Chuột có thể trở thành vật chủ truyền virus corona tiếp theo

Thứ Bảy, 27 Tháng Mười Một 20213:00 SA(Xem: 1966)
Chuột có thể trở thành vật chủ truyền virus corona tiếp theo

MỹNghiên cứu của Đại học Princeton cho thấy chuột có thể là vật mang virus corona không bộc lộ triệu chứng và đại dịch tiếp theo có thể đến từ chúng.

Thụ thể ACE2 (màu xanh) liên kết với gai protein của nCoV giúp virus xâm nhập tế bào. Ảnh: Juan Gaertner

Thụ thể ACE2 (màu xanh) liên kết với gai protein của nCoV giúp virus xâm nhập tế bào. Ảnh: Juan Gaertner

Một số tổ tiên của loài chuột nhiều khả năng đã nhiều lần nhiễm các virus corona, khiến chúng phát triển khả năng chịu đựng hoặc đề kháng mầm bệnh, theo nghiên cứu mới công bố hôm 18/11 trên tạp chí PLOS Computational Biology của nhà khoa học Sean King và Mona Singh ở Đại học Princeton, Mỹ. Điều này dấy lên khả năng chuột hiện đại có thể là ổ lưu trữ virus corona.

SARS-CoV-2, virus gây bệnh Covid-19, có nguồn gốc từ động vật. Nghiên cứu trước đây cho thấy dơi móng ngựa Trung Quốc là vật chủ chứa nhiều loại virus corona và chịu được những virus này mà không có triệu chứng. Việc nhận dạng các động vật khác có thể thích nghi để chung sống với virus corona có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận biết những ổ virus tiềm năng có thể lây lan mầm bệnh mới cho con người.

Trong nghiên cứu mới, King và Singh tiến hành phân tích tiến hóa của thụ thể ACE2 ở nhiều động vật có vú. Đây là thụ thể mà virus corona sử dụng để xâm nhập vào tế bào động vật có vú. Các loài linh trưởng có trình tự axit amin ở vị trí của thụ thể ACE2 gần như không thay đổi. Tuy nhiên, chuột có độ đa dạng lớn hơn và tốc độ tiến hóa ngày càng nhanh ở điểm này. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số loài chuột đã nhiễm virus corona nhiều lần trong thời gian tiến hóa tương đối dài.

"Có khả năng vài loài chuột hiện đại là vật mang virus corona không bộc lộ triệu chứng, bao gồm các loài virus corona chưa được phát hiện", nhóm tác giả nghiên cứu cho biết.

An Khang (Theo Phys.org)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Trên lãnh vực y tế, Le Figaro cho biết « Thành công trong việc ghép hầu như toàn bộ da cho một bé trai 7 tuổi ». Số da được ghép lấy từ các tế bào đã biến đổi gien của chính em bé này.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hiện nay, tỷ lệ người bị mắc ung thư ngày càng nhiều, và ai cũng có thể bị ung thư tìm đến. Bởi vì trong chúng ta có một loại gọi là gen tiền ung thư (proto-oncogene), chỉ cần bị tác động của nhân t
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Hàm răng sáng bóng luôn được coi là răng đẹp và khoẻ khoắn, và bạn cũng dùng mọi cách để làm nó ngày càng trắng hơn. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng: răng có màu vàng khoẻ hơn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Viêm khớp mạn tính là căn bệnh dai dẵng rất khó chịu đặc biệt là vào những ngày trời lạnh. Căn bệnh này đối với y học hiện đại ngày nay là vấn đề nan giải
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cholesterol cao hiện là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Vậy Cholesterol là gì và cách chữa trị hiệu quả như thế nào?
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nếu bạn ăn một quả trứng mỗi ngày chứa 200mg cholesterol, gan sẽ sản xuất bù thêm 800 mg cholesterol nữa.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Châm cứu có nhiều công hiệu: giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật. Nó cũng giúp cải thiện trục trặc về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ...
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Theo thống kê của đài truyền hình CBNC cho thấy, hơn 85% người Mỹ uống cà phê mỗi ngày và hơn 40% dân Mỹ thiếu ngủ. Vì vậy, uống cà phê là một trong những thói quen hằng ngày c
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Tuyến tiền liệt tăng dần kích thước do ảnh hưởng của testosterone có thể khiến nam giới bị đi tiểu nhiều, tiểu gắng sức, tiểu gấp…
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Trước đây hiện tượng khô mắt thường xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay những người nằm trong độ tuổi 20 – 40 tuổi cũng xuất hiện