Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà tím, cách chọn được quả ngon

Chủ Nhật, 27 Tháng Mười 20191:00 CH(Xem: 5339)
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà tím, cách chọn được quả ngon

Cà tím có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Đây là một loại thực phẩm có giá cả rất bình dân, mọi người đều có thể mua về để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy khẩu vị mỗi người. Cà tím không những ngon mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe.

ADVERTISEMENT

Cà tím chứa một chất chống oxy hóa hiếm, cực kỳ hữu ích gọi là Nasunin. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do gây tổn hại cho các tế bào và mô sống của chúng ta. Nasunin cung cấp cho cà tím màu tím đậm, bảo vệ quả khỏi tác hại của môi trường, đặc biệt là từ mặt trời. Nasunin cũng được tìm thấy trong các loại rau và trái cây có màu đậm, chẳng hạn như củ cải đỏ và bắp cải đỏ.

lợi ích của cà tím, cà tím
(Ảnh: Pixabay)

1. Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà tím

– Giảm viêm: Nasunin có tác dụng chống viêm và làm giảm căng thẳng. Nó cũng giúp loại bỏ các kim loại độc hại (thủy ngân, asen và chì) ra khỏi cơ thể.

– Bảo vệ DNA và màng tế bào khỏi bị hư hại: Nasunin bảo vệ lớp mỡ của màng tế bào, giữ chúng chặt lại với nhau, ngăn chặn sự thay đổi hoặc chết của tế bào.

– Tốt cho sức khỏe não: Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím. Do đó, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon, có giá trị dinh dưỡng.

– Giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải: Nasunin giúp các tế bào trong cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn, đồng thời có tác dụng loại bỏ chất độc có hại trong cơ thể. Loại bỏ chất thải là bước quan trọng vì khi có sự tích tụ chất độc trong cơ thể, chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh về tim, ung thư và viêm khớp.

lợi ích của cà tím, cà tím
Lợi ích của cà tím. (Ảnh: Shutterstock)

– Có lợi cho bệnh nhân tiểu đường loại 2: Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học thực phẩm (Laboratory of Food Biotechnology) của Đại học Massachusetts đã phát hiện ra rằng cà tím có tác dụng giúp kiểm soát sự hấp thụ glucose và giảm huyết áp.

– Ngăn ngừa thiếu máu: Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu là do thiếu sắt, trong cà tím giàu chất sắt, giúp dự phòng thiếu máu. Ngoài ra có vai trò quan trọng trong phát triển hồng cầu vì giúp chuyển hóa protein.

– Tác dụng lợi tiểu: Sự tích tụ nước trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: kinh nguyệt, mãn kinh, bệnh tim, bệnh thận, thai nghén… vì vậy nên dùng nước cà tím, có tác dụng lợi tiểu giúp thải trừ các chất độc ra khỏi cơ thể.

2. Giá trị dinh dưỡng của cà tím

Trong 100g cà tím có: 100kcal năng lượng, 1000mg đạm, 4,5g tinh bột, 500mg tro, 15mg canxi, 0 kali, 400mcg sắt, 92,4g nước, 0 chất béo, 1,5g chất xơ, 0 cholesterol, 34mg phốt pho, 0 natri, 10mcg carotin, 5g tỷ lệ thải bỏ, 15mg vitamin C, 600mg vitamin PP, 0 vitamin A, 0 vitamin B1, 100mcg vitamin B2.

3. Cách chọn cà tím ngon

Cà tím ngon nhất vào đúng mùa thu hoạch tháng 8 đến tháng 10, nhưng bạn vẫn có thể mua được quanh năm. Bạn nên chọn quả cà tím có vỏ nhẵn nhụi, sáng bóng, khi cầm thấy nặng tay. Không mua quả dập nát, có vết thâm, màu sắc không đều, phần cành lá phải có màu xanh tươi tắn. Dùng ngón tay nhấn nhẹ vào vỏ, nếu vỏ tự đàn hồi trở lại chứng tỏ quả cà chín tự nhiên, có vết lõm là bị ép chín.

lợi ích của cà tím, cà tím
(Ảnh: Shutterstock)

4. Các bảo quản cà tím

Cà tím là một loại thực phẩm tinh tế, nó nhạy cảm với cả trời nóng và lạnh. Nhiệt độ lý tưởng cho việc lưu trữ cà tím là khoảng 10°C. Bạn cũng cần lưu ý là để nguyên quả khi cất đi, vì một khi đã cắt thì phần thịt bên trong sẽ bị hỏng. Không dùng màng bọc thực phẩm, không rửa khi cho cà tím vào tủ lạnh.

5. Một vài mẹo và lưu ý khi chế biến cà tím

– Nên cắt đầu cà tím bằng dao làm từ thép không gỉ vì dao carbon sẽ khiến nó biến thành màu đen, phá hủy phytonutrients.

– Nên giữ lại vỏ vì trong đó có nhiều chất dinh dưỡng.

– Để giảm bớt vị đắng, bạn hãy ngâm cà tím vào nước muối rồi để trong khoáng nửa tiếng.

loi-ich-cua-ca-tim-3
(Ảnh: Shutterstock)

– Cà tím chứa oxalat, nếu tiêu thụ nhiều sẽ tích tụ, gây sỏi thận, thậm chí suy thận.

– Trẻ em dễ bị dị ứng với cà tím (triệu chứng: ngứa miệng hoặc tay chân), nên cho trẻ ăn thử trước một ít rồi mới nấu thường xuyên.

– Để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng, bạn nên nấu chín cà tím hơn là ăn sống.

– Cà tím nấu xong, nguội một chút là có thể ăn ngay để tránh hao hụt vitamin.

Minh Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Các bài tập massage cơ mặt đơn giản trong vòng 1 phút giúp chị em phái đẹp thư giãn và giải toả phần nào áp lực trong cuộc sống.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Công việc của chị Ánh Tuyết là hàng ngày lên sân thượng ngắm vườn rau và thu hoạch những loại rau mà mình thích, các việc còn lại đã có chồng chị lo.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tin "bác sĩ Google" và dùng kháng sinh cho trẻ em là một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Để giữ gìn vóc dáng cùng sức khỏe, ca sĩ Blake Shelton chạy bộ mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhanh.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Có nhiều nguyên nhân gây ra mùi cho cơ thể có thể bạn đã biết và phòng tránh, nhưng cũng có vài nguyên nhân mà bạn chưa biết
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20178:00 CH
75% người suy giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Một người đàn ông 44 tuổi tại California (Mỹ) đã trở thành người đầu tiên được sửa gen trực tiếp ngay trong cơ thể mình.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Tuy nhiên, viễn cảnh về cuộc sống thiếu bất kỳ một bộ phận thiết yếu nào đó trong cơ thể quả thật đáng sợ.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Hầu hết các đặc tính và lợi ích từ tỏi đều chứa trong loại muối này. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của muối tỏi.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Dường như câu hỏi, "đi nặng" có nên rặn hay không có vẻ là hơi thừa thãi. Bởi nếu không rặn thì sao tống được chất thải ra khỏi cơ thể?