Iraq: Chính phủ chống Mỹ thành hình, Washington có bày keo khác?

Thứ Ba, 03 Tháng Bảy 201811:00 SA(Xem: 5670)
Iraq: Chính phủ chống Mỹ thành hình, Washington có bày keo khác?
iraq--chinh-phu-chong-my-thanh-hinh-washington-co-bay-keo-khac_251817360_252224544

(Quan hệ quốc tế) - Chính quyền Trump rút Mỹ khỏi Thoả thuận hạt nhân Iran là hướng tới việc ngăn chặn tối đa những bất lợi cho Mỹ từ bàn cờ chính trị tại Iraq...

Một chính phủ chống Mỹ mạnh nhất đã dần thành hình tại Iraq

Ngày 24/6, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã có cuộc gặp với Giáo sĩ Moqtada al-Sadr- lãnh đạo Liên minh Hướng tới Cải cách, lực lượng chính trị về đầu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 5 thời hậu Saddam Hussein.

Tại cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Abadi và Giáo sĩ Sadr đã nhất trí thành lập một liên kết chính trị giữa Liên minh Chiến thắng của đương kim Thủ tướng Iraq - về thứ 3 trong cuộc tổng tuyển cử - với Liên minh Hướng tới Cải cách của vị giáo sĩ trẻ tuổi.

Phát biểu tại thành phố Najaf linh thiêng của người Hồi giáo Shi'ite, hai nhà lãnh đạo cho rằng, việc hai khối chính trị này tạo sự liên kết sẽ vượt qua những chia rẽ về sắc tộc và giáo phái khi hai bên cùng chung mục tiêu vì quyền lợi của người dân Iraq.

Hình ảnh mà Washington không muốn nhìn thấy

Ngày 12/6, Giáo sĩ Moqtada al-Sadr và ông Hadi al-Amiri, Thủ lĩnh lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi cũng đã công bố thành lập một liên kết chính trị giữa Liên minh Chinh phục - về thứ 2 trong tổng tuyển cử - với Liên minh Hướng tới Cải cách.

Khi đó Giáo sĩ Sadr và ông Amiri tuyên bố để ngỏ cánh cửa cho các khối chính trị khác cùng tham gia thành lập chính phủ, bởi liên minh Moqtada al-Sadr/Hadi al-Amiri chỉ nắm giữ 101 ghế, vẫn thiếu 64 ghế để có thể đứng ra thành lập chính phủ.

Nay Liên minh Chiến thắng của đương kim Thủ tướng Iraq đã liên kết chính trị với Liên minh Hướng tới Cải cách của vị giáo sĩ trẻ tuổi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập một chính phủ liên minh mới tại Iraq trong thời gian tới.

Xin nhắc lại, trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5 vừa qua, Liên minh Hướng tới Cải cách giành được 54 ghế trong Quốc hội gồm 329 ghế. Đứng thứ hai là Liên minh Chinh phục với 47 ghế và Liên minh Chiến thắng về thứ 3 với 42 ghế.

Nếu ba lực lượng chính trị về đầu trong cuộc tổng tuyển cử lần 5 thời hậu Saddam hình thành một liên minh chính trị lớn, thì khối này có tổng cộng 143 ghế, vẫn thiếu 22 ghế để có thể thành lập chính phủ mới tại Baghdad.

Như vậy, hoặc liên minh chính trị của cựu Thủ tướng Nuri al-Maliki - về thứ 4 trong cuộc tổng tuyển cử, hoặc minh chính trị cựu Thủ tướng ông Ayad Allawi - về thứ 5 trong cuộc tổng tuyển cử - sẽ có cơ hội tham gia vào việc thành lập chính phủ.

Với thực tế như vậy, một chính phủ Iraq "chống Mỹ" mạnh mẽ nhất thời hậu Saddam đã chính thức thành hình và điều đó khiến Mỹ đã thực sự đối mặt nguy cơ hoàn toàn mất kiểm soát với bàn cờ chính trị tại Iraq mà Mỹ đã tạo dựng.

Bởi tất cả 5 lực lượng chính trị về đầu trong cuộc tổng tuyển cử đều hoặc là chống Mỹ điên cuồng, hoặc lập trường hành động có những lệch pha lớn với Washington, dù là kẻ thù hay là đồng minh với Mỹ.

Đồng minh của Mỹ nay đã xem Mỹ như kẻ thù

Như vậy, 15 năm sau khi lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, từng được Mỹ nâng đỡ trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, Washington lại đối mặt với nguy cơ phải có một nước đi mới, nếu không muốn "mất cả chì lẫn chài" khi Baghdad lệch chuẩn Mỹ.

Washington có bày keo khác để sắp đặt bàn cờ chính trị mới tại Baghdad ?

Baghdad lệch chuẩn không chỉ khiến Mỹ mất kiểm soát với bàn cờ chính trị Iraq thời hậu Saddam, mà nguy hại hơn là tạo điều kiện cho Iran kiểm soát hoàn toàn ván cờ này, bởi chính phủ mới tại Iraq sẽ là chính phủ của người Hồi giáo dòng Shi'ite.

Trong 15 năm qua, Tehran được cho là đã thực hiện phân hoá lực lượng thân Mỹ, rồi dần biến tất cả thành lực lượng thân Iran, từ đó làm phá sản nước cờ của Mỹ, và cuối cùng là kiểm soát bàn cờ chính trị mà Mỹ đã dày công tạo dựng tại Iraq.

Ngay sau cuộc tổng tuyển cử lần thứ 5 thời hậu Saddam, trong 5 lực lượng chính trị về đầu thì có 3 lực lượng chống Mỹ, 2 lực lượng thân Mỹ, nhưng tất cả lại đều chịu tầm ảnh hưởng của Iran, bởi đều là lực lượng chính trị Hồi giáo dòng Shi'ite.

Vì thế, khi một chính phủ chống Mỹ mạnh mẽ nhất được thành lập tại Iraq sau cuộc tổng tuyển cử ngày 12/5/2018 thì cũng đồng nghĩa tại Baghdad có một chính quyền thân Iran nhất từ trước tới nay.

Có lẽ đây là nỗi đau mà người Mỹ không thể tin sẽ có ngày phải đón nhận kể từ khi họ "ném gói bột giặt" vào Iraq, rồi lấy cơ tấn công lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein.

Tuy nhiên, dường như Washington không chấp nhận "trắng tay" với bàn cờ Iraq thời hậu Saddam mà họ đã dày công tạo dựng, bởi nếu chấp nhận thì điều đó sẽ làm phá sản chiến lược dùng người Kurd vẽ lại bàn cờ chính trị tại Trung Đông của Mỹ.

Không những vậy, nếu để cho Tehran tạo dựng quan hệ đồng minh chiến lược với Baghdad thì chẳng những Washington không bẻ được nanh Iran, mà ngược lại còn giúp gia tăng sức mạnh cho kẻ thù làm hại Mỹ và đồng minh.

Washington có thể ngăn chặn Baghdad ngả quá về Tehran?

Đối mặt với thực tế nguy hại đó, buộc Washington sẽ phải "bày keo khác" và theo giới phân tích, có thể không có "gói bột giặt" thứ 2 ném vào Iraq, song Mỹ có thể bắt đầu bằng việc hiệu chỉnh Baghdad và hoá giải tác hiệu các nước đi của Tehran.

Iraq hoàn toàn có thể dính đòn trừng phạt của Washington nếu bắt tay Iran phá rào trừng phạt Mỹ. Rõ ràng "cây gậy của Washington" đã giơ lên với Baghdad mà thậm chí không cần giơ ra "củ cả rốt Mỹ". Liệu Mỹ có thành công khi bày keo khác?!

Ngọc Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn