Sao Thủy có thể chính là Trái đất thuở sơ khai

Thứ Bảy, 15 Tháng Giêng 20229:00 SA(Xem: 2120)
Sao Thủy có thể chính là Trái đất thuở sơ khai

Khoa học vũ trụ đã có những bước tiến xa trong nhiều năm nay, đặc biệt là khi mô phỏng sự hình thành của các hành tinh, lịch sử cổ đại của hệ Mặt trời, tất cả để phục vụ cho việc tìm hiểu cách thức kiến tạo của những hành tinh trong thiên hà và liệu chúng có hỗ trợ cho sự sống ngoài hành tinh hay không.

Nguồn gốc của nhiều hành tinh vẫn còn là một bí ẩn, chẳng hạn như sao Thủy, một mô hình mô phỏng mới nhất đã tiết lộ, sự khởi đầu của sao Thủy gắn liền với sự sống thuở sơ khai của Trái đất và sao Kim.

Sao Thủy được miêu tả bằng những mỹ từ như "một tảng đá chết lặng đang nghiền ngẫm một cách vô tâm dưới ánh sáng chói lọi dữ dội của Mặt trời", nhưng việc tìm hiểu những bí ẩn xung quanh hành tinh kỳ lạ này có thể đưa chúng ta đến gần hơn với lời giải thích về Trái đất của chúng ta nhất.

Trái đất và sao Kim góp phần tạo ra sao Thủy

Sao Thủy gần như là một sự "lạc lõng" với những mô hình phổ biến về các hành tinh.
Sao Thủy gần như là một sự "lạc lõng" với những mô hình phổ biến về các hành tinh.

Sao Thủy là một hành tinh đặc biệt vì quỹ đạo của nó gần như bị cô lập và không có hành tinh nào quay quanh nó, đồng thời vị trí của Mặt trời cũng gây ra những khó khăn cho quá trình bồi tụ hành tinh này. Sự bồi tụ có thể được hiểu là quá trình những loại hạt nhỏ và các vật thể rắn có kích thước khác nhau còn lại từ việc hình thành của một ngôi sao tập hợp lại để tạo ra hành tinh mới.

Khoa học cũng chứng minh rằng sự tồn tại của sao Thủy gần như là một sự "lạc lõng" với những mô hình phổ biến về các hành tinh. Những nghiên cứu thiên văn và khoa học vũ trụ trước đây đã nhấn mạnh rằng, nếu phần phôi hành tinh khổng lồ hình thành sớm trong phần gần với đĩa khí Mặt trời nhất thì chúng sẽ có xu hướng di chuyển ra ngoài nhanh hơn.

Nói rõ hơn, các thiên thể hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy bên ngoài hệ Mặt trời thường sẽ xu thế quay quanh các ngôi sao ở gần chúng, nhưng đối với sao Thủy, nó có thể đã thoát ra ngoài vị trí gần Mặt trời ban đầu. "Sự di chuyển này cũng có thể đã định hình lại mật độ bề mặt của các vật chất và tạo nên những điều kiện để thúc đẩy cho việc tạo ra các hành tinh giống với sao Thủy".

Với những hành tinh lớn hơn Trái đất, gọi là siêu Trái đất hoặc Hải Vương tinh hình thành trong quỹ đạo các ngôi sao và sau đó đi ra ngoài quỹ đạo, có thể chúng cũng đã kéo theo những vật chất để hình thành các hành tinh tương tự như sao Thủy. Các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm Trái đất và Hành tinh của Viện Carnegie và Laboratoire d'Astrophysique de Bordeaux của Pháp, thuộc Đại học Bordeaux, cho rằng đây là cách mô tả tốt nhất về việc hình thành sao Thủy, và nhiệt lượng tỏa ra từ sao Thủy ảnh hưởng rất lớn đến Trái đất và sao Kim. Các nhà khoa học cho rằng: "có vẻ những hạt nhân tiền thân của Trái đất và sao Kim hình thành gần Mặt trời hơn, tạo ra vùng kiến tạo ra sao Thủy khi di chuyển theo quỹ đạo mới của chúng".

Những ngôi sao giống Mặt trời với các hành tinh như sao Thủy có thể có sự sống quanh nó
Theo những mô phỏng chắc chắn về sự hình thành ban đầu của hệ Mặt trời, Trái đất và sao Kim sẽ cuốn theo những "vật chất giống Enstatite Chondrite" trên quỹ đạo di chuyển từ vùng bên trong của hệ Mặt trời đến vị trí hiện tại của chúng. Những mô phỏng này cũng dự đoán rằng thành phần trên sao Kim sẽ rất giống với Trái đất, chúng được hình thành từ một tập hợp lớn của những vật chất khô.

Đáng chú ý là khi Trái đất và sao Kim di chuyển ra khỏi vị trí gần kề với Mặt trời thường sẽ để lại ít vật chất hơn cho các hành tinh tương tự được tạo ra trong quỹ đạo của sao Thủy. Sự mô phỏng của các nhà khoa học về sự hình thành của những hành tinh nhỏ cũng mang đến cơ hội giải thích cho quá trình hình thành sao Thủy. Nếu có những ngôi sao tương tự Trái đất trong thiên hà và có những hành tinh quay quanh chúng thì rất có thể nó cũng được tạo ra khi có một hành tinh giống Trái đất di chuyển đến đó, và nếu may mắn, nó sẽ có sự sống thật sự ngoài hành tinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Dường như đã mâu thuẫn với cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại một lần nữa gợi lên khả năng xảy ra xung đột thương mại với Trung Quốc
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Hồ sơ lớn được các tạp chí hay tuần báo Pháp chú ý và nêu trên trang bìa rất tản mạn, mỗi tờ mỗi vẻ : Le Point với ảnh một cây cổ thụ, chạy hàng tựa ngắn « Cây cối »
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến thăm Trung Quốc từ ngày 8/11 với một trong các mục tiêu quan trọng là gây sức ép với Bắc Kinh nhằm kiềm chế mối đe dọa từ Triều Tiên.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Vào cuối tháng Mười vừa qua đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 19. Đảng tổ chức những đại hội như thế này mỗi năm năm một lần, từ năm 1977
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:30 SA
(HNPD) Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Ông Nolting, hết phương gỡ rối. Báo cáo được tới tấp gửi về Hoa Thịnh Đốn, và Bộ ngoại giao Mỹ liên tục phúc trình tình hình nguy ngập tại Sài Gòn với yêu cầu phải thay thế ngay Ông Diệm bằng một người khác.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 SA
(HNPD) "Ai ra lệnh giết ông Ngô Đình Diệm thì nhiều người cũng vẫn trả lời là: Mỹ ra lệnh giết, Cabot Lodge hay CIA ra lệnh giết chớ còn ai vào đó nữa ! Câu chuyện không đơn giản như thế!
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Ngày 5.8.2017, Ngoại trưởng các nước ASEAN, trong lần gặp đầu tiên của hội nghị thường niên, đã nhóm họp tại Manila (Philippines)
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Từng ngọn đèn bị dập tắt. Nguồn sáng chiếu rọi từ bốn phương biến mất. Thế giới đa sắc màu, tươi đẹp rực rỡ của chúng ta bỗng chốc biến thành một màu đen thê thảm.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 201710:04 CH
Một đánh giá của Lầu Năm Góc tuyên bố cách duy nhất để loại trừ toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn là tấn công thực địa.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Vào tháng Bảy vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin, một ngày trước khi ông có cuộc gặp với quan chức của Đức để xin tị nạn chính trị.