Làm đẹp kinh dị: Giải mã công dụng của nọc rắn hổ mang

Thứ Hai, 30 Tháng Ba 20203:00 CH(Xem: 5019)
Làm đẹp kinh dị: Giải mã công dụng của nọc rắn hổ mang

Không ít ngôi sao nổi tiếng như Gwyneth Paltrow, Katie Holmes và Debra Messing đều tin tưởng lựa chọn sản phẩm từ nọc độc của rắn để làm đẹp.

Siêu mẫu Kate Moss của Hollywood coi nọc rắn là phương thuốc níu giữ sắc đẹp hiệu quả như botox. Các mũi chích nọc rắn vào da có tác dụng giảm nếp nhăn, mịn da rất hiệu quả và không làm cơ mặt tê liệt.

Trong giới làm đẹp, nọc rắn là tinh chất làm đẹp quý hiếm, có nhiều tác dụng đối với làn da.

Theo nhà nghiên cứu Bryan Fry (chuyên gia về nghiên cứu rắn độc, Australia), sau phân tích ADN đã phát hiện ra phần lớn protein, enzyme có trong nọc độc rắn khá gần với các thành phần trong cơ thể rắn.

Chất Cytotoxins có tính chất phá hủy tế bào siêu mạnh. Ứng dụng điều đó, các nhà nghiên cứu đã điều chế thành công huyết thanh tiêu độc từ nọc rắn, có khả năng phá hủy tế bào đánh bay các đốm nâu, ức chế quá trình hình thành melanin, ngăn ngừa tình trạng da cháy nắng, sạm nám.

Làm đẹp kinh dị: Giải mã công dụng của nọc rắn hổ mang - Ảnh 1.

Tại Thuỵ Sỹ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển thành công hợp chất Syn-ake dựa trên việc bắt chước 1 loại protein tìm thấy trong nọc độc rắn.

Nọc độc từ rắn này là một thay thế cho botox. Hợp chất này được cho là để làm giãn các nếp nhăn, giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và lão hóa theo thời gian.

Nhiều tài liệu học thuật chứng minh rằng, trong nọc độc rắn chứa thành phần protein, kết quả của sự biến đổi từ nước bọt rắn, có chức năng phá vỡ, tiêu hóa con mồi.

Không chỉ vậy, trong nọc rắn còn có nhiều tinh chất khác như collagen, phôi thai cá, acid hyaluronic, protein tơ tằm, các loại vitamin B3, C, E giúp thanh tẩy lớp sừng biểu bì, duy trì độ ẩm cho da, phá hủy các đốm thâm nám lâu năm, không gây ra phản ứng phụ nào.

Ngoài ra, các acid hyaluronic, protein tơ tằm trong nọc rắn còn có thể bổ sung đủ lượng nước cần thiết nhằm duy trì độ ẩm cho da, thanh tẩy lớp tế bào sừng và tăng cường sức đề kháng, từ đó, kích thích lớp tế bào mới được tái sinh và nuôi dưỡng làn da.

Làm đẹp kinh dị: Giải mã công dụng của nọc rắn hổ mang - Ảnh 2.

Cận cảnh lấy nọc từ rắn hổ mang chúa.

Vậy làm đẹp từ nọc rắn có rủi ro hay không?

Câu trả lời: Có.

Nọc rắn là một tử thần với sắc đẹp!

Nghe có vô lý hay không? Điều đó thực sự xảy ra nếu công nghệ tách độc khỏi nọc rắn bị làm sai, dĩ nhiên chẳng có ai sống được khi tiêm nọc độc vào cơ thể hoặc bôi thứ chết người ấy lên da của mình cả.

Theo Wellcome Trust, thế giới đang thiếu 50% số thuốc chống nọc cần thiết. Chưa kể, rắn sống ở mỗi vùng lại có nọc độc riêng vậy nên không phải nọc của loài rắn nào cũng có thể “đắp mặt”.

Gần như tất cả các loại nọc rắn đều chứa hyaluronidaza - enzym đảm bảo sự khuếch tán nhanh của nọc.

Nếu sử dụng nọc rắn sai cách trong làm đẹp, ngoài việc khiến máu lưu thông trong cơ thể bị rối loạn, nọc độc của rắn còn gây suy thận cấp tính, sưng mí mắt, khó khăn khi nói, toàn cơ thể trở nên yếu ớt.

Trong lúc chờ đợi những thành tựu mới của các nhà khoa học, thì việc trúng nọc độc của hổ mang và làm sao để tránh cái chết chắc chắn vẫn là vấn đề cần quan tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Dường như câu hỏi, "đi nặng" có nên rặn hay không có vẻ là hơi thừa thãi. Bởi nếu không rặn thì sao tống được chất thải ra khỏi cơ thể?
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Để biết tim vẫn còn hoạt động tốt hay không, hãy dùng tay chạm vào đầu ngón chân của bạn khi vị trí lưng thẳng, theo nghiên cứu mới.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Bill Gates vừa đầu tư 100 triệu USD vào Dementia Discovery Fund, một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên nghiên cứu những phương pháp điều trị hiệu qu
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Phytoestrogens, một hợp chất có nguồn gốc thực vật chủ yếu tìm thấy trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ, tào phớ… luôn được cho là liên quan với ung thư tuyến tiền liệt
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Cực khoái có thể dẫn đến nhiều hiện tượng lạ lùng như hắt hơi, đau đầu và thậm chí gây mất thị lực tạm thời như trường hợp người đàn ông 29 tuổi giấu tên ở Anh.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nhiều bà nội trợ rã đông cho thịt cá trong tủ lạnh, sau đó không nấu hết hoặc vì một lý do nào đó lại cho vào túi/hộp tiếp tục bảo quản trong tủ đông
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nhiều người vẫn thường ăn mít, nhưng rất ít người biết đến những công dụng tuyệt vời của mít.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Ăn pizza cũng là một nghệ thuật. Và nghệ thuật đó thậm chí có thể chứng minh bằng toán học.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Y học dân gian cổ xưa đúc kết lại rất nhiều bí quyết dưỡng sinh tuy rất giản dị nhưng thực ra lại vô cùng giản dị. Con người hòa mình cùng Trời Đất,
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ đã nêu rõ chế độ ăn uống của người Ai Cập cổ đại. Bằng cách phân tích nguyên tử carbon của các xác ướp sống khoảng năm