Hồ sơ di dân : Khi những nền dân chủ không hỏi ý dân ( Nên bắt chước VC, đang phát tận nhà, hỏi ý dân về : "Luật Đặc Khu" )

Thứ Tư, 04 Tháng Bảy 20185:25 SA(Xem: 7623)
Hồ sơ di dân : Khi những nền dân chủ không hỏi ý dân ( Nên bắt chước VC, đang phát tận nhà, hỏi ý dân về : "Luật Đặc Khu" )
mediaThủ tướng Angela Merkel and bộ trưởng Nội Vụ Horst Seehofer tại cuộc họp ở Berlin, ngày 03/07/2018.REUTERS/Hannibal Hanschke

Khủng hoảng chính trị tại Đức vì hồ sơ di dân ; thắng lợi lịch sử của cánh tả Mêhicô và World Cup, mùa « hốt bạc » cho các nhà mạng cá độ bóng đá tại Pháp.

Tình hình chính trị tại Đức những ngày qua bỗng trở nên căng thẳng dữ dội, làm lung lay liên minh cầm quyền, khiến Liên Hiệp Châu Âu lo ngại nguy cơ tan rã chính phủ Đức và phải tổ chức  lại bầu cử. Nguyên nhân là đảng Liên minh Xã hội Thiên Chúa Giáo CSU chỉ trích chính sách di dân của bà Angela Merkel là quá hào phóng và đồng thuận đạt được giữa các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trong kỳ họp thượng đỉnh cuối tuần qua là « chưa đủ ».

Bộ trưởng Nội Vụ, đồng thời chủ tịch đảng CSU, Horst Seehofer dọa từ bỏ cả hai chức vụ mà ông đang nắm giữ. Theo Libération và La Croix, với tuyên bố đó, rõ ràng « ông Seehofer đang thách thức Angela Merkel ». Tuy nhiên, theo ghi nhận của Le Figaro, nhờ vào tính cách trầm tĩnh, kiên nhẫn, bà « Merkel đã thoát được một cuộc khủng hoảng ».

Khi người dân không được tham khảo

Dù vậy, nhà báo Renaud Girard, trên mục Ý Kiến của Le Figaro, trong bài viết đề tựa « Chính sách di dân và nền dân chủ », cho rằng trong vụ việc này có phần trách nhiệm của bà Angela Merkel, vì bà đã có những quyết định đơn phương gây hậu quả to lớn cho nước Đức và trong một chừng mực nào đó cho châu Âu, như là những gì đảng CSU chỉ trích.

Renaud Girard nhắc lại vào năm 2015, thủ tướng Đức trong một phút xúc động đã bất ngờ thông báo tiếp nhận 800.000 người tị nạn. Quyết định này đã làm dịch chuyển hàng triệu con người khốn khổ đến từ Trung Đông, Trung Á và châu Phi. Họ lũ lượt tràn vào nước Đức, vì nghĩ rằng đó là một nhà nước pháp quyền, một đất nước phồn thịnh, ôn hòa, ổn định, không bạo lực. Họ còn được cung cấp lương thực, được chỉ dẫn và được hưởng chăm sóc y tế miễn phí. Rõ ràng, Đức là một thiên đường.

Thế nhưng, đây là một quyết định đơn phương của thủ tướng Đức. Bà đã không tham vấn bất kỳ ai, kể cả các bộ trưởng, nghị sĩ, các đối tác châu Âu, cũng như các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực và nhất là không tham khảo ý kiến người dân. Tác giả lưu ý là trước khi có quyết định đơn phương này, cách đó vài tháng, bà Angela Merkel từng nói rằng chính sách đa dạng văn hóa không còn phù hợp với châu Âu.

Vậy nên chăng phải tham vấn người dân trước khi biến đổi nước Đức thành một xã hội đa văn hóa ? Chẳng phải nền dân chủ bao gồm cả việc hỏi ý kiến người dân về những vấn đề quan trọng hay sao ? Phải chăng nền dân chủ không được dùng để cho người dân có thể tự do quyết định vận mệnh của mình ?

Đây cũng chính là những gì nước Pháp đã trải qua. Tác giả lược lại một loạt các chính sách di dân có từ năm 1976, đơn phương ban hành mà không hề tham khảo ý kiến của dân. Chỉ có một lần duy nhất là vào năm 1962. Vào thời điểm đó, tướng De Gaulle vì không muốn giữ các tỉnh thuộc địa Algeri trước các cuộc nổi dậy của người Ả Rập, giương cờ Hồi Giáo cực đoan, nên đã tổ chức trưng cầu dân ý và đã được người dân đồng tình.

Vậy mà 56 năm sau, người dân Pháp thông qua các hàng tít lớn trên các nhật báo cho hay « 450 tù nhân Hồi Giáo cực đoan sắp được trả tự do », bất chợt khám phá ra rằng người ta đã áp đặt cho đất nước một mô hình xã hội đa văn hóa mà họ không hề muốn.

Tác giả kết luận: Tình cảnh này giờ cũng tương tự tại Anh, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ… Ai cũng hiểu rằng xã hội hiện đại sẽ được phồn thịnh hơn nhờ vào sự pha lẫn các nền văn hóa. Nhưng tại một đất nước dân chủ, ít ra người dân cũng phải được tham vấn về tầm mức của sự đa dạng văn hóa mà họ sẽ phải quản lý sau đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn