Trái đất bị nhào nặn, "biến hình" bởi thứ không ngờ

Thứ Sáu, 16 Tháng Chín 20221:00 SA(Xem: 1631)
Trái đất bị nhào nặn, "biến hình" bởi thứ không ngờ

Sự xuất hiện của động vật đem lại luồng sinh khí cho Trái đất, tuy nhiên thứ định hình nên hành tinh lại là thực vật, từ bên ngoài lẫn bên trong - nghiên cứu mới hé lộ.

Công trình từ Đại học Southampton và Đại học Queen - Anh cho thấy trạng thái "hành tinh xanh" của Trái đất bị ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc bởi thực vật, không chỉ hình dạng chi tiết của các lớp vỏ mà còn ảnh hưởng tới lớp phủ.

trai-dat-va-nang-luong-xanh
Trái đất ngày nay đã được nhào nặn, định hình bởi "năng lượng xanh" từ 430 triệu năm trước? - (Ảnh: SPACE).

Theo Sci-News, các nhà khoa học đã đánh giá các dấu hiệu đồng vị của các hạt zircon được hình thành từ các vùng hút chìm, nơi trầm tích biển được vận chuyển vào lớp phủ, từ đó tìm ra cách thức mà cảnh quan ngày nay được tạo thành.

Tất cả liên quan đến sự bùng nổ của thực vật trên cạn cách đây khoảng 430 triệu năm, tức thuộc kỷ Silur.

"Thực vật gây nên những thay đổi cơ bản đối với hệ thống sống, mang lại nhiều dòng sông uốn khúc và ngập bùn lầy, cũng như làm đất dày hơn" - tiến sĩ Christophe Spencer từ Đại học Queen giải thích.

Sự thay đổi này gắn liền với sự phát triển của hệ thống rễ cây, giúp tạo ra một lượng bùn khổng lồ bằng cách phá vỡ các tảng đá, ổn định các kênh sông vốn đã giữ bùn này trong thời gian dài.

Điều này ảnh hưởng đến cả quá trình kiến tạo mảng: Các dòng sông đổ bùn vào đại dương, bùn này sau đó bị kéo vào lớp bên trong nóng chảy của Trái đất tại các vùng hút chìm, nơi vỏ lục địa bị tan chảy để hình thành đá mới.

Loại đá liên quan mật thiết đến sự bùng nổ thực vật này khi kết tinh sẽ giữ lại cả những dấu tích lịch sử trong các hạt zircon, từ đó hé lộ quá khứ. Nhờ đó, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về sự thay đổi mạnh mẽ trong thành phần các lục địa trùng với khoảng thời gian thực vật ra đời và bùng nổ.

"Thật đáng kinh ngạc rằng sự xanh hóa của các lục địa được cảm nhận trong cả lòng đất sâu thẳm" - tiến sĩ Spencer kết luận.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích với 239 hành khách
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Âu-Mỹ bị khủng hoảng khi mắt xít yếu nhất (the weakest link) bị đứt, trái lại Trung Quốc chỉ lâm nguy vào lúc mắt xít cứng nhất (the strongest link) lung lay
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Trung Quốc dường như đang muốn trải thảm đỏ lấy lòng Tổng thống Mỹ nhân chuyến thăm của ông tới nước này, chuyên gia nhận định.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Một kết luận tự nhiên, được lặp đi lặp lại vào thời đó, là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Đó là đơn giản, biển đảo và lãnh thổ của VN hiện nay nếu định giá là 1000 tỷ $ thì hàng ngày hay hàng trăm năm sau nó luôn sản sản xuất ra cái GDP có giá hàng triệu tỷ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đêm 6/11, một người bạn ở Huế báo mưa không nhiều, chỉ có gió, nhưng nước ngập khắp nơi. Ký ức tang thương dội về trước cảnh báo Huế có thể
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chuyên gia về hải quân Ni Lexiong, hiện làm việc tại Đại học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải, nói: “FONOP chỉ là các chiến thuật
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Chính quyền Ả Rập Saudi hôm 4-11 đã cho bắt giữ 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và hàng chục cựu bộ trưởng trong chiến dịch trấn áp tham nhũng góp phần củng cố
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên tới châu Á, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:10 SA
Cái khó ló cái khôn – ông bà đã dạy. Lòng can đảm, dù chẳng hề là thuộc tính của một chế độ, vẫn thình lình phơi ra trong bất kỳ tình thế nào