Cậu bé nhỏ keo 502 vào mắt, cách xử lý của người cha được bác sĩ khen

Thứ Tư, 20 Tháng Mười Hai 20233:00 CH(Xem: 718)
Cậu bé nhỏ keo 502 vào mắt, cách xử lý của người cha được bác sĩ khen

Thấy bố hay nhỏ thuốc đau mắt, cậu bé 5 tuổi tò mò và bắt chước, nhưng thay vì lấy chai thuốc nhỏ mắt thì bé lại lấy nhầm lọ keo 502.

Đại Lâm (Trung Quốc) là lập trình viên, thường thức khuya làm việc ngoài giờ. Do nhìn máy tính quá nhiều, anh thường nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mắt mỗi khi mỏi mắt.

Cậu con trai 5 tuổi cảm thấy lọ thuốc đau mắt này thật kỳ diệu và tò mò muốn thử.

Một hôm, khi đang làm việc, Đại Lâm nghe thấy tiếng con trai kêu thất thanh: "Bố ơi con không thể mở mắt được". Chạy vào phòng ngủ của con, Đại Lâm sững sờ khi thấy con trai cầm trên tay một lọ keo 502 và đang khóc.

nho keo vao mat anh 1

Mắt cậu bé bị dính chặt sau khi nhỏ nhầm keo 502.

Người cha hiểu ngay sự việc và bế con trai vào bồn rửa, nhẹ nhàng rửa mắt cho con bằng nước ấm. Sau đó Đại Lâm lấy nước muối lau mắt cho con. Tuy nhiên, thấy mắt con vẫn còn chưa ổn, anh lập tức đưa cậu bé tới bệnh viện cấp cứu.

Sau khi kiểm tra, các bác sĩ thấy tình trạng mắt của cậu bé không nghiêm trọng và dành lời khen cho người cha: "Bước xử lý ban đầu của anh rất tốt, giúp cho mắt con anh không bị tổn thương nhiều".

Làm gì khi mắt trẻ tiếp xúc chất độc?

Theo các bác sỹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp sau khi mắt trẻ vô tình tiếp xúc với chất độc hại:

- Rửa sạch ngay lập tức: Đầu tiên, cha mẹ cần rửa mắt ngay cho trẻ dưới vòi nước chảy. Điều này giúp loại bỏ các chất có hại ra khỏi mắt, giảm kích ứng và tổn thương mắt. Thời gian xả nước nên kéo dài khoảng 5 phút cho đến khi bạn xác nhận rằng các chất độc hại đã được loại bỏ hoàn toàn.

- Đừng lau mắt một cách bừa bãi: Trong quá trình rửa mắt, cha mẹ nên nhắc nhở con không dụi mắt một cách bừa bãi, vì ma sát sẽ khiến các chất độc hại đi vào mắt sâu hơn, làm tổn thương nặng thêm.

- Đưa con tới bệnh viện kịp thời: Nếu trẻ vẫn cảm thấy khó chịu, đỏ bừng mặt, hoặc mắt đỏ, sưng và đau, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức và tìm kiếm sự trợ giúp y tế chuyên nghiệp.

Dạy con phòng tránh những mối nguy trong nhà

Để tránh tai nạn xảy ra cho trẻ tại chính nhà mình, cha mẹ cần dạy con cách phòng tránh những mối nguy hiểm tiềm ẩn:

- Dùng đồ gia dụng đúng cách: Cần giáo dục trẻ em cách dùng đúng các sản phẩm gia dụng, bao gồm cách sử dụng chất tẩy rửa, nước rửa tay.... Tránh để những chất này dính vào mắt hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

- Học phương pháp xử lý tình huống khẩn cấp: Cha mẹ có thể cùng con học hỏi các phương pháp xử lý khẩn cấp sau khi mắt tiếp xúc với chất độc hại, trong đó có việc rửa mắt ngay lập tức. Hãy cho con bạn làm quen với những phương pháp này để chúng có hành động khắc phục nhanh chóng nếu xảy ra tai nạn.

- Chú ý bảo vệ mắt: Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên dạy con bảo vệ đôi mắt của mình, như đeo kính bảo hộ khi thực hiện các hoạt động cần sử dụng chất có hại như hút bụi, lau chùi...

- Thường xuyên kiểm tra các vật liệu nguy hiểm trong nhà bạn để đảm bảo chúng được cất giữ đúng cách, ngoài tầm tay trẻ em, tránh rò rỉ hoặc các tai nạn khác.

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn