THÂM HỤT THƯƠNG MẠI – GÓC NHÌN TÀI CHÍNH

Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 20182:00 SA(Xem: 7179)
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI – GÓC NHÌN TÀI CHÍNH
 Thâm Hụt Thươn g Mại (Trade Deficit) có xấu không? Câu trả lời là không. Bài này xin giải ảo một trong những ngộ nhận phổ biến nhất, Thâm Hụt Thương Mại, từ góc nhìn tài chính. Sự hiểu lầm về khái niệm này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc sự nhầm lẫn, và tai hại hơn, nó tồn tại từ năm này sang năm khác.
Donald Trump nói rằng Mỹ bị thâm hụt thương mại với thế giới ở mức $800 tỷ, lớn nhất là $200 tỷ với Trung Quốc. Giờ hãy bỏ qua việc số liệu ông ta đưa ra là hoàn toàn không chính xác và tập trung vào nguyên lý.
Từ góc nhìn tài chính, Thâm Hụt Thương Mại chỉ là trạng thái kế toán tạm thời, nó chẳng có ý nghĩa gì. Nó xảy ra trong đời sống thường của chúng ta mỗi ngày chứ không riêng gì nền kinh tế quốc gia hay thế giới.
1. Bạn có 100đ, bạn mua cây kẹo 10đ ở cửa hàng. Bạn thâm hụt thương mại với cửa hàng 10đ, và cửa hàng có 10đ dư. Nhưng khoan, cửa hàng sẽ làm gì với 10đ đó? Họ sẽ trả tiền bán sỉ, mặt bằng, thuế và nhân viên. Nghĩa là gì? Nghĩa là chính cửa hàng cũng sẽ bị thâm hụt 10đ. Rồi khi đồng tiền đến tay nhân viên, nhà phân phối – họ cũng sẽ dùng tiền đó và bị thâm hụt thương mại.
2. Một doanh nghiệp ở Việt Nam nhập cái máy $1 triệu về nước để sản xuất. Họ thâm hụt thương mại với đối tác cung cấp máy móc $1 triệu. Nhưng nhờ có máy móc mà họ mới có thể sản xuất hàng hóa để bán cho người khác. Khi họ bán hàng, khi khách hàng đưa tiền cho họ để lấy sản phẩm, khách hàng bị thâm hụt thương mại và họ được dư.
3. Khi bạn bỏ tiền mua, tức đầu tư, cổ phiếu Apple. Bạn đã âm tiền (tức thâm hụt) với người bán cho bạn cổ phiếu đó. Bạn mua $1000, bạn đã âm $1,000. Nhưng đó có phải là xấu không? Không. Vì bạn bỏ $1,000 để mua cổ phiếu đó, kỳ vọng là sẽ nhận được cổ tức và lời khi cổ phiếu tăng giá trong tương lại. Rồi khi bạn nhận cổ tức hay bán lại thì bạn lại dư còn người mua từ bạn lại thâm hụt. Vậy ai âm ai dư?
Đó là cách giới tài chính và kinh tế nhìn vấn đề thâm hụt thương mại. Trên bảng kế toán sẽ luôn có âm và dư vì có mua thì phải có bán có người tích lũy thì phải có người tiêu. Thâm hụt và thặng dư ở đây chỉ là trạng thái tạm thời ở trên bảng kế toán.
Ở cấp độ quốc gia cũng vậy, lấy Trung Quốc làm ví dụ. Mỹ có mức thâm hụt thương mại $200 tỷ với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại có “thâm hụt” $1,000 tỷ thông qua thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ. Hãy suy ngẫm về điều này. Vậy ai thâm hụt và ai dư? Một giao dịch cần hai đơn vị. Sự lố bịch ở đây là chúng ta chỉ nhìn một chiều và quên đi phần còn lại. Thâm hụt thương mại là điều tự nhiên phải có, luôn có và cần có.
Bây giờ bạn không tin tôi. Nhưng đó không phải là ý kiến hay nhận xét cá nhân mà là của đại đa số giới tài chính và kinh tế. Từ những nhà phân tích ngân hàng, cho tới những nhà bình luận cánh hữu. Thâm hụt thương mại là điều tự nhiên.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn