"Nhà hàng Tàu, văn hóa Việt" của Huy Phương. (Trần Văn Giang viết lời giới thiệu)

Chủ Nhật, 02 Tháng Hai 20204:25 CH(Xem: 5882)
"Nhà hàng Tàu, văn hóa Việt" của Huy Phương. (Trần Văn Giang viết lời giới thiệu)

1457v

 Quang cảnh một nhà hàng Tàu

Lời giới thiệu của Trần Văn Giang

Nhân dịp đang sửa soạn đi tham dự vài buổi họp mặt trong tháng này, tôi xin giới thiệu một bài viết rất “hợp tình hợp cảnh” của ông bạn già Huy phương

Chỉ có ở phố Bolsa, Little Sài gòn có hơn 1000 Hội Ái Hữu, mà hơn phân nửa là những Hội có 1 Hội Viên kiêm luôn Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch, TTK và Thủ Quỹ.

Ở phố Bolsa, Little Sài gòn hằng tuần đều có  tiệc họp mặt của các trường, các hội đoàn,  các hội ái hữu,  các tổ chức văn hóa, chính trị, tôn giáo…

Nếu nói về họp mặt của các trường thì nhiều lắm, kể không hết - Có nhiều trường tôi chưa hề nghe đến tên ở Việt nam, dù đã lê gót hết 4 vùng chiến thuật.  Tổng cộng có trên vài trăm trường. Kế đến là các Hội Ái Hữu, Đồng Hương, Đồng… xóm này nọ cũng có cả 100 hội. Rồi đến là các tổ chức văn hóa, tổ chức chính trị, tổ chức tôn giáo, hội từ thiện. các chương trình văn nghệ, họp mặt các trường Quân đội, CTCT, XDNT, Quân cảnh, Cảnh Sát Quốc gia, Hành Chánh, Tài chánh; họp mặt các binh chủng như Nhảy Dù, TQLC, BĐQ, LLĐB, Sư đoàn Bộ binh, Không quân, Hải quân…  Rồi họp mặt các khóa ví dụ khóa Võ Bị Đà lạt, Thủ Đức, Võ… thuật.  Rồi họp mặt các trại tù cải tạo nằm trên khắp 3 miền…

Tại phố Bolsa, Little Sài gòn có khoảng 15 nhà hàng lớn. Tối thứ Bảy, nhà hàng thường dành cho tiệc cưới. Trưa thứ Bảy có 1 tiệc hội đoàn, trưa Chúa nhật 1 tiệc hội đoàn, tối Chúa nhật 1 tiệc hội đoàn. Như thế 1 nhà hàng mỗi cuối tuần có thể có đến 4 tiệc hội đoàn. 15 nhà hàng nhân cho 4 bằng 60 tiệc (15×4=60) mới chết người.

Vì vấn đề giao tế, hội này đi tiệc hội kia, nhóm này đáp lễ nhóm kia… cứ xoay quần như vậy. Nếu có sức thì 1 tháng dự khoảng 6-10 tiệc như chơi. Cộng thêm 1 hay 2 cái tiệc cưới và 1 hay 2 đám tang nữa !! 

Xem ra tại phố Bolsa, Little Sài gòn nầy tiền khóc và tiền cười cũng khá bộn bạc đó các bác ơi.

Hu hu. Hi hi

TVG

*

Năm nào, vào khoảng thời gian này, chúng ta cũng thường có dịp tham dự những buổi họp mặt Tất Niên hay Tân Niên của các Hội Đoàn Đồng Hương, Ái Hữu hay Đơn Vị, Quân Binh Chủng,…

Nhiều khi nghĩ cũng lạ, nói không ngoa, trong hơn ba chục năm ở đây, trong vùng Little Saigon, mỗi năm tôi thường đến tham dự ở cái nhà hàng này, ít lắm cũng mỗi năm ba lần, tính ra trong ba mươi năm, là 90 lần đến cùng một cái nhà hàng, gặp gỡ bạn bè có khi thay đổi, nhưng cũng có khi với chừng ấy khuôn mặt.

Ba mươi năm, mỗi lần đến đây, ngồi vào bàn tiệc, tôi đã cầm đũa lên, ăn những món ăn trong cái thực đơn muôn thuở, không bao giờ thay đổi ấy, đến nhàm chán. Trên bàn thường không có mảnh giấy in bản thực đơn, nhưng dù có, nhắm mắt lại, cũng biết món mở đầu là “bát… nháo khai vị,” ở giữa là món đầu, đuôi và vỏ tôm hùm, và món cuối cùng là cơm chiên và một đĩa cá filet. Cái menu này chúng ta gọi là “Menu Hội Đoàn!” Cuối cùng món tráng miệng là một dĩa cam Cali cắt nhỏ, ngọt hay chua tùy theo mùa.

Trên bàn lúc nào cũng có một chai nước ngọt Coca hay 7Up, và thêm một chai rượu chát rẻ tiền nhất, mà theo lời ông chủ nhà hàng, là để biếu bà con, nói “văn vẽ” kiểu trong nước là… khuyến mãi! Không nhiều không ít, không di dịch, không thay đổi. Nhiều lúc trong hai ngày Chủ Nhật và Thứ Bảy cuối tuần, mà bất đắc dĩ chúng ta phải tham dự cùng ở một cái nhà hàng ấy ba buổi tiệc, thì đúng là một tai họa làm cho bộ phận tiêu hóa của chúng ta phải lên tiếng.

Những nơi mà chúng ta thường lui tới để dự tiệc tùng kể trên là những nhà hàng Tàu, theo cách nói quen miệng. Ở Mỹ, thì những nhà hàng này có thể gọi là nhà hàng Hồng Kông, Đài Loan hay Trung Quốc, với những cái tên có kèm theo chữ Seafood, Place, Cove, Paradise… sân khấu trang trí hình Long Phụng, Song Hỷ, nhưng chủ nhân và bồi bếp, trong cộng đồng này đều phần lớn là người Việt Nam hoặc là cư dân Chợ Lớn đến đây bằng con đường “bán chính thức!”

Dễ chừng không có nhà hàng Tàu thì người Việt lưu vong đã “không có… văn hóa.”

Bằng chứng là ngày cử hành hôn lễ của đôi trẻ trong cộng đồng Việt Nam, không phải do cha mẹ đôi bên giở lịch Tam Tông Miếu để chọn cho đôi trẻ ngày lành tháng tốt, mà do ông chủ nhà hàng Seafood… quyết định. Nói rõ ra, chưa, chưa… có ngày tháng để “book” nhà hàng, đãi đằng bà con hai họ, thì… chưa động phòng!

Chính trị thì ai cũng đòi “thoát Trung,” “chống Tàu lạ…” nhưng lề thói thì cứ mãi dính chặt với… Tàu!

Chưa ai làm được một cuộc cách mạng. Đám cưới mà không đãi tiệc ở nhà hàng Tàu thì ai đi. Có lần gia chủ đãi tiệc ở nhà hàng Tây, thực đơn chỉ có một đĩa rau trộn và chọn cái đùi gà, miếng beefsteak hay mấy con tôm… thì các cụ chê nhạt nhẽo và nghĩ rằng chắc là bọn chúng… hà tiện! Ba mươi năm rồi, địa điểm các nhà hàng Tàu để tham dự tiệc cưới, họp hội đoàn, đồng hương quen thuộc như nhìn bàn tay, chẳng bao giờ cần đến một cái GPS hay vào Google để tìm ra địa chỉ.

Bây giờ chúng ta trở lại với những buổi sinh hoạt của ái hữu, đồng hương, đơn vị mà trong đầu bài chúng tôi đã dạo qua ở trên.

Tôi cho buổi hội họp nào cũng trở thành một cực hình cho người tham dự, khi một chương trình ca nhạc “phong phú” đầy ắp, tra tấn lỗ tai người nghe, nhất là những lúc không may, các cụ được xếp ngồi ngay cái bàn trước loa phóng thanh, khuếch âm tối đa! Ai bảo nhân tài như lá mùa thu, tôi thì cho rằng, cộng đồng chúng ta lạm phát ca sĩ. Bằng chứng là khi phòng hội chưa đến giờ khai mạc, mới lai rai khách khứa năm bảy chục người, thì sân khấu đã ầm ĩ, ồn ào, liên tục, cho đến khi khách đứng dậy ra về, còn nghe tiếng hát của ca sĩ đuổi theo sau.

Cũng may là dân mình có thói quen đi trễ, giấy mời ghi 6:00 giờ, nhưng đến 7:30 giờ hơn cũng chưa vào cuộc, nhờ vậy mà “ca sĩ” và ban nhạc mới có cơ hội bằng vàng với thiện chí là “warm up,” kẻo không khí lạnh lùng, tẻ nhạt quá! Nhiều khi thấy thương cho ông nhạc sĩ “One Man Band,” không hề được ăn uống hay vào nhà vệ sinh, phải liên tục đệm đàn từ khi buổi hội chưa khai mạc cho đến khi nhà hàng dọn dẹp đóng cửa!

Trong một buổi họp mặt hội đoàn nào cũng vậy. MC chạy lui chạy tới, giới thiệu hết cô này đến bà nọ, cũng là người vất vả và mất lòng thiên hạ nhất, vì cô, bà nào cũng muốn lên sân khấu, mà phải được xếp ưu tiên hát trước và phải được tái ngộ… nhiều lần. Cái câu “Xin quý vị cho một tràng pháo tay…” dễ thường chúng ta phải nghe MC nói đi nói lại đến trăm lần trong một buổi ăn tại nhà hàng… Tàu hay cả trong những cuốn băng nhạc… Việt! Mỗi người hát sẽ được xin vỗ tay hai lần, một khi chưa hát và một sau khi hát xong cúi chào khán giả!

Nói chung, không phải ca sĩ tài tử nào hát cũng tệ, nhưng giá đừng hát, trả lại sự yên tĩnh… cho sân khấu chúng tôi thì tốt hơn. Vì gặp nhau ở chỗ này, ai cũng muốn chuyện trò, hàn huyên, thăm hỏi nhau, chứ mục đích buổi hội ngộ này không phải là nơi chúng ta mua vé để vào nghe ca sĩ “nghiệp dư,” được giải nghĩa là “rỗi nghề” lên hát! Nhưng ai hát thì cứ hát, ai đàn thì cứ đàn, ai chuyện trò lớn tiếng, ai ăn uống là quyền của họ. Và ca sĩ cần được hát hơn là cần có người nghe! Họ không cần chú ý đến nhau và chẳng cũng cần tôn trọng nhau.

Tôi biết một ca sĩ nổi tiếng, nay đã qua đời, lúc sinh tiền, cô không bao giờ nhận lời lên sân khấu trong lúc người ta ăn uống sì sụp. Vì lúc người ta đang phải bận rộn dùng hàm răng, lưỡi và dịch vị thì chức năng của màng nhĩ trở nên rối loạn!

Nhưng cũng chính vì lâu ngày gặp nhau, chúng ta cứ nói chuyện ào ào, chẳng coi ai ra gì, nên từ bài diễn văn của ông Hội Trưởng, đến phát biểu của một quan khách, kể cả những nghi thức tế lễ cổ truyền, cần đến sự nghiêm trang và yên lặng của mọi người tham dự, cũng chẳng có ai cần để ý đến!

Có nhân tài thì có người hâm mộ, tạo nên một lề thói tặng hoa rất là… dung tục. Lề thói này phát triển từ trong nước sau năm 1975 và theo chân người tỵ nạn đến đây. Trong khi ca sĩ đang mơ màng theo lời hát, thì dưới sân khấu, có người hùng hục bước lên, ghé qua chậu hoa, nhón một bông hoa, lên tặng người hát, xong đứng sát ca sĩ hay ôm hẳn người này để nhờ một người bạn gần đó bấm cho một “bô” hình kỷ niệm. Tội nghiệp cho ca sĩ, có khi hai ba người lên tặng hoa cùng một lúc, một tay bận cầm micro, tay kia phải nhận cả mấy chùm hoa, có khi phải kẹp vào nách. Có người còn phải ôm luôn cả một chậu hoa cúc, mà người hâm mộ lên sân khấu, tiện tay bê theo luôn cho tiện việc.

Một cái xô lớn đựng nhiều hoa được ban tổ chức đặt trước sân khấu, ca sĩ được tặng hoa, hát xong đem hoa về bỏ vào chỗ cũ, cho người khác tiếp tục lấy, tặng cho người sau, nên loại hoa này không còn được gọi là “hoa trinh nữ” nữa!

Lề thói này chúng ta chỉ có thể tìm thấy trong cộng đồng người Việt, vậy có thể cho rằng đây là một thứ văn hóa… Việt Nam chăng?

Cái mà người ta gọi là chương trình văn nghệ chỉ là một thứ tạp lục vô giá trị mà ban tổ chức nào cũng giẫm theo lối mòn, làm cho có, nhưng lại làm khổ người tham dự. Dễ thường một buổi sinh hoạt như vậy, có đến vài ba mươi ca sĩ tình nguyện lên sân khấu để được hát, được “cho” một tràng pháo tay rời rạc, được tặng hoa, được ôm và được chụp ảnh. Tiếng hát ở đây không những át được tiếng đàn của nhạc công, mà đôi khi còn át được tiếng trò chuyện cười đùa của người tham dự, trong đó ai cũng muốn giành phần thắng, nói lớn hơn, cười lớn hơn và ban tổ chức cũng muốn tiếng loa phải lớn hơn. Đi dự tiệc về nhà, phải uống thuốc… an thần.

Nhìn lên tấm lịch tháng có ghi ngày đi tham dự sinh hoạt hội đoàn, tính ra tháng này còn ba cái nữa. Đã là con đường cũ, cũng đành phải đi thôi! Vẫn là những cái nhà hàng Tàu cũ, những món ăn ba mươi năm trước đã ăn, chai coca trên bàn, chương trình ca nhạc không ai muốn nghe, câu nói “xin quý vị một tràng pháo tay!” sẽ được lặp lại.

May mắn là đến tuổi này, không còn có cơ hội đi tham dự đám cưới của con cháu nữa, chỉ còn đi dự đám tang. Yên trí, với đám tang, chắc chắn là không có câu “xin quý vị một tràng pháo tay” đâu!

Huy Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 20176:01 SA
( HNPD )Khi bị nghe “đám quần chúng” tài xế hát “như có bác Hồ ngày vui …”dẹp BOT Cai Lậy, Cu Tèo cực kỳ sững sốt, không hiểu nổi tại sao, trong bối cảnh bác cả Lú vừa ăn mừng hoành tráng Kỷ niệm 1
Thứ Tư, 13 Tháng Mười Hai 201710:10 CH
( HNPD ) Tại sao phong trào đấu tranh chung không có được sự thăng tiến dù đã trải qua thời gian. Thậm chí phong trào ở đỉnh cao còn đi xuống trong khi những đấu đá lẫn nhau
Thứ Tư, 13 Tháng Mười Hai 201710:09 CH
( HNPD ) Trong cuộc đua gay go vào quốc hội Mỹ, ông Doug Jones thuộc Đảng Dân chủ đã thắng cuộc bầu cử đặc biệt, và chiếm được một ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ, đại diện cho tiểu bang miền nam Alabama.
Thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai 20179:06 CH
( HNPD )Nhìn tấm hình các phóng viên báo chí lề phải lao vào chụp ảnh ghi hình ông Đinh La Thăng đang trình diễn màn vớt bèo. Lúc đó anh Thăng chưa bị bắt mà đang còn được o bế xu
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 20179:50 CH
( HNPD )Thật chẳng giống ai và chẳng giống con giáp nào khi hiện nay đất nước Việt Nam chúng ta đang ở trong tình trạng "chiến tranh" với nước Đức.
Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Hai 20176:01 SA
( HNPD ) Ai giờ này mà còn tin vào CS nữa là những người không có óc.Ai giờ này mà còn làm theo CS nữa là những người không có trái tim.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 201710:12 CH
( HNPD ) Tổng thống Nga V. Putin đã tuyên bố tiếp tục ra ứng cử tổng thống năm 2018, nhiệm kỳ thứ tư. Và điều đáng buồn cho nền dân chủ Nga là hiện tại không có ứng cử viên
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20177:22 CH
Chúng tôi là những người cầm bút, nhà văn, nhà thơ, nhà báo...cũng như mọi người dân Việt Nam bình thường khác. Chúng tôi yêu Tổ Quốc, yêu Dân Tộc, yêu Hòa Bình và ghét Chiến Tranh.
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20176:32 SA
( HNPD ) Nếu trên cõi đời này có một loại người gọi là trí thức cần phải “đào tận gốc trốc tận rễ” như lời “Bác” hô hào trước đây 87 năm, thì đó chính là bọn trí thức bất lương, thành quả đào tạo “cháu ngoan của bác
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20177:11 SA
( HNPD ) Nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh, tác giả của tác phẩm chính trị Đèn Cù đã có được kỷ niệm lần đầu gặp Bác Hồ. Đó là trong thời gian đầu kháng