TT Putin và TT Erdogan bắt tay trong "thế thủ"? ( Háu đá như bò tót, mà lại đ.éo có tiềm năng )

Thứ Tư, 04 Tháng Tư 20185:36 SA(Xem: 6488)
TT Putin và TT Erdogan bắt tay trong "thế thủ"? ( Háu đá như bò tót, mà lại đ.éo có tiềm năng )

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chọn Thổ Nhĩ Kỳ là địa điểm công du đầu tiên trong nhiệm kỳ mới của mình. 

Trong khuôn khổ chuyến thăm này, ông Putin và người đồng cấp Tayyip Erdogan đã tuyên bố khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ do Nga hỗ trợ vốn và công nghệ. Nga cũng đã nhất trí sẽ đẩy nhanh tiến độ chuyển giao tên lửa S-4000 cho Thổ nhĩ Kỳ.

Ông Putin phát biểu tại cuộc họp báo hôm 3/4 cùng Tổng thống Erdogan tại Thổ Nhĩ Kỳ: "Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất và đã chốt được mức giá, đây là điều rất quan trọng. Về việc rút ngắn tiến độ bàn giao [tên lửa S-4000], nước Nga đã đáp ứng được yêu cầu của những người bạn và đối tác Thổ Nhĩ Kỳ".

Về dự án hạt nhân do công ty của Nga đứng ra xây dựng với tổng kinh phí 20 triệu USD, ông Putin cho biết: "Chúng tôi không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy hạt nhân đầu tiên, mà còn đặt nền móng cho ngành công nghiệp hạt nhân của Thổ Nhĩ Kỳ".

Chuyến công du này cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. 

Tuy nhiên, nhà phân tích đối ngoại và an ninh Mark Sleboda lại đặt ra nhiều nghi vấn về chuyến công du của ông Putin, bởi trước đây quan hệ của hai quốc gia Nga-Thổ vốn đã căng thẳng kể từ vụ Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov bị sát hại trong một bảo tàng tại thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/12/2016.

"Tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa hai nước vẫn tồn tại một số mâu thuẫn. Tuy nhiên, vì lợi ích quốc gia và lợi ích địa chính trị, cả hai bên đã quyết định hợp tác để chiến đấu với kẻ thù chung trong "thế thủ", nghĩa là họ vẫn tiếp tục dè chừng nhau kể cả trong khi hợp tác", ông Sleboda nhận định.

Nhà phân tích này nhấn mạnh rằng quan hệ giữa hai quốc gia Nga - Thổ có thể sẽ thay đổi nhanh chóng, đồng thời nhắc lại sự thật rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thành viên của NATO. Nga - Thổ từng đối lập bên bờ xung đột hạt nhân, và cuộc khủng hoảng Syria cũng đã khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng.

"Ngay từ đầu, Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia một liên minh chuyên cung cấp vũ trang, huấn luyện và cấp tiền cho các phe phiến quân - thường được cho là đồng minh của tổ chức khủng bố al-Qaeda để lật đổ chính quyền Syria. Trong khi đó, Nga lại có nhiệm vụ bảo vệ Syria do từng kí kết một hiệp ước ủy nhiệm với nước này".

"Nga không thể cho phép Syria lặp lại kịch bản chính quyền thất bại và khủng bố hoành hành của Libya", ông Sleboda nhấn mạnh. "Còn Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục là con đường duy nhất để cung cấp khí tài và hậu cần cho lực lượng phiến quân tại Syria".

Tuy nhiên, nhà phân tích này nhận định Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể về chung một chiến tuyến, dù hiện tại hai nước có lập trường đối nghịch về các xung đột trên thế giới. Cụ thể, theo các điều khoản trong Hiệp định Astana, một số hiệp đinh hòa bình có thể được kí kết tại Syria để "Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cùng đi đầu trong xung đột Syria".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn