Cà phê đắng, sao nhiều người lại “ghiền”?

Thứ Sáu, 10 Tháng Bảy 20201:00 CH(Xem: 4031)
Cà phê đắng, sao nhiều người lại “ghiền”?
Caphe

Đó là kết quả của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports. Theo các nhà nghiên cứu, sự mẫn cảm này không chỉ đơn thuần là vấn đề về hương vị, thực tế nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi cấu trúc di truyền.

Marilyn Cornelis, phó giáo sư Đại học Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Chicago, Mỹ) cho biết: “Bạn có thể cho rằng những người đặc biệt nhạy cảm với vị đắng sẽ uống ít cà phê hơn nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiều người có khả năng thưởng thức vị đắng của thực phẩm, đặc biệt là vị đắng của caffeine. Cơ thể họ dường như có một “cơ chế” để trở nên yêu thích những hương vị khó nuốt”.

Phát hiện này được cho là khá bất ngờ, bởi lẽ vị đắng thường được xem như một tín hiệu trong “cơ chế cảnh báo nguy hiểm”, yêu cầu con người ta phải “nhổ ra” những chất có hại.

Trưởng nhóm nghiên cứu Jue Sheng Ong, đến từ Viện nghiên cứu Y học QIMR Berghofer (Brisbane, Australia), cho biết mục đích của họ là tìm hiểu xem các yếu tố di truyền ảnh hưởng ra sao đến mức độ tiêu thụ đồ uống có vị đắng như trà, cà phê và rượu.

“Vị đắng tưởng chừng giống nhau, song chúng tôi nhận thấy vị đắng của mầm cải Brussels, tonic (chứa hợp chất có vị đắng được gọi là quinine) và caffeine là hoàn toàn khác biệt. Điều này được xác định một phần bởi gene của chúng ta”, Ong cho biết.

Để có được phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã xem xét cấu trúc di truyền và lượng đồ uống có vị đắng được tiêu thụ mỗi ngày của hơn 400.000 người dân ở Anh.

Kết quả cho thấy những người có gen nếm vị đắng của rau xanh (như cải Brussels) có nhiều khả năng thích trà hơn cà phê. Họ cũng có xu hướng tránh uống rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ, hơn những người không có những biến thể gen này.

Theo Jue Sheng Ong, kết quả này có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu về chứng nghiện rượu hoặc một loại đồ uống nào đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn