Từ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của Sudan ( Việt Cộng thua quá xa...)

Thứ Tư, 14 Tháng Hai 20189:00 CH(Xem: 5522)
Từ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của Sudan ( Việt Cộng thua quá xa...)

sa-mac-hoa

Cát: Kẻ thù chậm rãi nhưng khốc liệt

Nếu như ở các quốc gia phương Tây hay tại khu vực khác, biến đổi khí hậu hay sa mạc hóa là những vấn đề quá xa vời thì tại Shamalia (Sudan), những người sống ở đây lại cảm nhận rõ nhất điều ấy.

“Nhiều người đã phải rời bỏ nhà mà đi. Tất cả đều đồng loạt rời khỏi đây. Chỗ kia trước là nhà của tôi. Tôi đã phải bỏ căn nhà này vì sa mạc hóa”, ông Habib Allah Murghani – cư dân ở Shamalia – ngậm ngùi khi thăm lại ngôi nhà cũ đã gần như bị nuốt chửng bởi cát.

Tại Shamalia, cát ở khắp nơi, chậm rãi xâm lấn những gì nuôi sống con người. Thậm chí, có những khu vực cây cối cao 5-6 mét, chỉ sau vài năm, đã bị các cồn cát ôm trọn vào lòng. Theo các cơn gió và bão, cát tràn vào lớp học, cát phủ lên những tấm chăn đắp của trẻ em,… Cát dần dần gặm nhấm và phá hoại cuộc sống của người dân nơi đây.

Cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 6 giờ đi xe về phía Bắc, Shamalia không phải là nơi duy nhất phải đối phó với kẻ thù tự nhiên này. Theo Al Jazzera, biến đổi khí hậu cùng với nạn phá rừng khai thác cho ngành năng lượng đã khiến cây cối không thể sinh trưởng. Thiếu đi các rừng cây màu xanh, những mảnh đất vốn từng màu mỡ dần trở thành khu vực sa mạc. Nếu không hành động, trong tương lai Sudan có thể sẽ trở thành 1 quốc gia không thể ở được.

“Drone trồng cây”: Công nghệ thuần hóa tự nhiên

Theo các nhà nghiên cứu, trồng thêm nhiều cây là biện pháp hữu hiệu nhất để chống sa mạc hóa: thân cây sẽ giúp cản gió và cát lọt vào các khu dân cư còn rễ cây có tác dụng “giữ” đất.

Hiểu được điều này, Mohammed và Hatem – hai người bạn thân, đồng thời cũng là những nhà sáng chế không chuyên – đã quyết định giải quyết vấn đề thông qua cách tiếp cận mà chưa một ai ở Sudan từng làm: sử dụng “drone” (robot bay điều khiển từ xa) để gieo trồng các hạt cây Keo (Acacia). Đây là loại cây tốt nhất để chống sa mạc hóa bởi rễ của chúng cắm rất sâu dưới đất, chặn đứng sự di chuyển của cát.

Mohammed (trái) và Hatem (phải) thử nghiệm máy bay không người lái ngoài thực địa.
Mohammed (trái) và Hatem (phải) thử nghiệm máy bay không người lái ngoài thực địa.

Tuy nhiên, để chế tạo ra 1 robot cũng không phải là chuyện dễ dàng. Vốn không hề có kiến thức chuyên môn nào, Mohammed và Hatem đã phải tự tìm kiếm kiến thức trên mạng. Không chỉ có vậy, nền kinh tế lao đao vì cấm vận cũng khiến 2 nhà sáng chế gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu để chế tạo cỗ máy thông minh có trị giá hơn 2.000 USD này. Chính vì thế, con robot này gần như là tất cả với 2 anh.

“Khi thử nghiệm thất bại và máy bị hỏng, tôi cảm thấy như đau như thể nó là con đẻ vậy”, anh Mohammed tâm sự về “cục vàng” của mình.

Cách robot sẽ phân tán các hạt giống xuống dưới đất.
Cách robot sẽ phân tán các hạt giống xuống dưới đất.

Tuy nhiên, những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 5 năm đã cho quả ngọt. Với hệ thống định vị GPS được tích hợp trên bộ máy tính xử lý, robot nông nghiệp của Mohammed và Hatem có khả năng gieo khoảng 1.000 hạt giống/giờ. Không chỉ thực hiện chức năng gieo trồng, robot bay của Mohammed và Hatem còn gắn hệ thống cảm biến và máy ảnh có khả năng cho hình ảnh cực kỳ chính xác, lên tới nửa mét/điểm ảnh. Hệ thống quang học này sẽ giúp theo dõi và đánh giá sức khỏe của cây, đồng thời thu thập các số liệu về đất, về hướng cát xâm lấn, chỉ số thực vật,… Hai nhà sáng chế nghiệp dư này tin rằng, nếu sử dụng drones thay vì phương thức gieo trồng, canh tác truyền thống, hiệu quả sẽ tăng lên nhiều lần cũng như giảm được công sức của con người.

Theo Dân Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích với 239 hành khách
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Âu-Mỹ bị khủng hoảng khi mắt xít yếu nhất (the weakest link) bị đứt, trái lại Trung Quốc chỉ lâm nguy vào lúc mắt xít cứng nhất (the strongest link) lung lay
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Trung Quốc dường như đang muốn trải thảm đỏ lấy lòng Tổng thống Mỹ nhân chuyến thăm của ông tới nước này, chuyên gia nhận định.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Một kết luận tự nhiên, được lặp đi lặp lại vào thời đó, là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Đó là đơn giản, biển đảo và lãnh thổ của VN hiện nay nếu định giá là 1000 tỷ $ thì hàng ngày hay hàng trăm năm sau nó luôn sản sản xuất ra cái GDP có giá hàng triệu tỷ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đêm 6/11, một người bạn ở Huế báo mưa không nhiều, chỉ có gió, nhưng nước ngập khắp nơi. Ký ức tang thương dội về trước cảnh báo Huế có thể
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chuyên gia về hải quân Ni Lexiong, hiện làm việc tại Đại học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải, nói: “FONOP chỉ là các chiến thuật
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Chính quyền Ả Rập Saudi hôm 4-11 đã cho bắt giữ 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và hàng chục cựu bộ trưởng trong chiến dịch trấn áp tham nhũng góp phần củng cố
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên tới châu Á, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:10 SA
Cái khó ló cái khôn – ông bà đã dạy. Lòng can đảm, dù chẳng hề là thuộc tính của một chế độ, vẫn thình lình phơi ra trong bất kỳ tình thế nào