Tự do ngôn luận ở Mỹ và Việt Nam: Khi Tô Lâm ‘nếm mùi’

Thứ Sáu, 28 Tháng Hai 20255:00 SA(Xem: 842)
Tự do ngôn luận ở Mỹ và Việt Nam: Khi Tô Lâm ‘nếm mùi’
Bình luận của Luật sư Đặng Đình Mạnh

Hạ tuần Tháng Chín 2024, ông Tô Lâm đã có chuyến công du đến Hoa Kỳ để tham dự cuộc họp khoáng đạt tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc.

Lịch trình làm việc chính thức của ông Tô Lâm dày đặc với rất nhiều sự kiện, như các cuộc gặp gỡ, đọc diễn văn trong hoạt động đối ngoại và cả với giới kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Tuy là lần công du thứ hai đến Hoa Kỳ, nhưng lần này, ông Tô Lâm đến với tư cách là nguyên thủ quốc gia Việt nam khi đang nắm giữ hai chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị Việt Nam, gồm Tổng Bí thư đảng Cộng sản và Chủ Tịch nước. Theo đó, trong các cuộc gặp, ông Tô Lâm đều có diễn văn để xác định quan điểm của chế độ Cộng sản đối với các vấn đề mà thế giới bên ngoài đang quan tâm.

Trong số đó, có hai bài diễn văn khá được chú ý và đều “có vấn đề” liên quan đến quyền tự do ngôn luận của cá nhân ông Tô Lâm.

Một là bài diễn văn về chính sách được ông Tô Lâm đọc tại trường Đại học Columbia, một trong số những trường đại học lâu đời và danh tiếng tại Hoa Kỳ. Bài diễn văn còn lại ông Tô Lâm đọc tại Viện nghiên cứu Asia Society, New York nhân kỷ niệm một năm Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Khi ấy, theo lịch trình ông Tô Lâm được lên kế hoạch đến trường Đại học Columbia vào sáng ngày 23 Tháng Chín 2024, tuy nhiên trước đó 3 ngày, ngày 20 Tháng Chín 2024, một nữ dân biểu Hoa Kỳ là Michelle Steel [*] đã phản đối và kêu gọi trường Columbia hủy bỏ sự kiện với nhà lãnh đạo Việt Nam.

Theo quan điểm của vị dân biểu: “Ông Tô Lâm là một nhà độc tài nguy hiểm, đã kìm hãm quyền tự do ngôn luận và bắt giữ nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam”. Bà quả quyết Đại học Columbia không thể thúc đẩy một môi trường học thuật có tự do ngôn luận và tự do biểu đạt khi tiếp đón một trong những lãnh đạo nổi tiếng nhất của chủ nghĩa độc tài.

“Một tổ chức thường xuyên tự nhận mình là người bảo vệ quyền công dân lại đang bỏ qua tình cảnh của những người bị ảnh hưởng nhiều nhất”. Vị dân biểu nói.

Tuy vậy, Đại học Columbia đã không chấp thuận lời kêu gọi hủy bỏ sự kiện của Dân biểu Mỹ Michelle Steel.


Tô Lâm có phải là Gorbachev Việt Nam?

Tiếng kêu đau của bầy linh cẩu

Sài Gòn và Singapore - âm binh và nghiệp quật!


Trong lời giải thích gởi đến giới truyền thông Hoa Kỳ, người phát ngôn của trường Đại học Columbia, cho rằng: Diễn đàn Lãnh đạo Thế giới của trường “mời những nhân vật có ảnh hưởng từ khắp nơi trên thế giới tham gia cộng đồng trường” với mục tiêu “hỗ trợ sứ mệnh học thuật lớn hơn của trường là giảng dạy, sáng tạo và phát triển kiến thức. Và “sứ mệnh đó dựa trên cam kết cơ bản về quyền tự do ngôn luận, tìm hiểu cởi mở và tranh luận sôi nổi”.

Vẫn theo lời người phát ngôn của Đại học Columbia “lời mời phát biểu tại một sự kiện không phải là sự xác nhận hay tán thành quan điểm của bất kỳ diễn giả nào”.

Điều này cho thấy, Đại học Columbia đã triệt để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của ông Tô Lâm, cho dù ông ấy có là người đàn áp quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam khốc liệt như thế nào đi chăng nữa.

Dĩ nhiên, câu chuyện này đã không được truyền thông trong nước đưa tin.

Cũng trong ngày 23 Tháng Chín, ông Tô Lâm đã đến Viện Nghiên cứu Asia Society, New York nhân kỷ niệm một năm Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao.

Trong bài diễn văn của ông Tô Lâm đọc tại sự kiện này có đoạn: “Trong Cách mạng Tháng 8, những người bạn Mỹ là lực lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được mời tham dự Lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 Tháng Chín 1945 và chứng kiến Hồ Chủ tịch trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập Mỹ. Hôm đó, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trên khán đài nổi bật khẩu hiệu “Hoan nghênh phái đoàn Mỹ”.

Nhiều tờ báo mạng trong nước đã đăng tải lại nguyên văn bài phát biểu kèm theo đoạn văn vừa nêu. Tuy nhiên, đến sáng ngày 27 Tháng Chín, đoạn phát biểu về “những người bạn Mỹ” đã không còn trên bất kỳ trang báo trên mạng từ trong nước nữa. Chúng đã bị Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản kiểm duyệt và yêu cầu “đục bỏ”.

Cho đến gần đây, người dân trong nước hết sức ngạc nhiên chia sẻ với nhau về một video phát biểu của ông Tô Lâm, được cho là thu hình vào ngày 13 Tháng Hai 2025, trong khuôn khổ phiên họp bất thường lần thứ 9 tại Quốc Hội. Trong video, ông Tô Lâm đã tiếng ca ngợi sự phát triển phồn thịnh của Sài Gòn, thủ đô của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, để so sánh với Singapore, nguyên văn: “Nhìn sang Singapore, xưa họ nói được sang Bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh là mơ ước. 50 năm nhìn lại giờ mình lại mơ sang họ khám bệnh”.

Đây đã là lần thứ hai trong chưa đầy 2 tháng ông Tô Lâm khen ngợi Sài Gòn với tư cách là thủ đô của miền nam trước năm 1975 với vẻ đầy tiếc nuối.

Trước đó, ngày 9 Tháng Một 2025, trong cuộc gặp với các đảng viên lão thành, nguyên cán bộ Nhà nước, đại biểu trí thức, nhà khoa học, và văn nghệ sĩ các tỉnh thành phía Nam, ông Tô Lâm cũng đã có những phát biểu tích cực về cựu thù, như sau: “Những năm 60, Sài Gòn - TP HCM là điểm sáng, Hòn ngọc Viễn Đông, Singapore cũng không bằng nhưng giờ đây tốc độ phát triển đã vượt rất xa.”

Nhưng chỉ sau ít ngày được đăng tải, những thông tin và video về các lời phát biểu tích cực của ông Tô Lâm đối với Sài Gòn, thủ đô một thời của miền Nam đều lặng lẽ “bốc hơi” trên các đài báo chính thống từ trong nước.

Không chỉ thế, trong một động thái khác thường, trang của nhóm dư luận viên Tifosi trên mạng xã hội Facebook có hơn 300.000 lượt follow, vốn chuyên định hướng thông tin và tuyên truyền bênh vực chế độ Cộng sản, đã có bài viết trích dẫn các thông tin về nền y tế của Singapore trong thập kỷ 60, từ đó phản bác phát ngôn của ông Tô Lâm và cho rằng chúng “không chính xác”.

Phát ngôn bị kiểm duyệt đến mức cắt xén, đục bỏ và phản bác ngay trong lòng chế độ không chỉ một lần, mà trong nhiều lần. Xem ra, cho dù ông Tô Lâm có tư cách là Tổng Bí thư, đứng đầu đảng Cộng sản, từng là trùm mật vụ đàn áp những người thực thi quyền tự do ngôn luận thì bây giờ, có vẻ cũng lại là nạn nhân mới của sự đàn áp quyền tự do ngôn luận từ chính các đồng chí thuộc cấp của mình!

Đổi lại, sự bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho ông Tô Lâm cho đến nay, ít ra lại đến từ Hoa Kỳ, vào dịp ông ấy được mời đọc diễn văn tại trường Đại học Columbia. Ngẫm mà thấy éo le…

[*] Dân biểu Michelle Steel, một phụ nữ Mỹ gốc Hàn đã thất cử trong cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 11/2024, người thắng cử thay chiếc ghế dân biểu của bà là ông Derek Tran, một chính trị gia người Mỹ gốc Việt và là con em của một gia đình thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn đến Hoa Kỳ.

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 02 Tháng Ba 202510:31 SA
Khách
Họ là ai



Họ là ai một số kiều bào ty nạn

Qua xứ người để thoát nạn cộng nô

Vì tự do hay vì muốn ấm no

Mà dối trá, lọc lừa cả thế giới

Nhớ ngày nào họ liều thân chẳng sợ

Vượt biển, băng rừng bao nỗi gian truân

Cướp bóc, hảm hiếp nguy hiểm mọi phần

Biết bao người đã vùi thân nơi đáy biển

Tôi đã thấy khi họ đặt chân đến bến

Thân tàn ma dại nhưng thoát chết thật đáng mừng

Miệng không ngớt thóa mạ, chẳng đội trời chung

Thề quyết không quay về sống cùng loài cộng sản

Nghe họ kể thật kinh hoàng, khiếp đảm

Cộng phỉ vào gây kiếp nạn, đau thương

Giải phóng chi khiến tang tóc, đoạn trường

Cửa nhà mất, lùa đi vùng kinh tế mới

Thời bao cấp, địa ngục trần gian rộng mở

Độc ác, thù hằn, trại cải tạo hận đầy

Cột đèn có chân cũng còn phải chạy dài

Họ chửi rủa những ngày đầu ôi rả rích

Có ngờ đâu mới ngồi chưa nóng đ..

Đã vội quên bao lời hứa, thề nguyền

Ngẫm thói đời, đạo lý thật đảo điên

Giờ mới rõ họ vượt biên vì kinh tế

Chính trị chẳng màng, chỉ lo sinh kế

Giở trò khóc than để dễ bịp lừa

Được trợ cấp, cơm no ấm cật, dư thừa

An thân, khỏe ru vẫn chưa vừa ý

Có tiền, ngồi không, giờ sanh tật muốn du hí

Rủ nhau về ăn chơi mút chỉ, hằng hà

Viện cớ lăng nhăng vì thương nhớ quê nhà

Thăm mồ mã mẹ cha cùng tiên tổ

Ai bảo khi xưa chạy muôn ngàn gian khổ

Giờ huênh hoang như quan trạng trở về làng

Vung vít ăn xài, vênh váo khoe khoang

Rửng mỡ động cỡn, các « Yamaham » thỏa thích

Chửi cho đã rồi bây giờ cúi đầu im thin thít

Chẳng dám ho hen sợ ViCi thịt ngay

Còn đi nuôi béo lũ lang sói, ăn mày

Để chúng tiếp tục đọa đày dân tộc

Chúng trơ trẻn đi vuốt ve đám "vịt kiều" ngu ngốc

Mà khi xưa hằng gọi phản động, việt gian

Nhưng nay lại là khúc ruột dặm ngàn

Ôi tráo trở không ai bằng cộng sản

Chỉ có những người xấu xa, vô cảm

Chẳng những về chơi đình đám, nhởn nhơ

Lại còn khoe, quảng cáo kiểu cò mồi

Nỡ đi làm lợi cho kẻ thù việt cộng

Đất nước ơi còn đâu tình dân tộc

Để giờ này ai chết sống mặc ai

Xót xa thay bởi một nhóm vô loài

Nối giáo giúp giặc thêm độc tài, tàn ác

Thế thái nhân tình ôi thấy mà ngao ngán!

NdP
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Giao Kèo
Web tham khảo