BÀI VIẾT BÌNH LUẬN TRẢ LỜI PHÚ ĐOÀN _ PHẠM ĐỨC NHÌ

Thứ Năm, 27 Tháng Bảy 20234:40 CH(Xem: 1809)
BÀI VIẾT BÌNH LUẬN TRẢ LỜI PHÚ ĐOÀN _ PHẠM ĐỨC NHÌ

PhamDucNhi
BÀI VIẾT BÌNH LUẬN TRẢ LỜI PHÚ ĐOÀN _ PHẠM ĐỨC NHÌ

 

              BÌNH LUẬN CỦA PHÚ ĐOÀN

 

Ông Chu Mộng Long nói “Trần Mạnh Hảo: Sóng Cuồng Xô Dạt Đền Thơ” là nói về những cuốn sách “HẦU CHUYỆN CÁC GIÁO SƯ” “THƠ PHẢN THƠ”, “PHÊ BÌNH PHẢN PHÊ BÌNH”, “VĂN HỌC PHÊ BÌNH NHẬN DIỆN”, “VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG PHÊ BÌNH” của Trần Mạnh Hảo.... và các bài bút chiến “ác liệt” của Trần Mạnh Hảo với các nhà phê bình văn học nổi tiếng đăng trên các báo Việt Nam một thời và đăng trên facebook của ông (đả kích Tố Hữu, Xuân Diệu...)

 

Trong trường văn trận bút do Trần Mạnh Hảo gây ra khi đưa ngót 30 vị giáo sư đầu ngành ra phê bình từ 30 năm trước: GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hoàng Ngọc Hiến, GS. Lê Trí Viễn, GS. Hoàng Như Mai, và các ông Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Lộc, Nguyễn Đình Chú, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử…

*

“TMH chỉ là anh phó thường dân, sao lại dám xông vào HÀN LÂM VIỆN NHÂN VĂN của chế độ mà vạch ra vạn ngàn cái sai kiến thức, sai phương pháp luận, sai cả hành văn, sai cả bao nhiêu hệ thống từ triết học, văn học, sử học, văn hoá học, mỹ học, luân lý, chính trị học…của mấy chục giáo sư đầu ngành có tuổi đảng 50, đến 60 thì hoá ra " tên TMH" này khùng hay sao ?

 

Tôi đã viết hàng trăm bài báo, đã in thành 5 tập sách và còn vài ngàn trang sách chưa in thành sách để chứng minh rằng xã hội Việt Nam trong lĩnh vực NHÂN VĂN hiện nay đều đi sai đường và đều do CÁC NHÀ SAI HỌC LÀ NHỮNG GIÁO SƯ ĐẦU NGÀNH DẪN DẮT. Một thường dân không có bằng đại học như TMH lại làm cả một hệ thống giáo sư do đảng đào tạo tịt ngít, cứ im thin thít như thịt nấu đông, giả vờ không thấy việc TMH đang vạch ra trước xã hội toàn bộ cái sai kinh khiếp của toàn hệ thống khoa học nhân văn, thì quả là chuyện y như bịa phải không ? Sự thiếu vắng mặt bằng trí thức của xã hội Việt Nam hôm nay là hậu quả của khẩu hiệu đầu tiên do đảng cộng sản Đông Dương trưng ra trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh từ 1930, chỉ ra nhiệm vụ của cách mạng cộng sản trước hết phải TIÊU DIỆT TRÍ THỨC : ‘Trí, phú, địa hào đào tận gốc trốc tận rễ’

!

http://www.gio-o.com/Chung/TranManhHaoPhongVan1.html

 

    BÀI VIẾT THAY CHO BÌNH LUẬN TRẢ LỜI PHÚ ĐOÀN

 

Cám ơn Phú Đoàn đã cho tôi biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

 

Tôi chỉ biết chút ít về Thơ và cũng hay bình thơ nên cứ thấy những bài thơ, những bài bình thơ hoặc những bài “luận bàn về thơ” nào được nhiều người bàn tán xôn xao là mò tới tìm đọc để học hỏi.

 

Còn những mảng đề tài khác cần đến “kiến thức cao cấp” để tiếp cận thì với tôi đều “ngoài tầm tay với”

 

Bài viết này của tôi dựa vào một số điểm trong bài Trần Mạnh Hảo: Sóng Cuồng Xô Dạt Đền Thơ của ông Chu Mộng Long sau đây:

 

1/

 

Câu văn quan trọng

 

Ông Chu Mộng Long viết:

 

Tôi không quen thân Trần Mạnh Hảo. Chỉ biết ông qua những trang thơ sóng cuồng xô dạt cả đền thơ, qua những trang phê bình dữ dội xé tan những trang văn mẫu gọi là giáo khoa.

 

Câu thứ hai của ông Chu Mộng Long có hai phần. Tôi chỉ chú ý đến phần đầu (chữ đỏ) liên quan đến thơ..

 

Mới ở đoạn đầu của bài viết ông CML đã cho biết là theo ông (chính ông chứ không ai khác), Trần Mạnh Hảo đã có những trang thơ (mà) “sóng cuồng xô dạt cả đền thơ”. Ông biết điều này, không phải mới đây, mà từ trước (có lẽ khá lâu)

 

2/

 

 Điều gì gợi hứng cho ông Chu Mộng Long viết bài này?

 

Ông CML cho biết:

 

Nhưng bất ngờ ông gửi tặng tôi tuyển tập thơ nóng hừng hực vừa ra lò và tặng cho tôi đủ loại nhà, "nhà giáo", "nhà văn", "nhà phê bình".

 

Độc giả thấy đó! Ông viết bài này là do có trong tay tập thơ được nhà thơ Trần Mạnh Hảo tặng. Nội dung của bài viết thì ông chỉ trích đám giáo sư “trùng trùng điệp điệp tấn công TMH” nhưng “cái nền” của bài viết vẫn là tập thơ của TMH.

 

3/

 

Lấy gì để chứng minh luận điểm của bài viết?

 

Ông Chu Mộng Long đã lấy thơ của Trần Mạnh Hảo để chứng minh luận điểm của mình. Cụ thể là ông đã trích dẫn 101 câu (687 chữ) trong tập thơ hơn 500 bài để chứng minh thơ TMH là “sóng cuồng xô dạt đền thơ”.

 

4/

 

Tựa đề “ấn tượng”

 

Như ta đã biết “Tựa đề là một chữ hoặc nhóm chữ nói lên cốt tủy của toàn bài.”

 

Tựa đề là Trần Mạnh Hảo: Sóng Cuồng Xô Dạt Đền Thơ nên nếu dựa vào 3 điểm 1/, 2/, 3/ nêu ở trên thì cốt tủy của bài viết có thể hiểu là “ThơTrần Mạnh Hảo là sóng cuồng xô dạt đền thơ. (Chữ “Thơ” được hiểu ngầm)

 

Tóm tắt khuyết điểm trong bài viết của ông Chu Mộng Long:

 

1/ Hiểu lầm chữ “sóng” trong thơ

2/ Không biết “sóng” trong thơ phát sinh từ đâu

 

Hậu quả là:

 

3/ Chỉ trích và không bàn đến cách nhận biết và “đo” (cảm nhận) cường độ của “sóng” trong thơ.

4/ Phương cách chứng minh có “sóng cuồng” trong thơ TMH không thuyết phục.

 

Tất cả những điều này đều có trong bài viết Có “Sóng Cuồng” Trong Thơ Trần Mạnh Hảo?

 

Kết Luận

 

Bình luận của Phú Đoàn đã  cung cấp những thông tin hay và bổ ích về nỗ lực của Trần Mạnh Hảo (và giờ có thêm sự thông cảm và hỗ trợ của ông Chu Mộng Long) trong “trường văn trận bút với Hàn Lâm Viện Nhân Dân” của chế độ.

 

Tuy nhiên bài phản biện của tôi chỉ giới hạn ở lãnh vực thơ trong bài viết của ông Chu Mộng Long.

 

Dẫu sao cũng cám ơn bình luận đầy thiện ý của Phú Đoàn.

 

Phạm Đức Nhì

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn