Phát hiện trường hợp lá lách “lang thang” hiếm gặp

Thứ Ba, 14 Tháng Chín 20211:00 SA(Xem: 1999)
Phát hiện trường hợp lá lách “lang thang” hiếm gặp
la-lach-lang-thang-696x390

Một người phụ nữ bị đau bụng đến khoa cấp cứu và rất sốc khi biết được nguồn gốc dẫn đến cơn đau của mình. Đó là lá lách của cô di chuyển lệch khoảng 30 cm so với vị trí ban đầu.

Tình trạng hiếm gặp được gọi là lá lách “lang thang” này xảy ra khi các dây chằng có chức năng giữ lá lách tại chỗ trở nên lỏng và giãn. Lá lách, bộ phận lọc máu trong cơ thể và tạo ra các tế bào miễn dịch, thường nằm phía trên dạ dày, ở bên trái của bụng.

Trong trường này, khi một người phụ nữ 36 tuổi đến khám tại Michigan Medicine ở Ann Arbor, các bác sĩ đã tìm thấy lá lách của cô ở bên phải của bụng. “Nó đã di chuyển khoảng 30cm” – TS Alexander Wester, bác sĩ nội trú về nội khoa tại Michigan Medicine trao đổi với Live Science.

Trước đó, 2 ngày trước khi biết về tình trạng kỳ lạ của mình, bệnh nhân đã trải qua một cuộc kiểm tra ung thư gan, trong đó các bác sĩ đã chụp ảnh y tế vùng bụng của cô và thấy lá lách của cô vẫn nằm ở vị trí bình thường. Một ngày sau đó, nữ bệnh nhân bắt đầu bị đau bụng và nôn mửa.

Tại khoa cấp cứu, các bác sĩ đã tiến hành lần chụp cắt lớp mới và phát hiện chỉ trong khoảng thời gian ngắn đó, lá lách của cô đã di chuyển hoàn toàn sang phần đối diện trên cơ thể.

Nhưng đâu là lý do dẫn đến hiện tượng này? Sự chuyển động có thể xuất phát từ gan của cô ấy, cơ quan kết nối với lá lách qua một hệ thống các tĩnh mạch.

Theo Mayo Clinic, người phụ nữ này mắc một bệnh lý về gan được gọi là viêm đường mật xơ cứng nguyên phát, một căn bệnh tiến triển có biểu hiện là tình trạng viêm nhiễm trong đường mật dẫn chất lỏng tiêu hóa từ gan đến ruột non. Tình trạng viêm này gây ra sẹo nặng ở gan, được gọi là xơ gan, khiến máu khó lưu thông qua cơ quan.

TS Alexander Wester cho biết thêm: “Giống như một đường ống bị tắc, điều này làm cho máu bị ứ lại, và một trong những nơi nó bị ứ lại là lá lách. Theo thời gian, lá lách trở nên lớn hơn để cố gắng chứa tất cả lượng máu bổ sung. Khi lá lách lớn hơn, các dây chằng xung quanh nó có thể bị kéo giãn, khiến lá lách thoát khỏi vị trí bình thường của nó là ở vùng bụng trên. Đó chính là hiện tượng “lang thang””.

Theo Tổ chức quốc gia về Các chứng Rối loạn hiếm gặp, lá lách lang thang cũng có thể xảy ra do các tình trạng bẩm sinh, trong đó trẻ sinh ra với dây chằng yếu hoặc bị thiếu mà bình thường có chức năng ổn định vị trí của lá lách.

Tình trạng này cũng có thể phát sinh ở tuổi trưởng thành do chấn thương thể chất hoặc các tình trạng khác có thể làm suy yếu các dây chằng gần lá lách, chẳng hạn như các bệnh mô liên kết hoặc thậm chí là việc mang thai.

“Nguy cơ lớn nhất của việc để lá lách đi lang thang không được điều trị là nhồi máu lá lách. Có những mạch máu đi gần lá lách có thể bị xoắn và cắt đứt nguồn cung cấp máu cho lá lách. Điều này có thể dẫn đến cơn đau dữ dội và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị”.

“Tuyến tụy, nơi sản xuất hormone và enzym tiêu hóa cũng được kết nối với lá lách qua các mạch máu và có thể bị viêm khi lá lách đi lạc chỗ” – TS Alexander Wester nhấn mạnh.

“Bạn có thể sống mà không có lá lách nguyên vẹn, và hầu hết bệnh nhân nên cắt bỏ lá lách của họ nếu gặp phải tình trạng này” – TS Alexander Wester cho biết. Tuy nhiên, bệnh nhân đang được đánh giá để cấy ghép gan vào thời điểm đó.

Vì vậy, việc cắt bỏ lá lách của bệnh nhân đã được hoãn lại tới một thời gian nào đó trong tương lai. Trong thời gian chờ đợi, bệnh nhân có lá lách “lang thang” đã được điều trị kiểm soát cơn đau và truyền nước, đồng thời chứng đau bụng và nôn mửa đã được giải quyết.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Trên lãnh vực y tế, Le Figaro cho biết « Thành công trong việc ghép hầu như toàn bộ da cho một bé trai 7 tuổi ». Số da được ghép lấy từ các tế bào đã biến đổi gien của chính em bé này.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hiện nay, tỷ lệ người bị mắc ung thư ngày càng nhiều, và ai cũng có thể bị ung thư tìm đến. Bởi vì trong chúng ta có một loại gọi là gen tiền ung thư (proto-oncogene), chỉ cần bị tác động của nhân t
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Hàm răng sáng bóng luôn được coi là răng đẹp và khoẻ khoắn, và bạn cũng dùng mọi cách để làm nó ngày càng trắng hơn. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng: răng có màu vàng khoẻ hơn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Viêm khớp mạn tính là căn bệnh dai dẵng rất khó chịu đặc biệt là vào những ngày trời lạnh. Căn bệnh này đối với y học hiện đại ngày nay là vấn đề nan giải
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cholesterol cao hiện là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Vậy Cholesterol là gì và cách chữa trị hiệu quả như thế nào?
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nếu bạn ăn một quả trứng mỗi ngày chứa 200mg cholesterol, gan sẽ sản xuất bù thêm 800 mg cholesterol nữa.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Châm cứu có nhiều công hiệu: giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật. Nó cũng giúp cải thiện trục trặc về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ...
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Theo thống kê của đài truyền hình CBNC cho thấy, hơn 85% người Mỹ uống cà phê mỗi ngày và hơn 40% dân Mỹ thiếu ngủ. Vì vậy, uống cà phê là một trong những thói quen hằng ngày c
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Tuyến tiền liệt tăng dần kích thước do ảnh hưởng của testosterone có thể khiến nam giới bị đi tiểu nhiều, tiểu gắng sức, tiểu gấp…
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Trước đây hiện tượng khô mắt thường xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay những người nằm trong độ tuổi 20 – 40 tuổi cũng xuất hiện