Phát hiện thuốc khiến nCoV nhân lên chậm hơn 1.000 lần

Thứ Tư, 17 Tháng Hai 20217:00 CH(Xem: 3630)
Phát hiện thuốc khiến nCoV nhân lên chậm hơn 1.000 lần
hrsACE2-uc-che-ncov-696x418

Thuốc thử nghiệm hrsACE2 có thể ngăn chặn hiệu quả cửa ngõ vào tế bào mà nCoV sử dụng để lây nhiễm sang vật chủ.

Phát hiện công bố trên tạp chí Cell của nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Josef Penninger ở Đại học British Columbia (UBC), Canada, hứa hẹn trở thành phương pháp điều trị có thể ngăn chặn sớm quá trình lây nhiễm của nCoV. Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về các đặc điểm quan trọng của nCoV, virus gây Covid-19 và những tương tác của nó ở cấp tế bào, cũng như cách virus lây nhiễm sang mạch máu và thận, theo Penninger, giáo sư y khoa kiêm giám đốc Viện Khoa học Đời sống ở UBC.   

ACE2, protein ở bề mặt màng tế bào, là tâm điểm chú ý của cộng đồng nghiên cứu bởi thụ thể này liên kết với protein hình gai của nCoV, tạo điều kiện cho virus xâm nhập tế bào chủ. Trong nghiên cứu trước đó, Penninger và đồng nghiệp ở Đại học Toronto, Canada, và Viện Sinh học Phân tử tại Vienne, Áo, lần đầu tiên nhận dạng ACE2. Họ nhận thấy ở tổ chức sống, ACE2 là thụ thể đóng vai trò chủ chốt đối với virus SARS gây hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng năm 2002 – 2003. Phòng thí nghiệm của ông cũng tìm ra mối liên hệ giữa ACE2 với cả bệnh tim mạch và bệnh suy phổi.   

Trong khi Covid-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, các nhân viên y tế gặp khó khăn trong công tác điều trị những ca nhiễm bệnh nặng do chưa có liệu pháp kháng virus hoặc phương pháp điều trị nhắm vào thụ thể ACE2 ở cấp phân tử được thông qua. “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng trực tiếp cho thấy một loại thuốc ký hiệu APN01 hay hrsACE2 (enzyme chuyển đổi angiotensin 2 hòa tan tái kết hợp ở người) là liệu pháp kháng virus hữu ích trong điều trị Covid-19. hrsACE2 sẽ sớm được thử nghiệm lâm sàng bởi công ty công nghệ sinh học Apeiron Biologics của Áo”, tiến sĩ Art Slutsky, nhà khoa học ở Trung tâm khoa học y sinh Keenan thuộc Bệnh viện St. Michael kiêm giáo sư ở Đại học Toronto, người cộng tác với nhóm nghiên cứu, cho biết.   

Trong môi trường nuôi cấy tế bào, hrsACE2 có tác dụng ức chế khiến nCoV nhân lên chậm hơn 1.000 – 5000 lần so với bình thường. Ở bản sao của mạch máu và thận người, những mô 3D cực nhỏ được nuôi cấy từ tế bào gốc gọi là organoid, nhóm nghiên cứu nhận thấy nCoV có thể trực tiếp lây nhiễm và nhân lên ở các mô này. Phát hiện này cung cấp thông tin quan trọng về sự phát triển của dịch bệnh, phù hợp với thực tế nhiều ca nhiễm Covid-19 nặng bị suy đa tạng và tổn thương hệ tim mạch. hrsACE2 cũng giúp giảm sự lây nhiễm của nCoV ở organoid.   

“Sử dụng organoid cho phép chúng tôi kiểm tra nhanh các phương pháp điều trị đang được sử dụng với những bệnh khác hoặc sắp được thông qua. Organoid cũng giúp tiết kiệm thời gian cần dùng để thử nghiệm thuốc mới ở người”, Núria Montserrat, giáo sư tại Viện kỹ thuật sinh học tại Catalonia, Tây Ban Nha, cho biết.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Y học dân gian cổ xưa đúc kết lại rất nhiều bí quyết dưỡng sinh tuy rất giản dị nhưng thực ra lại vô cùng giản dị. Con người hòa mình cùng Trời Đất,
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ đã nêu rõ chế độ ăn uống của người Ai Cập cổ đại. Bằng cách phân tích nguyên tử carbon của các xác ướp sống khoảng năm
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Thịt đã trở thành món ăn thường ngày không thể thiếu trong bữa ăn, nhưng có bao giờ bạn nghĩ nếu bữa ăn thiếu đi món thịt thì cơ thể sẽ như thế nào không?
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Eddie Lin có thử uống rượu rắn cách đây 16 năm khi một người bạn mua một chai rượu ở một cửa hàng bán rượu và thuốc bắc ở trung tâm
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Sự cân bằng axit – kiềm trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể nhiễm axit trong một thời gian dài sẽ làm thay đổi môi trường máu,
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Thực phẩm chế biến sẵn rất tiện lợi với cuộc sống bận rộn của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, trong chúng có thể ẩn chứa những thành phần không được hấp dẫn cho lắm.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cách chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà là điều rất nhiều bệnh nhân mong muốn. Bị bệnh trĩ (lòi dom) gây khổ sở cho rất nhiều người
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Uống trà chống ung thư ư? Có thể mọi người thường hay nghe về những lợi ích của việc uống trà, vậy uống trà có thể chống ung thư hay không?
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20178:00 SA
“10 năm tới, ung thư ở Trung Quốc sẽ như giếng phun! 33% gia đình Trung Quốc sẽ vì thế mà phải dùng hết tất cả những gì tích góp được!”
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng sex lý tưởng nên kéo dài trong bao lâu. Các tác giả bài viết cho tạp chí Men's Health nổi tiếng nói rằng để