Ukraine: "Trung Quốc sẽ hậu thuẫn Nga về mặt ngoại giao"

Thứ Bảy, 19 Tháng Hai 20228:26 CH(Xem: 1458)
Ukraine: "Trung Quốc sẽ hậu thuẫn Nga về mặt ngoại giao"
bbc.com

Ukraine: "Trung Quốc sẽ hậu thuẫn Nga về mặt ngoại giao"

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên ở Bắc Kinh vào ngày 04/02/2022 kể từ lần cuối vào tháng 06/2019

Theo nhận định từ một số chuyên gia thì Trung Quốc sẽ ủng hộ Nga về mặt ngoại giao và có thể là kinh tế nếu Nga xâm lược Ukraine. Điều này sẽ làm xấu đi mối quan hệ vốn dĩ đã không còn 'nồng ấm' giữa Trung Quốc với phương Tây, tuy nhiên Bắc Kinh sẽ không hỗ trợ Moscow về mặt quân sự, hai nhà nghiên cứu về Trung Quốc nói với Reuters.

Ngày 18/02, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã quyết định xâm lược Ukraine trong những ngày tới, khả năng này đã bị phía Nga bác bỏ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục cho rằng Mỹ "đã lan truyền thông tin sai sự thật", tạo căng thẳng và kêu gọi Mỹ tôn trọng và giải quyết những yêu cầu đảm bảo an ninh từ phía Nga.

Trong một động thái thể hiện tình đoàn kết, ông Putin đã đến Bắc Kinh để tham dự lễ khai mạc Thế Vận hội Mùa đông vào ngày 04/02 vừa qua, tuyên bố với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược "không giới hạn". Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng nói hai quốc gia sẽ "kề vai sát cánh để bảo vệ công lý trên thế giới".

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ là phép thử cho lòng quyết tâm từ phía Trung Quốc trong việc biến lời nói thành hành động, đặc biệt với chính sách ngoại giao không can thiệp thường được Bắc Kinh tuyên bố.

Trung Quốc hầu như chắc chắn không muốn liên quan về mặt quân sự, các chuyên gia thông thạo về vấn đề Trung Quốc nói với Reuters.

Mặc dù Trung Quốc và Nga đã vượt khỏi kiểu "hôn nhân vì lợi ích" mà chuyển sang bán liên minh, mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng khổng lồ này hoàn toàn không phải từ một liên minh chính thống, theo đó có thể yêu cầu nước này gửi binh sĩ sang nước kia trong trường hợp bị đe dọa, Thời Ân Hoằng, Giáo sư Quan hệ Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định.

Trung Quốc đã liên tục kêu gọi cuộc khủng hoảng Ukraine cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại.

"Cũng như việc Trung Quốc không mong chờ Nga trợ giúp về mặt trong quân sự trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh với Đài Loan thì phía Nga cũng không kỳ vọng Trung Quốc sẽ giúp đỡ về quân sự trong vấn đề Ukraine, và cũng không cần một sự giúp đỡ như vậy," Lý Minh Giang (Li Mingjiang), Phó Giáo sư Trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nói.

Bỏ phiếu chống

Phương Tây đã cảnh báo sẽ trừng phạt Nga nếu nước này xâm lược Ukraine

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Phương Tây đã cảnh báo sẽ trừng phạt Nga nếu nước này xâm lược Ukraine

Thay vào đó, Trung Quốc sẽ cho thấy mình là một người anh em đáng tin cậy bằng cách không tham gia vào sự lên án chung của quốc tế nếu Nga xâm lược Ukraine.

Trung Quốc là quốc gia duy nhất bỏ phiếu ủng hộ Nga hồi tháng 1 trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm 15 quốc gia thành viên nhóm họp theo yêu cầu từ phía Mỹ về việc Nga huy động binh sĩ ở biên giới với Ukraine.

Động thái này tiến xa hơn vào năm 2014, khi Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng đối với một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an do Mỹ soạn thảo, yêu cầu các nước không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Các chuyên gia cũng cho rằng Trung Quốc có thể mở rộng hợp tác kinh tế với Nga và điều này sẽ làm giảm tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt mà phương Tây cho biết sẽ áp đặt lên Nga nếu xảy ra một cuộc xâm lược Ukraine.

Sau khi Nga xâm lược Crimea, một số ngân hàng nhà nước của Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng phát triển Trung Quốc, và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu của Trung Quốc đã cho các ngân hàng nhà nước của Nga vốn là đối tượng bị trừng phạt vay tiền.

Không phải là cuộc chiến mà Bắc Kinh muốn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội Ukraine tuần tra tại biên giới

Trung Quốc muốn Nga sẽ không xâm lược Ukraine hơn.

"Trong một thế giới quá phân cực, thì có lẽ Mỹ và phương Tây sẽ cần đoàn kết trong việc cô lập và trừng phạt Trung Quốc cùng với Nga," Giáo sư Thời Ân Hoằng nhận định.

Hồi đầu tháng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói các công ty Trung Quốc sẽ lãnh chịu hậu quả nếu tìm cách lẩn tránh các lệnh hạn chế xuất khẩu được áp đặt lên Moscow trong trường hợp Nga xâm lược Ukraine.

Một người thông thạo vấn đề Mỹ nói với các phóng viên rằng các lệnh trừng phạt liên quan đến công nghệ và các lệnh hạn chế xuất khẩu mà Washington đang lên kế hoạch với các đồng minh là vượt khỏi khả năng xoay sở của Trung Quốc.

"Chúng tôi sẵn sàng thực thi các hành động nhằm vào bất kỳ quốc gia hay thực thể nào ở nước ngoài nào dùng thủ đoạn để lẩn tránh", người này cho biết.

Bắc Kinh cũng không muốn bị 'đau đầu' liên quan đến chuyện nền kinh tế bị tác động tiêu cực nếu Nga xâm lược Ukraine, đặc biệt vào năm 2022 với sự ổn định được đặt lên hàng đầu khi mà Chủ tịch Tập Cận Bình có thể trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền 3 nhiệm kỳ liên tiếp.

Một cuộc xâm lược sẽ cho thấy những lời kêu gọi liên tục từ phía Trung Quốc cho tất cả các bên bao gồm Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine một cách hòa bình đã không được Putin lắng nghe, và làm gia tăng mối nghi ngại về tính hiệu quả của Bắc Kinh trong vai trò đối thoại, Giáo sư Thời Ân Hoằng nói với Reuters.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn