Tận hưởng niềm vui khi ta biết buông tay

Thứ Sáu, 08 Tháng Tư 20223:00 CH(Xem: 1909)
Tận hưởng niềm vui khi ta biết buông tay
Leo Babauta

Những gì ta đang níu giữ có thể khiến ta thêm đau khổ – cho đến khi ta buông bỏ chúng đi

Một số lượng đáng ngạc nhiên những cuộc vật lộn gắng sức hàng ngày của chúng ta bắt nguồn từ các [thói quen] chúng ta đang cố chấp níu giữ, chẳng hạn như ăn quá nhiều, hoặc tâm lý trì hoãn. Nói cách khác, nếu xem xét kỹ hơn, chúng ta có thể thấy rằng thử thách mà chúng ta đang đối mặt ấy là điều mà chúng ta đang chủ động thực thi. Điều ấy cũng có nghĩa rằng đó là thứ mà chúng ta có thể buông bỏ.

Ăn quá nhiều: Ăn uống thì không phải là sai. Tuy nhiên, khi chúng ta ăn để khiến bản thân được khuây khỏa hoặc ăn mà không biết khi nào nên dừng lại theo thói quen, thì điều này có thể khiến ta cảm thấy tồi tệ hoặc dẫn đến sự giảm sút sức khỏe. Khi chúng ta cứ cố an ủi bản thân bằng thức ăn, cứ muốn được thưởng thức một số món ăn nhất định nào đó hàng ngày, hoặc cứ muốn vét sạch mọi thức ăn còn trong đĩa – ngay cả khi đã no bụng – thì điều đó sẽ khiến chúng ta bị ăn quá nhiều.

Làm việc quá sức: Nếu chúng ta đang làm việc quá nhiều, thì chúng ta có thể đang cố chấp vào việc muốn hoàn thành nhiều việc nhất có thể. [Bởi vì điều này] có thể khiến chúng ta cảm thấy mình đủ tốt. Hoặc có lẽ chúng ta đang cố chấp vào việc [muốn thể hiện bản thân] để mọi người thấy chúng ta tốt như thế nào.

Trì hoãn mọi thứ: Sự trì hoãn có thể bắt nguồn từ bất kỳ nguyên nhân nào. [Những nguyên nhân] đó có thể là cố chấp vào sự hoàn mỹ, hay nhận được một kết quả cụ thể khiến chúng ta cảm thấy an toàn hoặc tốt về bản thân. Hay đó có thể là cố chấp vào quyền kiểm soát [tình hình], và [do đó] chúng ta trì hoãn thực hiện những việc mà chúng ta cảm thấy không chắc chắn.

Thất vọng với những người khác: Sự khăng khăng cố chấp ở đây có thể là [muốn] mọi người phải hành xử theo cách chúng ta mong đợi ở họ, hoặc khiến họ phải vui vẻ với chúng ta. Chúng ta có thể bị dính mắc với những kỳ vọng về việc người khác phải nên như thế nào.

Cảm thấy bị lấn át: Chúng ta có thể đang cố chấp vào cảm giác có trật tự, sự đơn giản dễ dàng, hoặc cảm giác biết được chính xác những gì cần phải làm.

Nghiện mạng xã hội: Sự cố chấp [ở đây] có thể là cảm giác thoải mái, hoặc là cảm giác được giải trí. Chúng ta cũng có thể bị níu kéo bởi sự vô tận của những nội dung mới lạ, cũng như khả năng [tìm thấy] một điều gì đó mới mẻ và đáng ngạc nhiên.

Lộn xộn: Nếu chúng ta có quá nhiều thứ lộn xộn, chúng ta có thể đang có sự cố chấp vào [cảm giác] tiện nghi thoải mái và an toàn khi mua sắm và nhận về các bưu kiện qua thư. Chúng ta cũng có thể cố chấp vào [cảm giác] sở hữu [thứ gì đấy] vì những lý do thuộc về cảm xúc. Hoặc có thể đó là những cố chấp được đề cập đến trong phần “Trì hoãn mọi thứ” ở trên.

Hội chứng rối loạn lo âu xã hội: Có rất nhiều lý do dẫn đến hội chứng rối loạn lo âu xã hội, nhưng sự cố chấp [ở đây] có thể là việc [muốn] mọi người nhìn xét chúng ta theo một cách nhất định, hoặc muốn có được cảm giác thoải mái hay an toàn.

Khó khăn phát sinh từ một sự cố chấp không phải là một vấn đề dễ giải quyết. Những khăng khăng cố chấp của chúng ta là một phần [con người] chúng ta. Đôi khi chúng ta thậm chí còn không thể phân biệt được đâu là bản thân mình và đâu là những thứ mà chúng ta chấp nhất vào.

Và điều đó đặt ra những câu hỏi. Liệu chúng ta có thể buông bỏ những điều chúng ta đang níu giữ và cố chấp vào chúng hay không? Nếu chúng ta có thể nhẹ nhàng buông xuống những cố chấp đó, thì ấy là cảm giác như thế nào? 

Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là , và cho câu hỏi thứ hai là tự do.

Khi đối diện với một [điều gì bản thân mình] dính mắc, tôi sẽ thử buông bỏ một cách vui vẻ. Hãy cùng xem điều đó sẽ có thể diễn ra như thế nào trong thực tế.

buông bỏ cố chấp
Khi đối diện với một điều gì bản thân mình dính mắc, tôi sẽ thử buông bỏ một cách vui vẻ (Ảnh: Pixabay)

Hạnh phúc khi buông bỏ

Điều đầu tiên là cần nhận ra rằng cuộc vật lộn gắng sức của chúng ta đến từ một sự níu kéo hay cố chấp [nào đó]. Bạn hãy nhìn lại những điều được liệt kê ở trên và xem có trường hợp nào áp dụng được với bạn không. [Chúng ta] có thể dễ dàng nhìn ra điều đó ở người khác, hoặc cảm thấy tồi tệ về mọi thứ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể đơn giản là nhận thấy những dính mắc của bản thân?

Một khi có thể nhìn ra những cố chấp [của mình], chúng ta có thể thực hành và xem liệu chúng ta có thể đặt xuống điều bản thân đang níu giữ hay không.

Quá trình có thể diễn ra như sau:

  1. Hít vào thở ra. Hãy tập trung vào thời điểm hiện tại.
  2. Hãy để bản thân cảm nhận được cảm xúc đi kèm với sự cố chấp đó. Biết được điều gì đang diễn ra bên trong tâm trí bạn, và cảm nhận của cơ thể bạn.
  3. Tự hỏi xem sự cố chấp đó có giúp ích cho bạn không.
  4. Tự hỏi xem nếu không có sự cố chấp đó thì [hoàn cảnh] có thể sẽ ra sao.
  5. Vui vẻ buông bỏ cố chấp đó tựa như buông tay thả một quả bóng bay. Hãy để nó trôi đi. Ngẫm xem liệu bạn có thể trải qua một vài khoảnh khắc không có cố chấp hay không và xem trạng thái ấy là như thế nào. Bạn sẽ nhận được những gì khi không có cố chấp nào cả?

Bạn hãy thử làm điều này ngay bây giờ xem sao. Có điều gì đó khiến bạn thất vọng, né tránh, say mê đến mức nghiện thứ ấy rồi không? Bạn có thể nhận thấy điều bạn đang níu giữ và vui vẻ buông điều đó xuống không? 

Bạn nhìn nhận điều này như thế nào?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn