Hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu

Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 20217:00 CH(Xem: 5338)
Hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu
Chú thích ảnh
Nguyên nhân của hiện tượng nóng lên toàn cầu xảy ra kể từ sau thời kỳ cách mạng công nghiệp đều là do khí thải nhà kính sinh ra trong các hoạt động của con người. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Từ giữa thế kỷ 19, nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất đã tăng trung bình hơn 1°C, làm tăng tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, siêu bão... Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế muốn làm rõ hơn mức độ nóng lên toàn cầu do các hoạt động của con người trực tiếp gây ra thông qua phát thải khí nhà kính và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, so với quá trình hoạt động tự nhiên của Trái Đất. Những hoạt động tự nhiên này bao gồm hiện tượng núi lửa phun trào và những thay đổi về nhiệt Mặt Trời. Đây được coi là nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất theo quan điểm của những người thuộc chủ nghĩa hoài nghi và phủ nhận biến đổi khí hậu.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 13 mô hình khí hậu khác nhau để mô phỏng sự thay đổi nhiệt độ Trái Đất theo 3 kịch bản gồm sự thay đổi nhiệt độ do các sol khí - hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng trong không khí hoặc chất khí khác; do các quá trình tự nhiên của Trái Đất, và do khí thải nhà kính. Kết qủa cho thấy khí thải do hoạt động của con người khiến nhiệt độ Trái Đất tăng từ 0,9-1,3°C, hoàn toàn phù hợp với mức tăng nhiệt độ 1,1°C trên toàn cầu hiện nay. 

Nhà khoa học Nathan Gillet tại Trung tâm Mô hình hóa và Phân tích Khí hậu, Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu chủ yếu là do con người. 

Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 khiến lượng khí thải gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu giảm khoảng 7% nhưng nồng độ ô nhiễm carbon tiếp tục tăng. Liên hợp quốc cho biết để kiểm soát được mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 1,5°C như mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, các năm tới, lượng khí phát thải phải giảm xuống mức tương tự năm 2020.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Bạn có biết, từ độ dài ngón tay đến sức nắm của bàn tay đều có thể tiết lộ nguy cơ tiềm tàng của nhiều vấn đề sức khỏe?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Dưới đây là một số tổng hợp của Cara Lee về lợi ích của nước mắt cho sức khỏe của chúng ta.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Ung thư buồng trứng có thể gây tử vong khi tế bào phát triển ở giai đoạn không kiểm soát. Thế nhưng, không phải chị em
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn