Thỏa thuận ngũ cốc Ukraina : Vũ khí để Putin chống trừng phạt phương Tây

Thứ Tư, 19 Tháng Bảy 20232:00 CH(Xem: 1487)
Thỏa thuận ngũ cốc Ukraina : Vũ khí để Putin chống trừng phạt phương Tây
rfi.fr

Thỏa thuận ngũ cốc Ukraina : Vũ khí để Putin chống trừng phạt phương Tây

Anh Vũ

Được ký cách đây một năm giữa Nga và Ukraina, dưới sự trung gian bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc Ukraina qua Biển Đen đã nhiều lần được triển hạn. Nhưng lần này, ít giờ trước khi hết hạn ngày hôm qua, 17/07/2023, Kremlin thông báo ngừng tham gia và sẽ chỉ trở lại chừng nào những điều kiện của họ được đáp ứng đầy đủ. Điều gì khiến Matxcơva quay ngoắt với thỏa thuận liên quan đến an ninh lương thực thế giới ?

Đăng ngày:

5 phút

Ngũ cốc tại một trang trại ở Izmail thuộc vùng Odessa, Ukraina, ngày 14/06/2022.
Ngũ cốc tại một trang trại ở Izmail thuộc vùng Odessa, Ukraina, ngày 14/06/2022. AFP - OLEKSANDR GIMANOV

Quyết định của Matxcơva ngay lập tức đã gây nhiều phản ứng lo ngại cũng như phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế với hệ quả là giá lương thực trên thế giới đã rục rịch tăng. Tuy nhiên, không ít các nhà quan sát nhận thấy rằng với Kremlin, lương thực cũng là một mặt trận trong cuộc đọ sức giữa Nga và phương Tây.

Cần phải trở lại điểm khởi đầu của thỏa thuận. Từ đầu cuộc xâm lược Ukraina, Hải quân Nga đã phong tỏa các cảng biển Ukraina trong vùng Biển Đen, cửa chính để ngũ cốc Ukraina được xuất khẩu ra thế giới. Việc phong tỏa của Nga không chỉ gây thiệt hại cho kinh tế Ukraina mà còn cả những hệ lụy cho vấn đề lương thực của thế giới. Tháng 07/2022, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, Matxcơva và Kiev đã đạt được thỏa thuận có tên gọi « sáng kiến ngũ cốc Biển Đen ». Thỏa thuận bảo đảm một hành lang an toàn trên Biển Đen để các tầu ngũ cốc của Ukraina có thể xuất khẩu ra thế giới, dưới sự giám sát của các bên liên quan. Thỏa thuận này được ký có thời hạn, đã ba lần được gia hạn. Lần đầu tiên vào tháng 11 với hiệu lực 120 ngày, lần tiếp theo vào tháng 3 và 5 năm nay, kéo dài 60 ngày, tức là đến đêm ngày 17/07 hết hiệu lực.

Tất nhiên thỏa thuận được ký kèm theo các điều kiện của các bên. Các điều kiện mà Matxcơva đặt chủ yếu nhắm tới các trừng phạt của Phương Tây đối với Nga, như xuất khẩu phân bón, ngũ cốc của Nga và đặc biệt là lệnh cấm tham gia hệ thống thanh toán tài chính quốc tế SWIFT.

Từ nhiều tuần qua, các nhà đàm phán Nga đã đặt điều kiện để gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraina là Liên Hiệp Châu Âu chấp nhận để Rosselkhozbank, ngân hàng nông nghiệp lớn nhất của Nga, được tham gia trở lại hệ thống SWIFT. Thực tế trong thương lượng gia hạn lần này,với sự can thiệp của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, châu Âu đã nhượng bộ một phần, cho phép lập chi nhánh của ngân hàng Nga nói trên để kết nối trở lại với SWIFT. Thế nhưng điều đó không thỏa mãn được Kremlin.

Sau khi thỏa thuận ngũ cốc Ukraina bị Nga đình chỉ, câu hỏi được dư luận quốc tế được đặt ra nhiều là hậu quả sẽ ra sao ? Trước tiên, đó là về mặt kinh tế. Giá cả lương thực sẽ tăng. Tuy nhiên, theo phần đông giới quan sát, cho đến thời điểm này, tác động không còn căng thẳng như hồi đầu chiến tranh. Lần này hầu hết các nước bắc bán cầu đang vào vụ thu hoạch. Ngoài ra, bên cạnh xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, để hỗ trợ Kiev, Bruxelles, từ năm ngoái, đã mở cửa để ngũ cốc Ukraina quá cảnh bằng đường bộ hoặc được tiêu thụ ngay tại thị trường Liên Hiệp Châu Âu với ưu đãi miễn thuế. Một một số nước thành viên Liên Âu (Ba Lan, Rumani và Hungary) cảm thấy bị thiệt hại vì nông sản Ukraina tràn sang nên đã có phản ứng bất bình, nhưng Liên Âu đã dàn xếp được.

Theo các nhà phân tích, trên phương diện thuần túy kinh tế, Nga hoàn toàn có lợi ích khi tìm được một thỏa hiệp. Điều mà Matxcơva muốn đạt được là điều chỉnh các trừng phạt của phương Tây đối với ngân hàng và bảo hiểm, yếu tố sống còn để Nga tiếp tục bán ngũ cốc và nông sản, xa hơn nữa là thông thương các mặt hàng xuất nhập khẩu khác nhằm phá thế cô lập kinh tế vì trừng phạt.

Tổng thống Putin đã tính toán sử dụng vấn đề lương thực như là một thứ vũ khí để đối phó với trừng phạt của phương Tây. Ông Putin vẫn được biết đến như là một người sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để có được một thắng lợi chính trị. Chỉ cần phương Tây lùi bước, đối với ông Putin thì đó đã là thắng lợi quan trọng về ngoại giao.

Ở một khía cạnh khác, đòn đánh vào thỏa thuận ngũ cốc Ukraina lần này còn mangdấu ấn của mối quan hệ ngoại giao phức tạp giữa Ankara và Matxcơva, cụ thể là mối quan hệ giữa hai lãnh đạo Vladimir Putin và Recep Erdogan. Quan hệ hai bên dường như trở nên căng thẳng sau các sự kiện gần đây, như tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO và nhất là chuyến thămThổ Nhĩ Kỳ của tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 07/07. Kết quả liền sau đó là Ankara trả tự do cho các chỉ huy tiểu đoàn Azov. Theo thỏa thuận với Matxcơva, Thổ Nhĩ Kỳ phải giữ các hàng binh tại Mariupol đó đến hết chiến tranh. Tổng thống Erdogan đã nhiều lần chỉ với một cuộc nói chuyện điện thoại với ông Putin là đã có thể dàn xếp được thỏa thuận ngũ cốc Ukraina. Nhưng lần này rõ ràng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không thành công.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn