Tài sản như thế nào được gọi là giàu?

Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20249:00 SA(Xem: 465)
Tài sản như thế nào được gọi là giàu?

Theo tác giả Felix Dennis, người có tiền mặt hoặc tài sản quy ra tiền mặt từ 15 triệu đôla trở lên được coi là giàu.

Giá trị của đồng tiền luôn thay đổi theo thời gian, ngay cả trong nhiều thập niên và thế kỷ với mức lạm phát thấp thì điều này vẫn đúng. Các nhà kinh tế học và sử học hiện nay có nhiều phương pháp xác định giá trị tương đương của đồng tiền trong những khoảng thời gian dài khiến công việc này được xem là đặc thù của các chuyên gia. Bởi những thay đổi về chất lượng và chủng loại hàng hóa, khả năng kiếm tiền của các nước láng giềng và nước ngoài, tầm quan trọng (và các yếu tố khác) của việc lưu giữ tài sản của tổ tiên như đất đai và tác phẩm nghệ thuật, cùng một loạt các yếu tố khác, nên việc thẩm định giá trị đó dường như vô nghĩa...

Vì vậy, hãy bỏ qua tất cả điều kể trên và coi chỉ số “sức mua” trong một phần tư thế kỷ qua như một hướng dẫn tạm thời. Kể từ năm 1980, sức mua của 1 triệu USD ở Mỹ đã giảm đi hơn một nửa. Ở Anh, sức mua 1 triệu bảng trong năm 1980 đã giảm hơn 60%.

Nói theo cách khác, 760.000 bảng vào năm 1980 sẽ có sức mua tương đương 2 triệu bảng ngày nay. Xét về mặt kỹ thuật, mặc dù quý vị có thể không phải là một triệu phú nhưng chắc chắn có thể sở hữu lượng tài sản tương đương một triệu phú theo tiêu chuẩn ngày nay.

Vậy bao nhiêu thì được tính là giàu trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21?

Bảng sau đây dựa trên dữ liệu thuế đã nộp hoặc tài sản có thể nhanh chóng quy đổi thành tiền mặt - cổ phiếu và cổ phiếu giao dịch công khai, hối phiếu ngân hàng, vàng... Bảng này không tính đến tổn thất phát sinh trong trường hợp ‘bán tháo’ - nhà cửa, tài sản, đất đai, cổ phần nắm giữ trong các công ty tư nhân, quỹ hưu trí hoặc trái phiếu cố định. Bảng phân loại này cũng dựa trên giả định là quý vị không nợ nhiều, và sinh sống tại một quốc gia có nền dân chủ phương Tây.

Toi noi ve giau co anh 1

Ảnh minh hoạ. John Guccione/Pexels.

Bao nhiêu mới gọi là giàu?

Bảng 1: Sự giàu có được đo lường bằng tiền mặt hoặc tài sản có thể quy ra nhanh thành tiền mặt

£50.000–£200.000 Người nghèo thoải mái

£200,000–£500,000 Người sung túc

£500,000–£1triệu Người khá giả

£1 triệu–£5 triệu Người rất khá giả

£5 triệu–£15 triệu Người khá giàu

£15 triệu–£35 triệu Người giàu

£35 triệu–£50 triệu Người giàu thực sự

£50 triệu–£100 triệu Người rất giàu

Trên 100 triệu bảng Người cực giàu và Người siêu giàu

Lưu ý cho Bảng 1: Có rất ít người trên thế giới có thể chạm tay vào 100 triệu bảng Anh tiền mặt trong một tuần hoặc thậm chí một tháng, bất kể họ giàu đến đâu đi nữa. Những người như vậy coi trọng của cải của bản thân đến mức không cho phép một số tiền lớn trôi nổi dưới dạng tài sản có thể quy đổi nhanh sang tiền mặt hoặc tiền mặt. Ngoài ra, việc quy đổi bất kỳ tài sản nào thành tiền mặt thường dẫn đến việc áp dụng thuế trên thặng dư vốn - điều này không khác gì căn bệnh dịch hạch đối với những người thực sự giàu có. Nếu tôi phải tìm đến loại tiền đó thì tôi thà đi vay tiền rồi sau đó bán tài sản trả nợ.

Khi xét đến tổng giá trị tài sản hoặc giá trị ròng thực sự của một cá nhân (trái ngược với giá trị ròng có thể quy đổi sang tiền mặt) thì các con số rất khác nhau. Chúng khác nhau vì nhiều lý do. Một phần là vì thuế trên thặng dư vốn và các loại thuế khác. Một phần vì ngay cả khi chết thì cũng có những nghĩa vụ liên quan tới cái chết. Một phần là do các kế hoạch thừa kế đã được lập và các khoản quyên góp cho các quỹ tín thác và tổ chức từ thiện. Lý do chủ yếu là vì ít người giàu có thể biết được giá trị ròng thực sự của bản thân cho đến khi họ bán hết đi tài sản của chính mình.

Nghe qua có vẻ điên rồ nhưng càng giàu và càng thuê nhiều cố vấn tài chính thì quý vị càng ít có khả năng tìm ra được giá trị tài sản ròng thực sự của bản thân. Đó là một vấn đề rất hay, nhưng dẫu sao cũng vẫn là vấn đề.

Đây là lý do rất nhiều người giàu không tin tưởng vào ‘danh sách người giàu’ và bảng xếp hạng tài sản thường xuyên xuất hiện trên báo chí. Chúng ta biết rằng nếu không thể tính toán giá trị ròng thực sự của bản thân, và nếu đội ngũ kế toán mà chúng ta trả lương không thể thống nhất ra được một con số chính xác thì những tay biên soạn danh sách người giàu có cũng như các nhà báo tài chính càng không thể đưa ra được con số chính xác. Theo lời của nhà sưu tập nghệ thuật và tỷ phú dầu mỏ John Paul Getty: ‘Nếu bạn thực sự có thể biết mình có bao nhiêu tiền thì có nghĩa rằng bạn chưa thực sự là một người giàu có’.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn