Thế hệ vỡ mộng' ở Hàn Quốc

Thứ Ba, 19 Tháng Mười Hai 20237:00 SA(Xem: 672)
Thế hệ vỡ mộng' ở Hàn Quốc

Suốt thời thiếu niên và cả những năm đầu 20 tuổi, Park Jung-mi tự coi mình là một người thành công, ngay cả khi cô không phải học sinh có thành tích cao nhất.

Những năm cấp 3, ngày nào cô cũng học đến nửa đêm, nỗ lực để được nhận vào một trường đại học danh giá. Sau khi đỗ vào một đại học top 10 Hàn Quốc, cô vẫn cam kết kỷ luật và chăm chỉ, cuối cùng tốt nghiệp với điểm trung bình GPA 4/4,5.

Nhưng ngay lúc cánh cửa đại học khép lại, cuộc sống của cô trở nên thật đáng buồn.

Park năm nay 31 tuổi, với một profile không mấy nổi bật. Cô từng là nhân viên hợp đồng hai năm cho một cơ quan chính phủ nhưng không được vào biên chế, tiếp đến là hai năm làm việc cho một công ty thương mại nhỏ với mức lương bèo bọt.

Trong 7 tháng qua, cô đã ngừng tìm kiếm việc làm.

"Bây giờ tôi không muốn tìm việc nữa. Tôi không muốn quay lại cái guồng căng thẳng đó", cô nói với The Korea Herald.

Vỡ mộng, buông xuôi

Giống như nhiều bạn học đại học, ban đầu cô muốn có một công việc ổn định tại một công ty lớn. Park chưa bao giờ nghĩ ước mơ lại xa đến thế.

"Thật buồn khi nghĩ về cha mẹ và nỗi thất vọng mà tôi phải đối mặt", cô nói.

Sự thất vọng của Park phản ánh nỗi đau chung của nhiều thanh niên Hàn Quốc khác - những người đang trong tình thế lửng lơ, không còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng cũng không có mong muốn tìm việc làm.

Họ được gọi bằng thuật ngữ NEET: viết tắt của "Not in Education, Employment, or Training" (tạm dịch: Không còn đi học, không có việc làm, không đang tập sự).

that nghiep han quoc anh 2

Nhiều người trẻ sau khi tốt nghiệp không tìm được công việc như mơ ước. Ảnh: Yonhap.

Các chuyên gia cho biết, phía sau làn sóng buông xuôi của giới trẻ là câu chuyện về những giấc mơ tan vỡ, kỳ vọng không được đáp ứng và vỡ mộng trước thực tế khắc nghiệt.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thường xuyên công bố dữ liệu so sánh về tỷ lệ NEET trong giới trẻ theo quốc gia, để làm sáng tỏ những thách thức mà nhiều nền kinh tế phải đối mặt trong việc hỗ trợ thế hệ trẻ chuyển từ đi học sang đi làm.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không có mặt trong dữ liệu thống kê của OECD, chủ yếu do sự khác biệt về phương pháp thu thập và phân loại dữ liệu.

Thay vào đó, các cuộc thảo luận về "thế hệ mất mát" của Hàn Quốc thường dựa vào một tập hợp dữ liệu địa phương khác về "thanh niên bất động" - những người không đi học, đi làm mà không có lý do cụ thể.

Nhóm NEET không được ghi nhận trong dữ liệu thất nghiệp của thanh niên trong nước, vì thất nghiệp được định nghĩa là tình trạng những cá nhân không tìm được việc làm, dù họ có mong muốn và đã nỗ lực để tìm kiếm cơ hội.

Dữ liệu của Bộ Lao động cho thấy tính đến tháng 10 năm nay, 4,9% dân số Hàn Quốc trong độ tuổi 15-29 (khoảng 410.000 người) thuộc nhóm "tự nguyện bỏ việc".

Số thanh niên "nằm im" tăng đều đặn, từ 284.000 người năm 2005, 274.000 người năm 2010, 307.000 năm 2015 và lên 390.000 năm 2022. Xét về tỷ lệ phần trăm, con số này thể hiện mức tăng trưởng từ 2,7% năm 2005 lên 4,5% vào năm 2022.

Lạm phát giáo dục

Park Ka-yeul, một nhà nghiên cứu cho biết: "Điểm khác biệt đáng chú ý của Hàn Quốc so với các quốc gia khác là trong khi NEET ở các nước khác thường là nhóm có trình độ học vấn và địa vị xã hội thấp, thì ở Hàn Quốc, nhiều người trong số đó có trình độ học vấn cao".

Thực tế, nhiều thanh niên "bất động" ở Hàn Quốc có trình độ đại học, phản ánh tình trạng "lạm phát giáo dục".

"Có sự lạm phát về trình độ giáo dục so với kỹ năng nơi làm việc", Park nhấn mạnh.

that nghiep han quoc anh 3

Nhiều người có trình độ học vấn cao không chấp nhận làm việc cho công ty nhỏ. Ảnh: Yonhap.

Bằng chứng là thay vì chấp nhận ổn định tại các công ty nhỏ, nhiều người trẻ thà không đi làm cho đến khi tìm được một vị trí đáp ứng kỳ vọng của mình.

Theo Park, điều này thường dẫn đến tình trạng thất nghiệp kéo dài.

Ở nhiều quốc gia khác, NEET thường liên quan đến thanh niên có trình độ thấp đã nghỉ học sớm, họ đối mặt với những thách thức trong nền kinh tế tạo ra nhiều cạnh tranh do tiến bộ công nghệ và tác động của thương mại toàn cầu.

Nhưng ở Hàn Quốc, đó lại là câu chuyện khác.

Nước này tự hào là một trong những quốc gia có tỷ lệ vào đại học cao nhất trong số các nước OECD, với 73,3% học sinh tốt nghiệp trung học đăng ký vào đại học vào năm 2022.

Trong khi giáo dục công được miễn phí từ tiểu học đến trung học, người dân Hàn vẫn chi một khoản tiền đáng kể - khoảng 26 nghìn tỷ won (19,8 tỷ USD) vào năm ngoái, tương đương 1,2% tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc - cho giáo dục tư nhân.

Tuy nhiên, chính sự tốn kém tiền bạc khi đầu tư vào giáo dục lại khiến thanh niên mang những kỳ vọng không thể được đáp ứng. Những người đã bỏ rất nhiều tiền bạc và công sức để học lên cao mong sẽ được đền đáp, nhưng thực tế thị trường chỉ có thể cho họ những vị trí "không xứng đáng".

Câu hỏi đặt ra là người trẻ định nghĩa thế nào về công việc "tốt"?

Theo khảo sát tháng 5 của Phòng Thương mại & Công nghiệp Hàn Quốc, 64,3% thanh niên thích các công ty lớn; 44% lựa chọn vai trò công chức; 36% chọn doanh nghiệp có quy mô vừa; và chỉ có 15,7% ủng hộ các công ty nhỏ.

Mức lương và phúc lợi là yếu tố chính. Theo Bộ Kinh tế và Tài chính, lương của các doanh nghiệp nhỏ vẫn chỉ bằng 47,2% so với các tập đoàn lớn vẫn 47,2%, tính đến năm 2021.

Vào năm 2020, Viện CXO Hàn Quốc, một cơ quan theo dõi doanh nghiệp, cho biết 64 công ty lớn nhất, chiếm 84% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, chỉ tuyển dụng 11% tổng lực lượng lao động.

Ngược lại, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng 80,9% tổng lực lượng lao động, họ lại phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động thường xuyên.

Tìm lối thoát

"Tại Hàn Quốc, nhiều công ty lớn và nhỏ đều có quan hệ thầu - phụ. Cấu trúc của chúng không phải theo chiều ngang mà theo chiều dọc và thứ bậc", Kim Sung-hee, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Lao động của Đại học Hàn Quốc, cho biết.

Cấu trúc đó khiến thị trường lao động trở nên cứng nhắc, khiến người ta khó khăn khi chuyển từ công ty nhỏ sang doanh nghiệp lớn. Rất khó để chuyển từ một doanh nghiệp nhỏ sang làm cho một công ty lớn, chỉ khoảng 3% người lao động chuyển đổi thành công vào năm 2021.

that nghiep han quoc anh 4

Việc rơi vào trạng thái NEET quá lâu có thể ngăn cản những người trẻ bước sang giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời, như kết hôn và sinh con.

Thêm vào đó, ở xứ củ sâm còn có sự phân biệt đối xử giữa việc làm bán thời gian và làm toàn thời gian.

Công việc bán thời gian chỉ những người lao động tạm thời, nhân viên hợp đồng - thường có mức lương thấp, ít phúc lợi và ít đảm bảo việc làm hơn. Nhóm này thường không được coi trọng nên người ta càng cố tìm một công ty "danh giá".

Theo ông Park, khi người trẻ trải qua thời gian tìm việc kéo dài, ý chí và lòng tự trọng của họ cũng giảm sút. "Cuối cùng, họ từ bỏ việc tham gia thị trường lao động", ông bày tỏ.

Tình trạng NEET kéo dài sẽ làm suy yếu sức mua và sức sống của một quốc gia. Hơn nữa, khi nhóm này bước sang tuổi 40, họ sẽ càng phụ thuộc tài chính vào cha mẹ.

Ở trạng thái NEET quá lâu cũng ngăn cản người trẻ bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc đời, như kết hôn và sinh con.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chính phủ gần đây đã phân bổ khoảng 1.000 tỷ won để thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào thị trường lao động. Khoản tài trợ này được hướng tới việc hỗ trợ các sáng kiến ​​như chương trình thực tập ở cả khu vực tư nhân và công cộng, cũng như các dịch vụ tư vấn việc làm.

Theo Jeon Seong-shin, đồng giám đốc điều hành của nhóm dân sự Neetpeople, tổ chức hỗ trợ các cá nhân NEET về mặt tinh thần và xã hội, sự cạnh tranh khốc liệt để có được những công việc ổn định, lương cao ngày càng khan hiếm đang buộc những người trẻ tuổi phải “thay đổi nhận thức” về công việc.

Cho đến năm 2020, người trẻ vẫn có xu hướng tìm kiếm việc làm ở các công ty lớn và coi đó là ổn định.

Nhưng thời gian gần đây, đã có sự thay đổi trong nhận thức khi nhiều người sẵn sàng làm việc bán thời gian hoặc làm nhiều công việc cùng một lúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn