'Hoàng đế nước Mỹ' xuất hiện ở San Francisco

Thứ Tư, 30 Tháng Tám 20235:00 SA(Xem: 1388)
'Hoàng đế nước Mỹ' xuất hiện ở San Francisco

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Mặc áo choàng dài của lính miền bắc thời Nội Chiến với cầu vai và chiếc mũ nỉ màu tím trưng ra những chiếc lông vũ dài đỏ, xanh lá cây, vàng và xanh lam, Joseph Amster dẫn đầu một nhóm gồm tám người - đàn ông, phụ nữ và thiếu niên - băng qua đường Powell gần Quảng trường Union ở San Francisco.

Với mái tóc hoa râm và bộ râu quai nón, Amster thu hút sự chú ý của người khác do dáng vẻ đặc biệt của ông, mặc dù chính phong thái tự tin của ông - ưỡn ngực, cằm hất lên và vẫy cây gậy dài cỡ cánh tay - mới là điều dẫn ánh nhìn.

Một số người dường như cảm thấy cuốn hút với sự có mặt của ông; những người khác ngơ ngẩn đứng nhìn.

Nhưng chính những người qua đường thậm chí không thèm liếc nhìn Amster lần thứ hai mới thật sự gói gọn tinh thần khoan dung nổi tiếng của thành phố này đối với những điều kỳ quặc và ngớ ngẩn.

Luôn thay đổi

Đầu não văn hóa của miền Bắc California, San Francisco luôn được biết đến là một thành phố không tuân theo lề thói.

Đó là một nơi mà cư dân sơn những ngôi nhà theo phong cách Victoria với màu nhạt hoặc toàn bộ các màu bảy sắc cầu vồng; tranh tài trong cuộc đua Bay to Breakers vào tháng Năm hàng năm trong trang phục hóa trang thành lát thịt xông khói hoặc thành con kỳ lân, hoặc, đôi khi, chạy khỏa thân hoàn toàn; và mặc quần bó, áo dạ mỏng đi ăn ngoài cũng cảm thấy thoải mái như khi họ mang những đôi giày bốt cao đến đùi và khoác áo len.

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đoạn qua đường dành cho người đi bộ vẽ sắc cầu vồng ở khu vực Castro District là hình ảnh điển hình cho tinh thần khoan dung của thành phố

Nhưng trong những thập niên gần đây, các nhân viên công nghệ bị cám dỗ trước những hứa hẹn hái ra tiền ở Thung lũng Silicon cạnh bên đã đổ xô đến và họ thách thức tinh thần tự do vốn là bản chất của San Francisco, khiến giá thuê nhà ở San Francisco và giá cả hàng ngày vốn đã khó tưởng càng bị đội lên và đẩy chi phí sinh hoạt ở đây lên cao hơn 25% so với mức trung bình cả nước.

Chi phí cuộc sống cao đang đẩy nhiều nghệ sĩ, nhà văn và cư dân lâu năm ra khỏi thành phố; trong khi tình trạng thiếu nhà ở cũng là một phần nguyên nhân khiến số người vô gia cư ngày càng tăng.

Nhiều người trong số họ có đi làm bình thường nhưng vẫn không thể nào tiến thân ở thành phố này, vốn ngày càng đáp ứng nhu cầu của giới thượng lưu.

Với sự chênh lệch quá lớn như vậy, nhiều người tự hỏi liệu tinh thần tiến bộ, cởi mở của San Francisco có thể nào không bị mai một hay không.

"San Francisco đã là thành phố của sự thay đổi kể từ ngày đầu tiên," Amster, hướng dẫn viên đi tour thành phố và là một nhà sử học nghiệp dư về San Francisco, nói với tôi.

"Tôi chắc rằng khi cuộc đào vàng ở California xảy ra, tất cả những người đã có mặt ở đây từ lúc đầu có thể đã nói là: 'Hãy nhìn tất cả những người này đến và phá hủy thành phố chúng ta. Chúng ta không còn chỗ để ở nữa… giá cả đang tăng lên…' Họ đã nói như thế kể từ năm 1849."

Amster cũng có lý.

Vào năm 1848, khi James W Marshall tìm thấy vàng dọc theo Xa lộ 49 ngày nay (cách San Francisco chừng 210 km về phía đông bắc), dân số vốn ít ỏi của thành phố lúc đó đã bùng nổ.

Hàng chục ngàn người từ trên khắp nước Mỹ và cả ở các nước khác đã đổ về vùng Vịnh San Francisco chỉ trong năm đầu tiên, và tất cả đều đi tìm vận may.

Nhiều người trong số họ là những kẻ đánh liều vốn từ bỏ cuộc sống cũ của họ để chạy theo hứa hẹn về một cuộc sống tốt hơn, và cơ hội hồi sinh lại bản thân họ một cách hoàn toàn mới mẻ.

'Hoàng đế Hoa Kỳ'

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

San Francisco đã trở thành một thành phố bùng nổ chỉ sau một đêm - một nơi vô thiên vô pháp với các tụ điểm đánh bạc và nhà thổ hoạt động tràn lan và số lượng đàn ông vượt xa phụ nữ.

Bản chất thô ráp và nổi loạn này đã thu hút một số những người gàn dở và những kẻ đánh liều: những người như nhà văn và là cây bút châm biếm Mark Twain; vũ công 'Tây Ban Nha' gốc Ailen Lola Montez; và Domenico Ghirardelli, một người nhập cư Ý vốn là doanh nhân đi tiên phong sáng lập Công ty Chocolate Ghirardelli ở thành phố này.

Thái độ 'sao cũng được' vẫn là bản sắc của thành phố trong suốt lịch sử hơn 170 năm của nó.

Từ những người bohemia có xu hướng văn học vốn đã thâm nhập vào các câu lạc bộ nhạc jazz và quán cà phê của thành phố trong những năm 1950 đến phong trào phản văn hóa Haight-Ashbury trong những năm 1960 vốn dẫn đến phong trào hippie, và phong trào đòi quyền cho người đồng tính vào những năm 1970, cảm giác mạnh mẽ về tư tưởng tự do và suy nghĩ tiến bộ đã hòa vào máu thịt của San Francisco ngày nay.

Nhưng có một nhân vật trong lịch sử của San Francisco có lẽ đại diện cho hình ảnh của thành phố và tinh thần khoan dung của nó hơn bất kỳ ai: Joshua Abraham Norton, người tự xưng là 'Tôi là Norton, Hoàng đế Hoa Kỳ', và sau đó là 'Người bảo vệ Mexico'.

"Hoàng đế Norton vượt qua những cái thông thường của đời thực, ông là người lập dị thực sự," Amster nói.

Ông ấy hẳn biết rõ; từ suốt gần một thập niên nay ông đã làm hướng dẫn viên du lịch cho tour tham quan Cỗ máy Thời gian San Francisco Tuyệt diệu của Hoàng đế Norton dọc theo các đường phố ở trung tâm thành phố - và gần đây là bến cảng Embarcadero.

Ăn vận quần áo giống như kiểu của 'hoàng đế' trong những lần vi hành, Amster dẫn dắt khách trong một hành trình đi bộ dài khoảng ba giờ xuyên qua lịch sử San Francisco và cuộc đời của chính Norton. Chắc chắn đây là một tour rất thú vị.

Laura Kiniry

Nguồn hình ảnh, Laura Kiniry

Chụp lại hình ảnh,

Tour du lịch đi bộ trong ba tiếng đồng hồ của Joseph Amster đưa khách tham quan đi vào lịch sử của San Francisco

Joshua Abraham Norton, người sinh ra ở Anh, lần đầu tiên đến San Francisco vào thời thập niên 1850 và nhanh chóng tạo dựng được cuộc sống thoải mái nhờ vào thị trường hàng hóa cơ bản và bất động sản. Tuy nhiên, ông sớm mất hết tất cả với khoản đầu tư định mệnh vào gạo Peru.

Phá sản và không một xu dính túi, Norton mất hút trong một vài năm mà không ai biết ông ở đâu.

Sau đó, vào ngày 17/9/1859, ông tái xuất (mặc dù trong một phiên bản điên rồ hơn), bước vào tòa soạn báo Daily Evening Bulletin của San Francisco và trao cho biên tập viên George Fitch bản tuyên ngôn tự tuyên bố mình là 'Hoàng đế của Hoa Kỳ' theo 'yêu cầu và mong muốn', ông nói, 'của đại đa số các tiểu bang nước Mỹ'.

Fitch đã cho đăng tuyên ngôn đó trên báo vào tối hôm đó, và chẳng mấy chốc, một huyền thoại San Francisco mới đã ra đời.

Hoàng đế công minh?

"Trong 21 năm, tôi 'trị vì' trên đường phố San Francisco," Amster nói với du khách trong khi đóng vai nhân vật xuyên suốt tour.

"Các nhà hàng luôn xếp cho tôi chỗ ngồi tốt nhất. Tôi đi giao thông công cộng miễn phí và mọi người sẽ đứng lên và cúi đầu bất cứ khi nào tôi vào rạp, mà tôi rất thường xuyên đến rạp hát."

Amster sau đó kể lại câu chuyện vị hoàng đế này đã in trái phiếu kho bạc của mình, vốn không có tài sản bảo đảm nhưng được các quán bar và cơ sở ăn uống trên toàn thành phố chấp nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, như thế nào; và giải thích rằng chính Norton là người đầu tiên tuyên bố bất kỳ ai 'thốt ra từ ghê tởm Frisco' để nói tắt cho San Francisco sẽ đối mặt với mức phạt 20 bảng.

Trong hành trình chuyến tham quan, du khách bắt đầu hiểu được vị hoàng đế này tài tình đến mức nào, và ông ấy sớm trở nên được yêu quý ra sao.

Họ biết được rằng ông là một nhân vật xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống thường nhật của thành phố: xuất hiện tại các cuộc tranh luận công khai để đòi hỏi sự bình đẳng; sâu sát với cư dân địa phương; và liên tục viết các tuyên bố khá tiến bộ vào thời điểm đó, bao gồm cả việc đứng lên tranh đấu cho người Mỹ gốc Phi và quyền đi xe điện của họ, và chống lại các luận điệu bài Trung Quốc.

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

San Francisco nay là một trong những thành phố đắt đỏ nhất ở Mỹ, với số người vô gia cư đang gia tăng

Ông ấy rất công bằng, Amster cho biết và nói với chúng tôi rằng vốn theo Do Thái giáo từ khi sinh ra, Norton đã đến sinh hoạt ở giáo đường Emanu-El vốn vẫn còn hoạt động vào thứ Bảy hàng tuần.

"Nhưng sau đó ông ấy cũng đến nhà thờ vào mỗi Chủ Nhật," Amster cười nói thêm. "Ông ấy không muốn tôn giáo này phải ghen tị với tôn giáo kia."

Với thái độ bất thiên vị, bao gồm bảo vệ người Mỹ bản địa và phụ nữ và tính cách có thể dễ dàng được gọi là có cá tính và không rập khuôn, Hoàng đế Norton đại diện cho những gì luôn là tinh thần của San Francisco.

"Một người đàn ông như ông ấy có thể đến đây," Amster giải thích, "và tự làm mới mình, và mọi người nói, 'Tốt thôi. Nếu anh là như thế, thì anh sẽ như thế' - Tôi không biết có bất kỳ thành phố nào khác giống như vậy."

Những phẩm chất khoan dung và chấp nhận - cùng với xu hướng khuyến khích người dân đi con đường của riêng họ - được tạo dựng trong cả giai đoạn bùng nổ của thành phố và qua các nhân vật huyền thoại như Hoàng đế Norton, và chúng vẫn là một trong những đặc điểm lạ thường nhất của San Francisco, bất chấp thành phần dân cư và chính sách công của thành phố thay đổi liên tục.

'Cảm giác lẫn lộn'

Những phẩm chất đó có thể được thấy trong hoạt động của các tổ chức địa phương như SF Cacophony Society, một nhóm ngẫu nhiên những người nổi loạn chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện như Đại chiến Gối vào ngày Valentine hàng năm và lễ hội Burning Man độc đáo (lễ hội cao nhất của những người tư duy tự do); trong các nhóm kể chuyện như nhóm 'Nhật ký Muni' vốn chia sẻ những câu chuyện đang xảy ra và câu chuyện trực tuyến về những việc ngẫu nhiên - từ những hành động tử tế đến vận động xã hội - diễn ra trên hệ thống giao thông công cộng khét tiếng của San Francisco và nhận được hàng trăm bài dự thi; và trong những nhân vật được trân quý của San Francisco như Peaches Christ, một tay giả gái địa phương có những hành động nhại phim như Femlins (Gremlins) và Drag Becomes Her (Death Becomes Her) nằm trong số những chương trình được săn đón nhất ở San Francisco.

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lễ hội Đánh Nhau Bằng Gối trong dịp Lễ Tình Nhân hàng năm

Đối với Hoàng đế Norton, người vốn là hiện thân của các đặc điểm tiến bộ của San Francisco như thế sẽ nhìn thành phố như thế nào - với Tòa tháp Salesforce đồ sộ sừng sững trên bầu trời và những chiếc xe buýt cho những hãng công nghệ khổng lồ như Google nằm xếp hàng tại những trạm xe buýt vốn trước đây chỉ dành cho giao thông công cộng như hiện nay?

"Tôi nghĩ ông ấy sẽ có cảm giác lẫn lộn," Amster nói. "Tận sâu thẳm, nên nhớ Hoàng đế là doanh nhân. Có lẽ ông ấy sẽ trân trọng các quán bar và nhà hát không đụng hàng của thành phố, bên cạnh những thành công tài chính của chúng, nhưng hơn bất cứ điều gì hết ông ấy muốn mọi thứ công bằng và hoạt động trơn tru. Tôi thật sự tin rằng ngày nay ông ấy sẽ rất phẫn nộ trước cách đối xử với những người có hoàn cảnh kém may mắn trong thành phố. Nhưng nếu biết Hoàng đế là người thế nào, có lẽ ông ấy sẽ nghĩ ra giải pháp."

May mắn là, nhiều cư dân và tổ chức ở San Francisco đang tìm cách giải quyết những vấn đề này, cũng như tiếp tục tìm ra những phương cách mới để đến với nhau một cách hòa bình và cởi mở.

Điều này có thể có nghĩa là một 'người anh em' công nghệ và một nhân viên vệ sinh ngồi bên nhau nhấm nháp ly cà phê latte đắt đỏ trong một quán cà phê cấm sử dụng máy tính vào cuối tuần để khuyến khích giao tiếp; hoặc họ xếp hàng sát nhau để lấy gà quay tại một trong những quán ăn nhanh bình dân của thành phố, một sự thỏa hiệp giữa ẩm thực cao cấp với giá cả tương đối phải chăng vốn cũng là phản ứng trước giá cả gia tăng ở San Francisco.

"Thay đổi trong thành phố là không thể tránh khỏi," Amster nói, "nhưng đó cũng có thể là điều tốt, miễn là chúng ta không xóa đi những thứ mà chúng ta cảm thấy thân thuộc của bản sắc San Francisco: sự bất vâng phục; sự đa dạng; tinh thần hồi sinh. Có rất nhiều người trong chúng ta làm việc ngoài giờ để giữ cho những truyền thống này sống mãi."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn