việc cỗ bàn có thể huy động, nhờ các thím dâu đến hỗ trợ.

Ai ngờ, ông bà phản đối gay gắt. Mẹ chồng bảo, phận gái đi lấy chồng, phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhà chồng. Cả năm có mấy ngày Tết mà vắng mặt là bất kính, không trọn đạo làm dâu.

Tôi nhẹ nhàng phân tích, mang việc ông bà còn một con gái út. Sau này cô ấy đi lấy chồng, Tết không được về thăm ngoại, hai người mới thấm thía cảm giác của mẹ tôi bây giờ.

Mẹ chồng không thèm nghe, tức giận bỏ ra ngoài. Bình thường mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu vẫn tốt đẹp nhưng sau lần đó, bà ghét tôi ra mặt. 

Tôi tìm chồng trút bầu tâm sự, hi vọng anh khuyên bố mẹ giúp mình vài câu nhưng lúc này, chồng lộ rõ thói gia trưởng.

Anh một mực bênh mẹ, cho rằng tôi lấy cớ đó để lười biếng. Đã vậy anh còn buông lời cay nghiệt:

“Cô về đây 5 năm, chưa làm gì báo đáp bố mẹ chồng, chỉ chăm chăm vun vén về ngoại. Cô xác định rõ, lấy chồng chỉ cần biết bố mẹ chồng là đủ, còn đâu tất cả không quan trọng”.

Nghe chồng nói, tôi thất vọng não nề. Tôi không nghĩ chồng mình có thể hành xử quá quắt như vậy?

Khoản tiền hai vợ chồng tích trữ, sắm Tết, anh mang cất vào tủ, khóa chặt, cấm tôi động vào.  

Không chịu được cảnh gia đình chồng cấm đoán, coi thường bên thông gia, tôi tuyên bố vẫn đưa con về ngoại đón Tết.

Chồng nổi đóa, chì chiết tôi thậm tệ. Anh ra tối hậu thư, nếu tôi thích thì xách vali về ngoại ở luôn, không được quay lại đây, đơn ly hôn anh sẽ ký sẵn.

Suốt 1 tuần, hai vợ chồng căng thẳng. Giờ tôi rất bế tắc, không biết ứng xử sao cho hài hòa. Xin độc giả hãy cho tôi lời khuyên?


**********
reina-fujikawa 1
reina-fujikawa 2
reina-fujikawa 3
reina-fujikawa 4
reina-fujikawa 5
reina-fujikawa 6
reina-fujikawa 7
reina-fujikawa 8
reina-fujikawa 9
reina-fujikawa 10
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 07 Tháng Ba 20244:51 SA
Thứ Tư, 06 Tháng Ba 20244:57 SA
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 20244:23 SA
Thứ Hai, 04 Tháng Ba 20243:07 SA
Chủ Nhật, 03 Tháng Ba 20243:12 SA
Thứ Bảy, 02 Tháng Ba 20241:58 SA
Thứ Sáu, 01 Tháng Ba 20244:35 SA
Thứ Năm, 29 Tháng Hai 20245:42 SA
Thứ Tư, 28 Tháng Hai 20246:22 SA
Thứ Ba, 27 Tháng Hai 20241:30 SA