Tại sao lại đau điếng khi vấp ngón chân trúng cục đá?

Thứ Bảy, 09 Tháng Giêng 202111:00 SA(Xem: 4046)
Tại sao lại đau điếng khi vấp ngón chân trúng cục đá?

vap-chan-vao-cuc-da-1

Một vết đứt tay, đôi môi khô nứt nẻ hay va ngón chân vào cục đá. Mặc dù vết thương đó chả thấm vào đâu nhưng cảm giác mà chúng mang lại vô cùng thốn. Vậy tại sao khi bị thương ở các chi, ta lại có cảm giác cực thốn, một cái thốn khó tả hơn bất cứ thứ gì, tất cả đều có nguyên nhân!

Khi ngón chân của bạn bị va đập với một lực tương tự như một cú đấm.

Khi ngón chân của bạn bị va đập với một lực tương tự như một cú đấm. Vì ngón chân có diện tích bề mặt nhỏ, lực đó không thể lan ra, nên cơn đau vẫn tập trung tại điểm va chạm. Đó là cùng một lý do khiến nó đau hơn rất nhiều khi giẫm phải một vật nhọn so với vật nhẵn.

Bạn không chỉ cảm thấy sốc ngay lập tức như khi giẫm phải một vật nhọn, sau đó là cơn đau nhói đến sau. Đó là bởi vì ngón chân chứa các bó dây thần kinh đặc biệt gọi là Nociceptor. Khi bị va đập, tín hiệu cảnh báo từ bó thần kinh sẽ được kích hoạt cùng lúc, tuy nhiên, tốc độ truyền đi là khác nhau.

Nociceptor A nhanh hơn, chạy ở tốc độ 20 mét mỗi giây
  • Nociceptor A nhanh hơn, chạy ở tốc độ 20 mét mỗi giây qua hàng ngàn sợi thần kinh và cuối cùng đến não của bạn. Điều đó gây ra cơn đau đột ngột mà bạn cảm nhận tại thời điểm va chạm.
Nociceptor A nhanh hơn, chạy ở tốc độ 20 mét mỗi giây
  • Nociceptor C chậm hơn với tốc độ chỉ 2 mét mỗi giây. Vì vậy, sau một thời gian trì hoãn, làn sóng tín hiệu đau thứ hai đến não của bạn tạo ra cảm giác nhói đau âm ỉ kéo dài.
Nociceptor C chậm hơn với tốc độ chỉ 2 mét mỗi giây.

Bạn có thể tìm thấy các bó dây thần kinh Nociceptor ở khắp cơ thể, nhưng chúng tập trung với mật độ cao nhất trong các bộ phận cơ thể mà bạn sử dụng để khám phá môi trường như đầu ngón tay, ngón chân và đôi môi. Đó là lý do tại sao tai nạn như đứt tay, vấp chân và nứt môi sẽ để lại cảm giác cực kì thốn.

Cảm giác đau mà chúng ta cảm nhận được là một cách tiến hoá từ tổ tiên của chúng ta

Các nhà nghiên cứu cho rằng cảm giác đau mà chúng ta cảm nhận được là một cách tiến hoá nhằm tăng khả năng sinh tồn từ thời tổ tiên chúng ta. Trở lại trước khi có kháng sinh, ngay cả vết cắt nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng chết người vì bàn chân thường xuyên tiếp xúc với bề mặt bẩn, nhiễm vi khuẩn đặc biệt dễ bị tổn thương. Vì vậy, những người có bàn chân nhạy cảm có thể đã cẩn thận trong khi bước đi, do đó, họ sẽ ít bị nhiễm trùng hơn và sống sót để truyền lại gen này cho thế hệ sau.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Kế hoạch ghép đầu người của bác sĩ Canavero làm dấy lên nhiều tranh cãi từ các chuyên gia phẫu thuật thần kinh khác.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tôi đang có mặt trong một phòng nghiên cứu dưới lòng đất, bao quanh bởi rừng rậm gần Cologne, Đức.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20178:00 CH
(NLĐO)- Bác sĩ người Ý Sergio Canavero tuyên bố đã sẵn sàng để thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu tại Trung Quốc.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Các bài tập massage cơ mặt đơn giản trong vòng 1 phút giúp chị em phái đẹp thư giãn và giải toả phần nào áp lực trong cuộc sống.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Công việc của chị Ánh Tuyết là hàng ngày lên sân thượng ngắm vườn rau và thu hoạch những loại rau mà mình thích, các việc còn lại đã có chồng chị lo.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tin "bác sĩ Google" và dùng kháng sinh cho trẻ em là một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Để giữ gìn vóc dáng cùng sức khỏe, ca sĩ Blake Shelton chạy bộ mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhanh.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Có nhiều nguyên nhân gây ra mùi cho cơ thể có thể bạn đã biết và phòng tránh, nhưng cũng có vài nguyên nhân mà bạn chưa biết
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20178:00 CH
75% người suy giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Một người đàn ông 44 tuổi tại California (Mỹ) đã trở thành người đầu tiên được sửa gen trực tiếp ngay trong cơ thể mình.