Tại sao Mỹ lại quan tâm với lực lượng Nga ở Kazakhstan ?

Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 202210:00 SA(Xem: 3635)
Tại sao Mỹ lại quan tâm với lực lượng Nga ở Kazakhstan ?

Những lợi ích chính trị, kinh tế lớn tại Kazakhstan khiến Mỹ "đứng ngồi không yên" khi chứng kiến Nga đưa quân tới nước này hỗ trợ ứng phó bạo loạn.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay hoan nghênh thông báo được Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đưa ra một ngày trước đó, rằng lực lượng gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu "đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính và sẽ rút quân theo từng giai đoạn trong hai ngày tới, tiến trình kéo dài không quá 10 ngày".

"Cho tới khi lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO rút quân, chúng tôi tiếp tục kêu gọi tổ chức này tôn trọng quyền con người và bảo đảm cam kết nhanh chóng rút khỏi Kazakhstan theo yêu cầu của chính quyền sở tại", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho hay.

Lực lượng Nga triển khai đến Almaty, Kazakhstan, hôm 9/1. Ảnh: BQP Nga.

Lực lượng Nga triển khai đến Almaty, Kazakhstan, hôm 9/1. Ảnh: BQP Nga.

Larry Napper, cựu đại sứ Mỹ tại Kazakhstan giai đoạn 2001-2004 và cựu giám đốc Văn phòng Các vấn đề Liên Xô của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng có nhiều lý do khiến Washington theo dõi chặt chẽ tình hình ở Kazakhstan và nhiều lần lên tiếng về đợt triển khai quân của Nga trong đội hình CSTO đến quốc gia Trung Á.


Trước khi bạo loạn nổ ra đầu năm nay, quan hệ giữa Mỹ và Kazakhstan tương đối tốt đẹp. Tháng 12/2021, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Trung Á và Nam Á tới thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan để bàn phương án cải thiện quan hệ đối tác chiến lược song phương. Hai bên đã thảo luận về bình thường hóa quan hệ thương mại, loại bỏ hoàn toàn những rào cản được áp dụng từ thời Chiến tranh Lạnh.

"Nước này có vị trí rất quan trọng về địa lý và địa chính trị. Kazakhstan không chỉ giáp biên giới với Nga và Trung Quốc, mà còn có vị trí rất quan trọng với Afghanistan. Mỹ có lợi ích rõ ràng với hoạt động chống khủng bố trong khu vực kể từ khi Taliban lên nắm quyền hồi năm ngoái", Napper nhận xét.

Kazakhstan đã đóng vai trò lớn trong hoạt động chống khủng bố những năm gần đây, trong bối cảnh Mỹ tìm cách di dời các tay súng phiến quân và gia đình từ nơi giam giữ ở Syria đến những nước có chương trình tái hòa nhập cộng đồng. Kazakhstan đã tiếp nhận nhiều gia đình như vậy với đề nghị từ Mỹ.

Mỹ cũng theo dõi chặt chẽ những hoạt động hợp tác kinh tế và năng lượng giữa Kazakhstan với Trung Quốc. Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào ngành năng lượng Kazakhstan, các tập đoàn lớn như Chevron và ExxonMobil đều xuất hiện ở những mỏ dầu khí lớn của nước này. Kazakhstan cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều khoáng sản quan trọng, trong đó có uranium.

Tuy nhiên, Kazakhstan lại là một thành tố quan trọng trong chiến lược an ninh của Nga, bởi hai nước có chung biên giới dài gần 7.000 km, là đường biên giới trên bộ dài nhất thế giới. Nước này cũng có cộng đồng nói tiếng Nga rất đông đảo, khiến giới chức Kazakhstan duy trì quan hệ mật thiết với Nga.

Xe bị đốt cháy trong cuộc bạo loạn ở Almaty, Kazakhstan hôm 5/1. Ảnh: Reuters.

Các tòa nhà và ôtô bị đốt cháy trong cuộc bạo loạn ở Almaty, Kazakhstan, hôm 5/1. Ảnh: Reuters.

Cựu đại sứ Napper cho rằng với quyết định nhanh chóng điều quân tới Kazakhstan, Tổng thống Vladimir Putin muốn gia tăng ảnh hưởng của Nga với các nước từng thuộc Liên Xô cũ.

Bởi vậy, ông cho rằng thái độ lo lắng của Mỹ trong những ngày qua là dễ hiểu, khi Washington có nguy cơ đánh mất những lợi ích đã dày công xây dựng tại quốc gia Trung Á này nếu Moskva duy trì hiện diện lâu dài.

"Tôi hy vọng những diễn biến gần đây không đánh dấu thay đổi cơ bản về chính sách ngoại giao của Kazakhstan. Mong rằng họ sẽ khôi phục hoặc duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Washington", Napper nói.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích với 239 hành khách
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Âu-Mỹ bị khủng hoảng khi mắt xít yếu nhất (the weakest link) bị đứt, trái lại Trung Quốc chỉ lâm nguy vào lúc mắt xít cứng nhất (the strongest link) lung lay
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Trung Quốc dường như đang muốn trải thảm đỏ lấy lòng Tổng thống Mỹ nhân chuyến thăm của ông tới nước này, chuyên gia nhận định.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Một kết luận tự nhiên, được lặp đi lặp lại vào thời đó, là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Đó là đơn giản, biển đảo và lãnh thổ của VN hiện nay nếu định giá là 1000 tỷ $ thì hàng ngày hay hàng trăm năm sau nó luôn sản sản xuất ra cái GDP có giá hàng triệu tỷ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đêm 6/11, một người bạn ở Huế báo mưa không nhiều, chỉ có gió, nhưng nước ngập khắp nơi. Ký ức tang thương dội về trước cảnh báo Huế có thể
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chuyên gia về hải quân Ni Lexiong, hiện làm việc tại Đại học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải, nói: “FONOP chỉ là các chiến thuật
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Chính quyền Ả Rập Saudi hôm 4-11 đã cho bắt giữ 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và hàng chục cựu bộ trưởng trong chiến dịch trấn áp tham nhũng góp phần củng cố
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên tới châu Á, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:10 SA
Cái khó ló cái khôn – ông bà đã dạy. Lòng can đảm, dù chẳng hề là thuộc tính của một chế độ, vẫn thình lình phơi ra trong bất kỳ tình thế nào