Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đến Tân Cương, cuộc điều tra đầy bất trắc

Thứ Ba, 24 Tháng Năm 20222:00 SA(Xem: 1893)
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đến Tân Cương, cuộc điều tra đầy bất trắc
bachelet_01

Bà Michelle Bachelet trao đổi qua video với các đại sứ ngoại quốc tại Trung Quốc trước khi đến Urumqi, thủ phủ Tân Cương và Kashgar, thành phố có nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống. Bà cũng sẽ gặp một số quan chức cao cấp trung ương và địa phương, các tổ chức xã hội dân sự, giới kinh doanh và đại học, phát biểu tại một cuộc họp tại trường đại học Quảng Châu.

Đây là lần đầu tiên cao ủy nhân quyền đến Trung Quốc kể từ 2005. Chuyến thăm 6 ngày dường như rất khó khăn đối với cựu tổng thống Chilê, bà không thể tự do đi tham quan và có nguy cơ bị chính quyền Bắc Kinh lợi dụng để khỏa lấp những tội ác - theo các nhà quan sát.

Trong một thư ngỏ hôm nay, tổ chức bảo vệ nhân quyền Chinese Human Rights Defenders (CHRD), có trụ sở tại Washington, cho rằng chuyến thăm sẽ được Bắc Kinh « quản lý chặt chẽ ». CHRD nhấn mạnh mối lo ngại đại diện Liên Hiệp Quốc « sẽ không được tiếp xúc trực tiếp các nạn nhân, nhân chứng, các thành viên độc lập của xã hội dân sự » và quan điểm của bà sẽ bị chính quyền Bắc Kinh « bóp méo ».

Nhiều nghiên cứu của phương Tây dựa trên các tài liệu chính thức và lời chứng của các nạn nhân, cho thấy Trung Quốc đã bắt nhốt ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại cải tạo và nhà tù, cưỡng bức họ lao động. Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc « diệt chủng » người thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương. Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc, nói rằng các trại tập trung trên chỉ nhằm đào tạo nghề, không cưỡng bức triệt sản mà chỉ áp dụng chính sách hạn chế sinh đẻ.

Từ 2018 đến nay, Liên Hiệp Quốc đã đấu tranh rất vất vả với Bắc Kinh để được « tự do » đi thăm Tân Cương. Nhà nước giám sát nghiêm ngặt và nỗi sợ bị trả thù có thể khiến người Duy Ngô Nhĩ không dám nói thật với phái đoàn Liên Hiệp Quốc. Bản thân bà Michelle Bachelet cũng bị Mỹ chỉ trích vì đã « im lặng suốt một thời gian dài trước những bằng chứng tội ác không thể chối cãi » của Bắc Kinh.

Theo các nhà nghiên cứu và cộng đồng Duy Ngô Nhĩ lưu vong, gần đây chính quyền Tân Cương đã bớt đàn áp khắc nghiệt để tập trung vào kinh tế, những bằng chứng hiển nhiên nay không còn thấy rõ. AFP cho biết truyền thông Hoa lục đã khởi động bộ máy tuyên truyền, ca ngợi « những tiến bộ đáng kể » về nhân quyền tại Trung Quốc.

https://www.rfi.fr/vi/
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20187:00 CH
Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin. Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis
Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 20189:00 CH
Đối với một quốc gia, lãnh thổ là nguồn tài nguyên bất khả xâm phạm và đây là lý do cho rất nhiều cuộc tranh chấp giữa các nước
Thứ Bảy, 13 Tháng Giêng 20189:00 CH
Trung Quốc đang xây dựng một công viên nghiên cứu AI (trí tuệ nhân tạo) trị giá 2 tỷ USD với tham vọng trở thành thế lực dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Thứ Bảy, 13 Tháng Giêng 20183:00 SA
Trên hết, ngôi nhà được thiết kế theo mô đun, có nghĩa là nó có thể được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, được lắp đặt nhanh chóng