Đeo khẩu trang y tế thường xuyên có ảnh hưởng da?

Thứ Bảy, 16 Tháng Giêng 20211:00 CH(Xem: 3089)
Đeo khẩu trang y tế thường xuyên có ảnh hưởng da?
deo-khau-trang

Đeo khẩu trang y tế thường xuyên có gây kích ứng da không? Nên đeo khẩu trang như thế nào để vừa phòng bệnh vừa không ảnh hướng tới da?

 Khẩu trang y tế là loại khẩu trang giấy không thấm hút, thường cấu tạo 2-3 lớp trở lên: 1-2 lớp giấy dạng lưới ở bên ngoài, 1 lớp giấy dày hơn ở trong. 

Khẩu trang y tế thường được dùng để cản dịch tiết, vi khuẩn từ miệng, đường hô hấp của người mang mầm bệnh bắn ra ngoài khi nói chuyện, hắt hơi, làm giảm lây bệnh cho những người xung quanh. 

Việc tiếp xúc bề mặt trong của khẩu trang y tế hiếm gây viêm da kích ứng mà có thể gây viêm da do bị cọ xát, tì đè.

Tuy nhiên do khẩu trang không thấm hút, loại da nhờn có thể bị ứ đọng tích tụ chất bã nhờn trên da sau khi đeo khẩu trang một thời gian dài (trên 30 phút). Hệ lụy là da bị đỏ, tróc vảy mịn, ngứa rát do cọ xát; hoặc bị tăng nặng tình trạng nhờn, mụn trứng cá, các viêm da do chất bã nhờn…

Để giảm thiểu tình trạng này, người đeo có thể lót thêm lớp thấm hút mịn, cụ thể là hai bên má, để giúp làn da tránh bị tác động do việc chuyển động nhẹ của khẩu trang theo nhịp thở, cử động nói… và tránh bị ứ đọng chất bã nhờn, mồ hôi trên bề mặt da.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng da mà có cách chăm sóc da sau khi sử dụng khẩu trang đúng cách. Bước làm sạch da rất quan trọng, chọn sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không có chất tẩy rửa để làm sạch da, thoáng lỗ chân lông, ngăn nhờn tích tụ; sau đó da cần được bảo vệ chống nắng và cung cấp dưỡng ẩm vừa đủ cho da. 

Động tác chăm sóc da cần nhẹ nhàng tối đa, rửa mặt nhanh, không nên dùng nước nóng hay ấm mà nước mát bình thường… để da gần với môi trường tự nhiên nhất có thể.

Việc sử dụng khẩu trang y tế trong mùa dịch là cần thiết để phòng bệnh, nhưng cũng có thể sử dụng khẩu trang vải đảm bảo vệ sinh, giặt ủi thường xuyên, vừa giúp bảo vệ mình trước dịch bệnh vừa bảo vệ da hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc cung cấp nguồn dinh dưỡng từ bên trong không chỉ giúp da được nuôi dưỡng đúng và đủ mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại dịch bệnh. Uống nước đủ, ăn các loại rau xanh đảm bảo an toàn thực phẩm, các vitamin từ các loại trái cây… rất cần thiết trong mùa dịch cũng như thời tiết nắng nóng hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Bạn có biết, từ độ dài ngón tay đến sức nắm của bàn tay đều có thể tiết lộ nguy cơ tiềm tàng của nhiều vấn đề sức khỏe?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Dưới đây là một số tổng hợp của Cara Lee về lợi ích của nước mắt cho sức khỏe của chúng ta.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Ung thư buồng trứng có thể gây tử vong khi tế bào phát triển ở giai đoạn không kiểm soát. Thế nhưng, không phải chị em
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn