Bảng Snellen - Phương pháp kiểm tra thị lực phổ biến nhất

Thứ Bảy, 07 Tháng Giêng 20235:00 CH(Xem: 1883)
Bảng Snellen - Phương pháp kiểm tra thị lực phổ biến nhất

Khi bạn đi đến bác sỹ để kiểm tra thị lực chắc chắn bạn đã nhìn thấy cái bảng kinh điển này, có thể là theo dạng các chữ cái, hoặc là theo dạng "E" nhảy lộn đủ 4 hướng, cũng có cả nơi dùng dạng hình ảnh để cho các khách hàng trẻ em có thể đọc dễ dàng hơn. Và dựa vào các kết quả thu được mà bác sỹ có thể đưa ra các kết luận đến việc bạn có cần phải sử dụng thuốc hay bạn có cần phải đeo kính không.

Bảng Snellen theo tiêu chuẩn sẽ hiển thị 11 hàng chữ in hoa. Dòng đầu tiên có một chữ cái rất lớn. Mỗi hàng sau đó có kích thước chữ cái càng nhỏ hơn. Người được kiểm tra sẽ đứng cách biểu đồ khoảng 6 mét (20 feet) và đọc từ đó mà không cần kính hoặc kính áp tròng.

Bài kiểm tra sẽ được thực hiện trên mỗi mắt bằng cách che một mắt và đọc ra dòng chữ nhỏ nhất mà bạn có thể thấy. Số đầu đề cập đến khoảng cách tính bằng feet mà bạn đứng từ biểu đồ. Số dưới cùng cho biết khoảng cách mà một người có thị lực bình thường có thể đọc cùng một dòng mà bạn đọc chính xác. Một người có tầm nhìn 20/20 có thể thấy những gì một người bình thường có thể nhìn thấy trên biểu đồ mắt khi họ đứng cách đó 20 feet.

Bảng kiểm tra thị lực Snellen.Bảng kiểm tra thị lực Snellen.

Bảng này được bác sỹ người Hà Lan Hermann Snellen tạo ra vào năm 1860, cùng với bảng chữ E xoay theo 4 chiều được dùng cho trẻ em hoặc nhưng người không biết chữ chỉ cẩn phải chỉ tay theo 4 hướng để đưa ra kết quả. Sau này còn có cả bảng dạng hình ảnh để thân thiện hơn với trẻ em.

Trước thời điểm biểu đồ này ra mắt thì cách kiểm tra thị lực ở trong tình trạng mạnh ai nấy làm Việc sử dụng bảng Snellen giúp hệ thống hóa và đồng nhất kết quả giữa tất cả các phòng khám mắt và nhà sản xuất kính mắt, giúp giảm rất nhiều thứ như thời gian và tiền bạc của người đi kiểm tra thị lực cũng như của các nhà sản xuất kính mắt. Điều này lại càng quan trọng hơn trong thời điểm cách mạng công nghiệp những năm cuối thế kỷ 19, khi các việc làm đòi hỏi phải có thị lực tốt ngày một nhiều.

Tuy việc này không thể giúp bác sỹ nhãn khoa biết bạn có bị bệnh gì về mắt kiểu như tăng nhãn áp hay võng mạc có vấn đề gì không nhưng đây luôn là 1 phần không thể thiếu trong bất kì các cuộc kiểm tra thị lực nào.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Trên lãnh vực y tế, Le Figaro cho biết « Thành công trong việc ghép hầu như toàn bộ da cho một bé trai 7 tuổi ». Số da được ghép lấy từ các tế bào đã biến đổi gien của chính em bé này.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hiện nay, tỷ lệ người bị mắc ung thư ngày càng nhiều, và ai cũng có thể bị ung thư tìm đến. Bởi vì trong chúng ta có một loại gọi là gen tiền ung thư (proto-oncogene), chỉ cần bị tác động của nhân t
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Hàm răng sáng bóng luôn được coi là răng đẹp và khoẻ khoắn, và bạn cũng dùng mọi cách để làm nó ngày càng trắng hơn. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng: răng có màu vàng khoẻ hơn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Viêm khớp mạn tính là căn bệnh dai dẵng rất khó chịu đặc biệt là vào những ngày trời lạnh. Căn bệnh này đối với y học hiện đại ngày nay là vấn đề nan giải
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cholesterol cao hiện là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Vậy Cholesterol là gì và cách chữa trị hiệu quả như thế nào?
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nếu bạn ăn một quả trứng mỗi ngày chứa 200mg cholesterol, gan sẽ sản xuất bù thêm 800 mg cholesterol nữa.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Châm cứu có nhiều công hiệu: giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật. Nó cũng giúp cải thiện trục trặc về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ...
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Theo thống kê của đài truyền hình CBNC cho thấy, hơn 85% người Mỹ uống cà phê mỗi ngày và hơn 40% dân Mỹ thiếu ngủ. Vì vậy, uống cà phê là một trong những thói quen hằng ngày c
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Tuyến tiền liệt tăng dần kích thước do ảnh hưởng của testosterone có thể khiến nam giới bị đi tiểu nhiều, tiểu gắng sức, tiểu gấp…
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Trước đây hiện tượng khô mắt thường xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay những người nằm trong độ tuổi 20 – 40 tuổi cũng xuất hiện