Liên minh Anh-Ba Lan-Ukraine ra đời trong tuyên bố ở Kyiv 'để bảo vệ Ukraine'

Thứ Sáu, 18 Tháng Hai 202211:55 SA(Xem: 2999)
Liên minh Anh-Ba Lan-Ukraine ra đời trong tuyên bố ở Kyiv 'để bảo vệ Ukraine'

Liên minh Anh-Ba Lan-Ukraine ra đời trong tuyên bố ở Kyiv 'để bảo vệ Ukraine'

Liz Truss

Nguồn hình ảnh, EBU

Chụp lại hình ảnh,

Ngoại trưởng Anh Liz Truss

Nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh, bà Liz Truss đến Kyiv, ba nước Anh, Ba Lan và Ukraine ký kết một liên minh an ninh ba bên nhằm "ngăn chặn sự hung hãn của Liên bang Nga".

Văn bản được Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh công bố trên mạng hôm 17/02/2022 khi bà Truss có mặt ở Kyiv và sắp sang Warsaw thảo luận tiếp về an ninh vùng, gọi đây là "Nghị định thư về hợp tác ba bên" (Trilateral Memorandum of Co-operation).

Tuy thế, các báo châu Âu và Hoa Kỳ dùng khái niệm khác để gọi sự hợp tác này, từ "liên minh" (alliance), đến "liên minh an ninh mới" (new security pack).

Tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 18/02 nói phe phiến quân thân Nga ở vùng Donbass đã gây ra các vụ bắn súng trong 24 giờ qua, làm bị̣ thương một binh sĩ Ukraine, chỉ dấu rằng việc "Nga rút quân" khỏi biên giới Ukraine không hề làm căng thẳng giảm đi.

Một thứ Aukus trên cho Đông Âu?

Có ý kiến so sánh quan hệ an minh mới của ba nước châu Âu Anh, Ba Lan và Ukraine với hiệp ước Aukus mà Anh ký với Hoa Kỳ và Úc ở vùng Thái Bình Dương, về chiến lược vùng.

Tuy nhiên, các so sánh này có vẻ chưa chính xác vì chỉ nhắm vào ba quốc gia cùng khu vực châu Âu chứ không mang tính liên kết xuyên đại dương như Aukus.

Cùng lúc, Ukraine cũng vừa ký kết mua vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ, một nước khác thuộc Nato.

Liên minh Anh-Ba Lan-Ukraine tuy thế có thể mở ra để các nước khác tham gia, theo các đánh giá an ninh tại Anh.

Quan hệ mới này cũng không có vũ khí 'đắt tiền' như tàu ngầm nguyên tử tại Úc mà Anh và Mỹ sẽ cung cấp công nghệ.

Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết:

"Ba Lan và Anh Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, đoàn kết với Ukraine khi chúng tôi phải đối mặt với sự hung hãn của Nga."

Các báo Ba Lan cũng bình luận rộng rãi về "liên minh an ninh" này, với hai nước thuộc Nato là Anh và Ba Lan, ký với Ukraine là nước ngoài Nato.

Thế nhưng, lời lẽ của Bộ Ngoại giao Anh thì nhẹ nhàng hơn một chút và nhấn mạnh đến việc "chia sẻ quan hệ lịch sử sâu đậm, các giá trị chung, cam kết chung của Anh, Ba Lan và Ukraine".

Ba nước cam kết "đứng chung để chống lại mọi kẻ gây hấn hung hãn đe dọa hòa bình ở châu Âu", Bộ Ngoại giao Anh viết.

Việc hỗ trợ cho Ukraine được nói là bao gồm an ninh mạng, bảo đảm hoà bình ở phía Đông của châu Âu và thúc đẩy nền dân chủ.

Anh Quốc và Ba Lan nêu quan điểm ủng hộ cho "sự tự do lựa chọn liên minh hoặc cơ chế an ninh của mỗi nước châu Âu" và ủng hộ Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Câu này hàm ý Ukraine có quyền xin vào Nato, hoặc không vào, nếu đó là lựa chọn của họ, như một bộ trưởng Anh đã nói tuần trước, khi đại sứ Ukraine tại Anh nói với BBC rằng nước ông "có thể linh hoạt về mục tiêu vào Nato hay là không".

Tuy thế, phần quan trọng hơn các ngôn từ ngoại giao là ủng hộ thực chất về vũ khí, về tin tình báo mà Anh đã và đang cung cấp cho Ukraine.

Liz TrussNguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng ngoại giao Anh Liz Truss và người tương nhiệm Ukraine Dmytro Kuleba thăm bảo tàng Nạn đói diệt chủng thời Stalin giết hàng triệu dân Ukraine ở Kyiv.

Các báo châu Âu cho rằng sáng kiến lập ra liên minh này đến từ Ukraine hồi cuối 2021, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba nói.

Ba bên dự tính ký kết khi Thủ tướng Anh, Boris Johnson và thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cùng sang thăm Ukraine tuần trước nhưng vì bà Liz Truss, ngoại trưởng Anh bị mắc Covid không đến cùng được, nên việc thông báo ký Nghị định thư bị hoãn lại đến 17/02.

Từ góc độ của Ba Lan, quốc gia có biên giới dài với Ukraine và có đoạn đường biên ngắn với khu vực quân cảng ở thành phố Kaliningrad trên biển Baltic, các hoạt động của Nga gần đây tại Đông Ukraine và Belarus gợi lại các cuộc chiến mà Nga và Liên Xô đánh nước họ.

Vì thế, gần như các đảng phái tả và hữu ở Ba Lan đều ủng hộ đoàn kết với Ukraine.

Người Ba Lan còn tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine.

Theo trang Onet.pl ở Ba Lan hôm 31/01/2022 khi tin về một liên minh với Anh và Ukraine "sắp hình thành", Ba Lan đã có một liên minh khác, với Ukraine và Lithuania, gọi là Tam giác Lubelski.

Nguyên soái Hồng quân Mikhail Tukhachevsky duyệt hàng quân trước khi tấn công Ba Lan năm 1920Nguồn hình ảnh, TASS/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nguyên soái Hồng quân Mikhail Tukhachevsky duyệt hàng quân trước khi tấn công Cộng hòa Ba Lan năm 1920. Quân Bolshevik bị đánh bại cuối tháng 8 năm đó, khiến kế hoạch 'chuyển lửa cách mạng cộng sản sang châu Âu' bị tan vỡ và Lenin đã xoay về phía Đông, kêu gọi các dân tộc châu Á đi theo CNXH

Việc ủng hộ Ukraine có thêm sức mạnh phòng thủ luôn nằm trong quyền lợi chiến lược của Warsaw, trang web này viết.

Các ý kiến nêu trên trang web của Ba Lan còn nhận định cả London, Warsaw và Kyiv xem ra còn cùng chia sẻ "sự khó chịu nhất định" với chính sách của Liên hiệp châu Âu trong vấn đề an ninh phía Đông.

Hai nước dẫn đầu EU là Pháp và Đức đều chủ trương mềm mỏng với Nga hơn là các thành viên phía Đông như Ba Lan, Romania.

Hai quốc gia này đều nhận thêm quân Mỹ để bảo vệ biên giới của họ, đồng thời là biên giới phía Đông của Nato và EU, giáp Ukraine.

Tin hôm 18/02 cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sang thăm Ba Lan và công bố bán cho Ba Lan 250 xe tăng Abrams.

Di sản đau thương từ thời Liên Xô

Trong chuyến sang Ukraine, bà Liz Truss cũng tới thăm Bảo tàng Quốc gia về Nạn đói Diệt chủng (Holodomor Genocide) ở Kyiv.

Ước tính vài triệu nông dân Ukraine bị chính quyền Liên Xô bỏ đói để giết chết thời Stalin trong công cuộc cải tạo nông nghiệp, nông trang hóa năm 1932-33 nhằm xây dựng 'chủ nghĩa xã hội'.

Sử gia Mỹ, Timothy Snyder từ ĐH Yale, người nghiên cứu về Nạn đói này, cho hay con số người chết là 3,3 triệu. Các sử gia khác nêu con số cao hơn nhiều.

Một di sản của Nạn đói Diệt chủng, theo các sử gia Ukraine, là "mục tiêu dọn bớt người Ukraine" nhằm tạo không gian cho người Nga từ các vùng khác của Liên Xô sang sinh sống, mà hệ quả là số dân nói tiếng Nga tăng lên áp đảo ở nhiều vùng thuộc Ukraine cho đến năm 1991.

Nina KarpenkoChụp lại hình ảnh,

Bà Nina Karpenko, một người sống sót qua Nạn đói năm 1933 ở Ukraine

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn