6 sự thật về châm cứu

Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:00 SA(Xem: 7712)
6 sự thật về châm cứu

Châm cứu có nhiều công hiệu: giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật. Nó cũng giúp cải thiện trục trặc về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ...

Theo Magforwomen, châm cứu là một trong những liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Tôn chỉ chữa bệnh của Đông y là tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người, trong khi y học hiện đại cố gắng cân bằng các hóa chất trong cơ thể. Mặc dù phương pháp châm cứu ra đời cách đây hàng thế kỷ, nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ ràng về nó.

1. Kim châm không đau như ta nghĩ

Châm cứu gắn liền với hình ảnh những chiếc kim đâm vào người gây đau đớn, nhăn nhó. Thực ra những chiếc kim châm cứu không giống bất cứ chiếc kim nào được sử dụng để tiêm hay kim may mà nó mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu mỏng như sợi tóc.

Khi những chiếc kim châm cứu được đâm xuyên vào da, bạn chỉ cảm thấy đau nhói lên rồi thôi chứ không giống như cảm giác đau đớn dai dẳng khi bị kim đâm. Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, bạn nên nói với thầy châm cứu trước khi thực hiện.

6 sự thật về châm cứu ít người biết
Ảnh: Magforwomen

2. Châm cứu không chỉ để giảm đau

Châm cứu có rất nhiều công hiệu giúp giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Nó cũng giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ và nhiều triệu chứng khác. Điều quan trọng là bạn phải đến gặp một thầy châm cứu được đào tạo bài bản mới có thể khắc phục những vấn đề này một cách triệt để và an toàn.

3. Châm cứu cũng có liều lượng như uống thuốc

Hầu hết rắc rối về sức khỏe của bạn không thể biến mất nếu chỉ châm cứu vài lần rồi thôi. Cũng giống như việc phải uống thuốc đủ liều để điều trị bệnh, bạn cũng cần thực hiện số lần châm cứu đủ yêu cầu để nhận biết sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu không thấy cải thiện sau 10 lần châm cứu, bạn nên tìm đến thầy thuốc khác.

4. Châm cứu không phải là mê tín

Nói đến châm cứu mọi người thường nghĩ đến mê tín. Nhưng thực chất phương pháp chữa bệnh này không liên quan gì đến tôn giáo hay tín ngưỡng tâm linh cả. Đây là một phần trong ngành y, mục đích của phương pháp này là tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người một cách tự nhiên.

5. Không có những tác dụng phụ thông thường

Châm cứu không có tác dụng phụ như khi chữa trị bằng thuốc Tây. Tác dụng phụ của châm cứu thường tốt cho cơ thể vì nó giúp bạn thư giãn, ngủ tốt hơn, giảm stress và cải thiện tiêu hóa. Năng lượng cơ thể thường tăng lên sau khi điều trị.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Một người đàn ông 44 tuổi tại California (Mỹ) đã trở thành người đầu tiên được sửa gen trực tiếp ngay trong cơ thể mình.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Tuy nhiên, viễn cảnh về cuộc sống thiếu bất kỳ một bộ phận thiết yếu nào đó trong cơ thể quả thật đáng sợ.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Hầu hết các đặc tính và lợi ích từ tỏi đều chứa trong loại muối này. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của muối tỏi.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Dường như câu hỏi, "đi nặng" có nên rặn hay không có vẻ là hơi thừa thãi. Bởi nếu không rặn thì sao tống được chất thải ra khỏi cơ thể?
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Để biết tim vẫn còn hoạt động tốt hay không, hãy dùng tay chạm vào đầu ngón chân của bạn khi vị trí lưng thẳng, theo nghiên cứu mới.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Bill Gates vừa đầu tư 100 triệu USD vào Dementia Discovery Fund, một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên nghiên cứu những phương pháp điều trị hiệu qu
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Phytoestrogens, một hợp chất có nguồn gốc thực vật chủ yếu tìm thấy trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ, tào phớ… luôn được cho là liên quan với ung thư tuyến tiền liệt
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Cực khoái có thể dẫn đến nhiều hiện tượng lạ lùng như hắt hơi, đau đầu và thậm chí gây mất thị lực tạm thời như trường hợp người đàn ông 29 tuổi giấu tên ở Anh.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nhiều bà nội trợ rã đông cho thịt cá trong tủ lạnh, sau đó không nấu hết hoặc vì một lý do nào đó lại cho vào túi/hộp tiếp tục bảo quản trong tủ đông
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nhiều người vẫn thường ăn mít, nhưng rất ít người biết đến những công dụng tuyệt vời của mít.