( Bài viết này không dành cho lính Pôn Pốt như Nguyễn Phương Hùng ,Nguyễn Ngọc Lập và một số khác )
Anh hùng ở trong QLVNCH thì nhiều lắm không kể hết. Người thật việc thật chứ không phải kiểu anh hùng nhịn ăn, anh hùng nín thở để đạt chỉ tiêu của nhà nước ở phía trên vĩ tuyến 17 trước năm 1975 đưa ra
Hồi 30/4 1975 khi VNCH bị tử trận, không kể đến những vị tướng ( Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần ) biết bao quân nhân đã vị quốc vong thân báo đền ơn Tổ Quốc . Cấp bậc thấp nhất trong quân đội như binh nhì cũng có người chĩa nòng súng dưới cằm mình mà bóp cò ( Binh Nhì Hồ Đức Tâm ). Quân đội VNCH khi bị bức tử đã hành động còn hơn Samurai Nhật Bản để bảo tồn vinh dự và tiết tháo.
Người chết anh hùng , người sống cũng anh hùng. Bao nhiêu sĩ quan chịu tù đầy trong những trại lao động khổ sai của VC , bước vào tù đầu ngẩng cao bước ra tù đầu cũng chẳng chịu cúi xuống. Một quân đội như thế mà phải xếp giáp thì quả thật chỉ có Thiên Cơ Bất Khả lậu chứ đầu óc con người không thể hiểu nổi.
Một trong những anh hùng phải kể đến Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu vị Điêu Khắc Gia đã để lại cho người và cho đời một tác phẩm mà sống bất cứ đâu ở miền Nam cũng không thể quên được : tác phẩm Thương Tiếc trước Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Không được may mắn quen biết với Điêu Khắc Gia lừng lẫy nhưng tình cờ đọc vài bài viết về ông tôi thấy mình có bổn phận phải nói vài lời trân trọng.
Ông ở tù lâu hơn tôi một năm rưỡi, liên tục. Còn tôi bị hai lần: lần đầu nói láo qua mặt CA ( lúc đó CA cũng không đủ nhân lực để điều tra ) tôi chịu đựng có hơn sáu tháng thì được tha về. Lần thứ hai nó tống cho một quả đến sáu năm sau mới nhìn thấy lại mặt cha mẹ.
DKG Nguyễn Thanh Thu có kể câu chuyện ông thoát chết rồi bị biệt giam ở ngoài cầu tiêu. Người “ chị nuôi “ là một cô gái Bắc Kỳ dám dấu thịt dưới chén để bồi dưỡng ông . Thiếu Tá miền Nam ở tù , bị đánh đến bầm dập mà tâm hồn mình vẫn một chút ướt át “ tỏ tình “ bằng cách dùng đũa vẽ vào bàn tay cô. Tôi rất thích đoạn này vì chứng tỏ phần tình cảm con người vẫn sống ở trong ông. Ông tâm sự đến giờ phút này ông vẫn nhớ và biết ơn cô gái nhỏ.
Tôi cũng vậy, hồi bị bắt ở Kontum trại tạm giam địa phương , một cô gái Bắc cùng bị giam cách tôi vài hộc thỉnh thoảng ghé qua chỗ tôi hỏi thăm chuyện. Đôi lúc cô dúi cho tôi cũ khoai, cái bánh lương khô Trung Cộng. Hôm tôi bị giải lên trại giam tỉnh cô không biết và tôi cũng không có dịp để chào từ giã. Sau này tôi gặp tù từ Kontum chuyển lên có nhắn cô hỏi thăm . Tụi nó nói cô bị bắt về tội làm gái. Thì có sao đâu ? tuy tôi không tin vì dáng vẻ cô rất dễ thương giống như một con buôn đường dài – tụi VC thời đó cứng rắn với số phụ nữ làm chuyện này, coi như phá hoại chính sách ngăn sông cấm chợ của chúng- Giọng nói người miền Bắc lập nghiệp ở vùng cao nguyên miền Nam.
Điều trùng hợp mà tôi thích thú là cả hai nhân vật nữ xuất hiện trong thời gian tù tội của Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu và tôi đều có tên là Lan. Cũng như Thiêu Tá tôi vẫn nhớ Lan và biết ơn người con gái cùng phe – Bắc 54, tiếp tế cho Ngụy- đến ngày nay.
Câu chuyện về con của Thiếu Ta bị đuổi học cũng làm tôi nghẹn ngào. Bị đuổi học chỉ vì con của “ sĩ quan Ngụy “ mặc dù là học sinh giỏi – không giỏi không đậu nỗi vào Công Lập ( CVA, Petrus Ký, Võ Trường Toản…) . Tôi ngưỡng mộ hành động của Thiếu Tá khi ông ngước lên trời than :
- Chuyện tôi làm tôi chịu , sao lại trả thù con tôi ?..
Thiếu Tá ơi VC nó là như vậy đó, nó trả thù tới ba đời lận. Nhưng nghe ông than trời tôi rất cảm thông . Người miền Nam vốn trọng nghĩa khí nên hễ ai làm người nấy chịu chứ không theo kiểu thằng con phạm tội cứ nắm đầu cha mẹ. Bởi vậy nên mấy thằng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản cả hai chế độ VNCH vẫn nhâng nhâng về hùa VC vì biết rằng lỡ có bị bắt gia đình mình vẫn bình yên. Như Lê Hiếu Đằng ( ở tù mà cho đi thi Tú Tài ) như Nguyễn Thành Trung ( rõ ràng chứng cứ theo VC mà vợ con không bị ANQD làm mất một cái lông chân.)
Hồi đi tù DKG Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu bị VC đánh cho dở sống dở chết khi biết ra ông là tác giả của bức tượng ( sống đời trong lòng người miền Nam ) Thương Tiếc. Nó đánh ông tới nỗi bị điếc hết một bên tai. Xin chia sẻ với ông vì lúc tôi bị tù VC cũng “dứt “ tôi hết một ngón tay. Đoạn diễn tả tụi nó đem ông đi xử bắn giữa đêm y như của tôi, cũng bịt mắt tháo còng thúc đẩy về phía trước . Nhưng nó đem ông đi bắn thiệt ( nhờ phù hộ độ trì của các anh linh VNCH mà ông thoát chết )còn tôi nó đem lên văn phòng trấn nước , đập bằng cây ba phân vuông và giật điện. May mắn cả ông và tôi đều thoát chết mặc dù mang thương tật suốt đời ( một người điếc , một người mất ngón tay và bằm dập ngón chân )
***********
Cuối cùng là chuyện DKG Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu tạc tượng HCM . Tụi quản giáo sau khi hành hạ ông dở sống dở chết thì đột nhiên nhận ra chân tài của ông nên bèn đổi thái độ. Chúng yêu cầu ông tạc tượng HCM . Cũng vụ này mà ông bị thêm một trận đòn thù nữa vì đã dám nói thật lòng mình. Tụi nó hỏi ông có biết “ Bác “ là ai không ? ông tình thật và tỉnh queo “ Không tôi và cả dân miền Nam không biết Bác là ai !!”
Rồi thay vì tạc tượng của HCM vị Thiếu Tá ( xứng danh anh hùng này ) lại tạc tượng TT Nguyễn Văn Thiệu !! ông tạc giống đến nỗi mà anh em xì xào và bị bể dĩa. Đó là giọt nước cuối cùng làm tràn ly của VC khiến chúng quyết định sẽ đem ông đi bắn. !!
Ở giữa vòng vây kẽ thù mà gan mật Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu áng chừng không chịu thua chúng đủ để bạn đồng thời và hậu duệ ngả mũ thán phục. Riêng tôi thì không cần phải nói. (Một chi tiết nữa về tấm lòng của Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu là mặc dù ông chỉ cần Hạ Sĩ Võ Văn Hai làm mẫu ông vẫn lấy hết nhung người lính mà chỉ huy đơn vị giao cho ông tùy nghi xử dụng. Mấy anh em đó ông cho về nhà nghĩ ngơi đoàn tụ gia đình để bù lại phần nào thời gian nguy hiểm ngoài chiến trường.)
Rồi lòng khao khát tự do đưa ông qua tới Mỹ. Tưởng rằng sẽ có nhiều hậu thuẫn để điêu khắc lại bức tường Thương Tiếc làm dấu mốc cho đời sau , cuối cùng ông thất vọng trở về VN. Tôi không biết đến giờ phút này (2020 ) ông còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi nhưng bức tượng sẽ ngự trị vĩnh viễn trong lòng những người đã từng sinh ra nếm cũ khoai , uống giọt nước của miền Nam, cũng như nhớ mãi hùng khí của người lính VNCH (ăn cơm chan nước mắm mà gan dạ không thua gi sư tử ). Xin Thiếu tá nhận ở tôi sự ngưỡng mộ , sự biết ơn và bài học ( ở đâu cũng không sợ, cũng vươn cao tiết khí của mình ) khi ông dám tạc tượng của TT Lệnh mình thay vì TT Lệnh địch ngay giữa trại giam của kẻ thù.
Ở tù như Thiếu Tá chắc chỉ có một !!
*****************
Một anh hùng khác là anh Võ Văn Hai nhân vật chính của chuyện dựng tượng Thương Tiếc. Hành động rót bia (cách khác là rót rượu đế và đốt cho bạn một điếu thuốc ) mời bạn ( khuất mặt ) cùng say với mình , nói chuyện với bạn vừa ngã xuống thật bi thương , thật đẹp còn hơn phi công Thần Phong của Nhật chuẩn bị bữa tiệc ly đi vào chỗ chết. Nếu người Nhật có Samurai hay Thần Phong thì hình ảnh rót bia cho bạn của anh Hạ Sĩ Nhảy Dù Võ Văn Hai diễn tả sự khốc liệt của chiến trận chống xâm lăng từ nhà cầm quyền ở phía trên vỹ tuyến 17 gây ra. Sự hào hùng nhưng bi thảm xảy ra hàng ngày trên mảnh đất tự do của VNCH. Những chàng trai trẻ rường cột , sức mạnh và tương lai Tổ Quốc bị hoang phí trên chiến trường. Một viên đạn, thậm chí một mảnh đạn chút xíu cỡ móng tay cũng có thể chấm dứt mạng sống một sinh linh đã làm biết bao nhiêu chuyện ( xấu cũng như tốt ) và bao nhiêu hệ lụy phút chốc cũng theo mình xuống mồ.
Hình ảnh một chiến binh dạn dày ngồi một mình trong quán cóc với hai ly bia một cho mình và một cho bạn ( vắng mặt ) khiến bất cứ ai chứng kiến cũng không cầm được nước mắt. May mắn nhờ hồn thiêng sông núi nhờ anh linh của các tử sĩ đã lọt vào cặp mắt của DKG Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu để muôn đời sau nhận ra hùng khí chiến binh “ Ngàn Năm Thao Diễn Nghĩ “ của QLVNCH. ( sau ngày oan nghiệt, anh Hai vẫn ghé thăm Thiếu Tá Thu trong tình huynh đệ chi binh bất tử )
Nguyện xin cho hai vị được an khang sức khỏe, an nhiên tự tại trong những ngày tháng trên đời. Cầu xin ơn trên ấp ủ các vị vào lòng nếu đã qua bờ bên kia cuộc sống.
Phần tôi, xin luôn luôn cảm ơn các vị và anh linh TỬ SĨ VNCH
( Quý vị nào muốn đọc thêm cho rõ xin vào trang “ vietmania.com , phần viết về Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu, có bốn bài )
CCCD ( HNPD )