Phòng ngừa nhiễm COVID-19: Cách tốt nhất và cũng khó làm nhất

Thứ Năm, 19 Tháng Ba 20201:00 CH(Xem: 5022)
Phòng ngừa nhiễm COVID-19: Cách tốt nhất và cũng khó làm nhất

Trong khi dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) đang lan rộng ra toàn cầu thì các biện pháp phòng ngừa cũng xuất hiện như đeo khẩu trang, rửa tay, tránh chỗ đông người v.v… Tuy nhiên, có một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất nhưng cũng khó làm nhất, đó chính là đừng đưa tay lên mặt.

shutterstock_1628126794
(Ảnh: Shutterstock)

Chúng ta dễ bắt gặp trên truyền hình hay internet, các chuyên gia khuyên rằng để tránh nhiễm COVID-19, hãy rửa tay thường xuyên và không nên đưa tay lên dụi mắt, ngoáy mũi hay chạm vào miệng, vào mặt. Tuy nhiên, đôi lúc chính người đưa ra lời khuyên cũng trong vô thức mà đưa tay lên mặt.

Thật sự hành động vô thức này rất khó tránh. Tuy nhiên, nó lại có thể là hành vi dẫn đến chết người vì khiến mình bị lây nhiễm virus.

Dụi mắt, gãi mũi, hay tạo tư thế trầm tư như bức tượng điêu khắc “Người suy tư” (Thinker) của nghệ thuật gia Rodin là những tiếp xúc điển hình giữa bàn tay và gương mặt. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang lây lan, những hành động này khiến cho các chuyên gia cảm thấy lo lắng.

Bức tượng “Người suy tư” của Rodin

Bởi vì miệng, mũi, mắt, mặt, đều là các đường có thể khiến virus gây bệnh đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể, bao gồm cả virus corona mới. Những hành động đụng chạm này có thể chỉ xảy ra trong chưa đầy một phút. Đối với các bệnh nhân ‘viêm phổi Vũ Hán’, tất cả bắt đầu từ niêm mạc mắt, mũi hoặc miệng.

Tất nhiên hành động vô tình đưa tay lên chạm vào mặt của mình không phải là một cái tội, nó có lẽ là thói quen có từ thời thơ ấu. William Sawyer, một bác sĩ gia đình ở Sharonville, Ohio, đồng thời là người sáng lập tổ chức Henry the Hand, một tổ chức phi lợi nhuận giúp nâng cao nhận thức của trẻ em và người lớn về 4 nguyên tắc của bàn tay, đã từng nói: “Thói quen rất khó thay đổi vì mọi người không nhận ra họ đang làm điều đó.” “Đây là một thói quen và thói quen rất khó thay đổi.”

Washington Post cũng báo cáo rằng một nghiên cứu năm 2015 cho thấy trung bình mọi người chạm vào khuôn mặt của họ 24 lần trong một giờ, 44% trong số đó liên quan đến mắt, mũi và miệng.

Giống như các thói quen khác, thói quen chạm vào mặt sẽ mạnh dần lên theo thời gian: mới đầu có thể là vì ngứa ngáy, muốn gãi hoặc cọ xát cho đỡ ngứa. Tuy nhiên theo thời gian, phản ứng này sẽ dần phát triển thành hành vi vô thức, lặp đi lặp lại.

Thật không may, đây lại chính là cách mà bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ và nhiều bệnh truyền nhiễm khác đang lây lan. Virus từ điện thoại di động, bàn phím, tay nắm cửa hoặc những vật dụng khác theo tay người ‘vô tình’ đi thẳng một đường đến mũi, cổ họng và phổi.

Bác sĩ Sawyer cho rằng việc tránh chạm vào mặt và niêm mạc mắt khi chưa rửa tay sạch là phương pháp quan trọng nhất ngăn ngừa dịch bệnh trở thành đại dịch.

Trong những năm 1990 và trẻ nhỏ vẫn còn ở trung tâm chăm sóc trẻ em giống như trên “dụng cụ nuôi vi khuẩn”, Sawyer đã sáng lập tổ chức Henry the Hand và mặc áo T-shirt màu vàng may mắn, phổ biến ý thức vệ sinh tay; năm 2002, sau khi bùng phát Hội chứng đường hô hấp cấp (SARS), Sawyer đã phổ biến Henry the Hand ra quốc tế.

505f1ee74cd37de780f70d157d6a0588

Sawyer cho biết, rửa tay và tránh chạm vào mắt, miệng, mũi, có tác dụng giúp giảm dịch bệnh lây lan, bởi vì việc này đối với dịch bệnh có xu hướng nghiêm trọng mà nói, là một phương pháp giải quyết có thể làm được.

“Thân thể khỏe mạnh nằm trong bàn tay mình,” bác sĩ Sawyer nhắn nhủ.

Thanh Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Dưới đây là một số tổng hợp của Cara Lee về lợi ích của nước mắt cho sức khỏe của chúng ta.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Ung thư buồng trứng có thể gây tử vong khi tế bào phát triển ở giai đoạn không kiểm soát. Thế nhưng, không phải chị em
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Từ lâu dân gian đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu chữa bệnh như đau xương khớp, đau bụng, cảm cúm... Vì sao tỏi chữa được cảm cúm?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Vì muốn giữ ấm cho cơ thể, nhiều bạn có thói quen trùm kín chăn để ngủ. Thế nhưng, thói quen này lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Tìm hiểu những tác hại của trùm chăn kín đầu
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Nhiều người bệnh tim mạch cứ nghĩ mình phải kiêng hẳn “chuyện ấy”, hoặc rất ngại ngùng khi chia sẻ về một số trục trặc khi sinh hoạt tình dục
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bị giữ nước, huyết áp tăng cao thì lựa chọn những loại thức ăn lợi tiểu có thể giúp cơ thể thải chất độc và lượng nước dư thừa
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học đã phát triển các tế bào thông minh nhân tạo giúp kiểm soát bệnh bằng cách tự động phóng thích insulin vào máu khi hàm lượn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:01 CH
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...