Đi bộ về vùng nông thôn Nhật Bản: Khám phá linh hồn của xứ sở Phù Tang

Thứ Hai, 11 Tháng Tư 20227:00 SA(Xem: 2125)
Đi bộ về vùng nông thôn Nhật Bản: Khám phá linh hồn của xứ sở Phù Tang

Ngày nay, vùng nông thôn của Nhật Bản vẫn còn lưu giữ lại những nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời.

Nhà tắm của khách sạn ở Kyoto bao giờ cũng đầy ắp tiện nghi như một kiến chứng cho sự tinh tế tỉ mỉ của người Nhật. Chẳng hạn như một bệ ngồi toilet có hệ thống sưởi phun nước, một phần của chiếc gương cỡ lớn vẫn sáng choang sau khi tắm nước nóng sảng khoái, và một chiếc máy sấy tóc thông minh với nhiều chức năng hơn cái mà tôi dùng ở nhà. Tuy nhiên, những tiện ích này không phải lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ vì tôi còn có những chuyến  phiêu lưu đường dài đến các vùng nông thôn hẻo lánh.

Chuyến dừng chân tại một quán trà nhỏ đã làm nổi bật một đặc điểm đầy tự hào khác của nền văn hóa Nhật Bản: tánh nghiêm cẩn trong mọi thứ mà họ làm. Chuẩn bị một tách trà đơn giản cũng cần dành ra không ít thời gian, tâm huyết, quy tắc và lễ nghi trang trọng giống như dành ra công sức để pha chế như một ly cocktail ở quán bar dù cho bạn muốn loại đồ uống của mình được lắc hay khuấy đều. Và nếu bạn thích lắc, kỹ thuật điêu luyện này cũng giống như một buổi trình diễn maracas* chuyên nghiệp, trình bày trong không khí hoành tráng và theo nghi thức riêng của nó. 

Chúng tôi rời Kyoto và 2,000 đền chùa để đi sâu vào vùng nông thôn, lần theo dấu chân của các lãnh chúa Nhật Bản, và các võ sĩ samurai của thế kỷ 17, 18 và 19. Chúng tôi băng qua đoạn đường Kiso của Nakasendo Way — đường cao tốc cổ nối Kyoto với thị trấn Edo, bây giờ thuộc Tokyo, với tốc độ 8 đến 10 dặm mỗi ngày. 

Chúng tôi đi xuyên qua các thị trấn cung cấp chỗ ở và nước giải khát cho những người hành hương. Nét văn hóa này gợi lên cảm giác gần gũi giống như truyền thống mà họ đã làm trong quá khứ. 

Chúng tôi lang thang trên những con đường, vượt qua những ngọn đèo, đến thăm các miếu thờ Thần và chùa cổ Phật giáo thường nằm hun hút trong rừng rậm xanh mướt bạt ngàn. Bên cạnh đó còn có những dòng suối, những con sông và những thác nước đổ ầm ầm mang đến một kiểu thanh thản yên bình khác lạ so với nhiều ngôi đền nằm dọc trên đường.

Tôi có thể cảm nhận hình ảnh các võ sĩ samurai cũng uy dũng bước lên những bậc thang đá đó, rồi dừng chân nghỉ ngơi nhấp ngụm trà tại quán nhỏ, và ngồi trên những chiếc chiếu truyền thống tatami như thế. 

Chúng tôi phiêu bạt dưới từng bóng cây xanh, ngang qua dấu vết của những hòn đá linh thiêng thời xưa cũ, những nhà máy xay gạo truyền thống, và những công trình kiến trúc bằng đá vĩ đại khắc họa hình tượng các vị Thần hoặc tà ma, hoặc thể hiện lòng tôn kính các vị thiên hoàng và người xưa. Có rất nhiều du khách cởi giày và đi dép khi chúng tôi đến thăm các đền thờ, miếu thờ và quán trà.

Mọi người qua đêm tại các nhà trọ nhỏ và ngủ trên những tấm nệm lông êm ái đặt trên sàn nhà. Tuy nhiên, chất lượng phòng ốc ở đây là cơ bản, không có các bữa ăn tối. Chúng tôi thường được chiêu đãi các bữa tiệc thịnh soạn với vô số món ăn từ truyền thống (và hơi lạ miệng so với khẩu vị của tôi) đến những món quen thuộc hơn, chủ yếu là cá nướng.

Hành trình về vùng nông thôn Nhật Bản
Cá nướng Nhật Bản (Ảnh: Pixabay)

Có nhiều nét khác biệt đáng kể so với khách sạn ở Kyoto của chúng tôi. Tôi không có thói quen tắm gội trước khi ngâm mình trong bồn tắm, nhưng đây là một phong tục ở nhà trọ trong khu làng xa xôi Tsumago. Thuật ngữ “tắm” có thể không đúng ở trường hợp này. Thực tế hơn là tôi đã ngồi trên một chiếc ghế đẩu lùn nằm cạnh một loạt các ghế đẩu khác và xả vòi hoa sen lên người. Và từ “nhà tắm” ở đây cũng có thể đánh lừa chúng ta. Nơi này chính xác là các hồ nước nóng hòa điệu cùng thiên nhiên yên tĩnh được bao quanh bởi các tầng đá và khối đá có kích thước to lớn khổng lồ.

Đối với tôi mà nói thì việc này là một sự trải nghiệm kỳ lạ, nhưng hướng dẫn viên đã thông báo cho chúng tôi đó là một câu chuyện diễn ra bình thường ở nơi đây. Tắm đã trở thành một sự kiện xã hội chứ không mang tính riêng lẻ. Sự thân thiết mang tính làng xã đó đã lan tỏa luôn vào các bữa ăn của du khách ở quán trọ. Mọi người mặc chiếc áo choàng yukatas do nhà trọ tặng và ngồi xếp bằng dùng bữa trên những chiếc chiếu tatami truyền thống.

Đôi mắt của tôi say sưa ngắm nhìn những ngôi đền, miếu thờ hoặc các lâu đài khác nhau. Mỗi ngôi đền đều được thiết kế xây dựng một cách nguy nga cổ kính. Tôi bị cuốn hút bởi cuộc sống thường nhật của các vị thiên hoàng, tướng quân, võ sĩ, lãnh chúa cùng thê thiếp, những người nắm giữ nhiều quyền lực trong lịch sử Nhật Bản từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 20.

3_30_Cherry-Blossoms-600x900_
Cứ mỗi độ xuân về, hàng trăm người đổ về lâu đài Hirosaki tráng lệ cùng tham gia lễ hội hoa anh đào. (Ảnh: Koichi Kamoshida/Getty Images)

Cuối cùng đã đến lúc tôi quay trở lại thành phố lớn. Di chuyển từ vùng nông thôn tĩnh lặng đến Tokyo sầm uất kích thích mọi giác quan đã dẫn đến một cú sốc văn hóa trong tôi. Bất chấp sự trỗi dậy của các tòa nhà cao tầng hiện đại của Tokyo, Thời kỳ Edo (1602-1868) vẫn còn ẩn chứa rất nhiều giá trị bên trong đó. Người hướng dẫn tên Paul đã thông báo cho chúng tôi một cách thích thú như thế. Chỉ vào một bộ sưu tập lớn các bức tranh khắc gỗ và hình ảnh cổ có từ những năm 1800, Paul giải thích cách mà mọi góc phố, cây cầu, đường phố và đại lộ lớn đều bắt đầu xây dựng từ thời điểm Mạc phủ Tokugawa đổ bộ vào năm 1590.

Lịch sử thịnh vượng không còn xuất hiện rõ rệt trong các tòa nhà cũng như cách bố trí cảnh quan của thành phố cùng những ngóc ngách ngõ hẻm. Paul đã chỉ cho chúng tôi hình ảnh khớp với những gì chúng tôi đang xem, đã không còn thấy những gì thực sự ở đó, mà chỉ là những gì đã từng có. Qua cách kể chuyện, anh đã làm sống lại những thành tựu của chế độ Mạc phủ Tokugawa, các lãnh chúa và võ sĩ dưới quyền của họ, cũng như các thương nhân và người buôn ngựa cư trú ở đó.

“Nhìn bức này xem?” anh đã chỉ tay vào một bức tranh minh họa lịch sử thời đó. “Đây là nơi chúng ta đang đứng đấy.”

Mặc dù hai thành phố lớn, Tokyo và Kyoto, đã mở rộng tầm nhìn và mang lại nét độc đáo cho chuyến đi, nhưng chính bề dày phong phú và văn hóa lâu đời của tuyến đường Nakasendo (thời Edo của Nhật bản) đã làm cho cuộc hành trình của tôi trở nên vô cùng ý nghĩa. Khi trở về nhà phải đi qua cửa an ninh ở sân bay Narita, việc tháo giày đã không còn khiến tôi cảm thấy nặng nề như trước. Cảm giác dễ chịu như đang ở nhà – cho đến khi tôi buột miệng yêu cầu một đôi dép lê, khiến nhân viên an ninh không khỏi kinh ngạc.

Tham khảo thông tin khi bạn có kế hoạch đến Nhật Bản: WalkJapan.com

Fyllis Hockman là một nhà văn tự do. Truy cập trang web Creators Syndicate tại Creators.com để đọc những tác phẩm của các tác giả khác và họa sĩ vẽ tranh biếm họa của Creators Syndicate. Bản quyền 2022 Creators.com

Chú thích của dịch giả:
Maraᴄaѕ là một nhạᴄ ᴄụ gõ tiếng ồn truуền thống ᴄủa người Ấn Độ Taino, người bản địa ᴄủa Antilleѕ. Bâу giờ mariᴄa đặᴄ biệt phổ biến ở Mỹ Latinh ᴠà đã trở thành một phần không thể thiếu trong âm nhạᴄ địa phương.

Thanh Ân biên dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn