Tập trận hải quân Ấn Độ – Nhật Bản gửi thông điệp gì cho Trung Quốc?

Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 202011:37 CH(Xem: 4198)
Tập trận hải quân Ấn Độ – Nhật Bản gửi thông điệp gì cho Trung Quốc?

NhatAn-haiquan
Các cuộc tập trận chung của lực lượng hải quân Ấn Độ và Nhật Bản tại Ấn Độ Dương vào cuối tuần trước đã nhấn mạnh thông điệp rằng hai nước đang xích lại gần nhau hơn để đối phó với mối đe dọa chung từ Trung Quốc.

Ấn Độ và Nhật Bản đã triển khai tập trận hải quân chung trong bối cảnh hai nước này đều đang có những căng thẳng trong quan hệ với Bắc Kinh.

Về phía Ấn Độ, cuộc đối đầu với quân đội Trung Quốc dọc theo vùng biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya hồi tháng trước đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, thổi bùng ngọn lửa bài Trung mạnh mẽ trên khắp đất nước. Với Nhật Bản, căng thẳng gia tăng khi Nhật thay đổi tên gọi hành chính quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư.

New Delhi và Bắc Kinh vẫn đang đổ lỗi cho nhau về những thiệt hại về nhân mạng tại khu vực biên giới. Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ nói với tờ India Sung Weidong rằng binh lính Ấn Độ phải chịu trách nhiệm cho vụ đụng độ vì họ đã “vượt ranh giới đường Kiểm soát thực tế.” Đáp lại, Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vikram Misri cảnh báo cho rằng Trung Quốc đang “cố thay đổi thực trạng bằng vũ lực.” 

Trong khi đó, Tokyo và Bắc Kinh lời qua tiếng lại về hòn đảo. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc gọi động thái của Nhật Bản là một “hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc,” còn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đáp lại rằng Tokyo sẽ giám sát chặt chẽ những ý đồ của Bắc Kinh về hòn đảo. 

Cuộc tập trận là dấu hiệu mới nhất cho thấy tranh chấp địa chính trị đang nóng lên trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Chỉ trong tháng này, Mỹ đã tiến hành ba cuộc tập trận ở vùng biển Philippines và Biển Đông. Hai cuộc trong số này được thực hiện bởi ba tàu khu trục, USS Nimitz, USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt, trong đó cuộc thứ ba tập chung với lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản. 

Trong cuộc tranh cãi mới nhất liên quan đến đảo Điếu Ngư/Senkaku, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã thành lập một nhóm mới để đẩy mạnh các mối quan hệ hàng hải với Mỹ, Ấn Độ, Úc và các quốc gia Đông Nam Á.

Theo các nhà quan sát, sự hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông và biển Nam Trung Hoa đã đóng vai trò thúc đẩy Ấn Độ và Nhật Bản xích lại gần nhau hơn.

Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2007, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi tăng cường mối quan hệ hàng hải mạnh mẽ hơn giữa hai nước bằng cách viện dẫn “một châu Á rộng lớn hơn” tại “hợp lưu của hai vùng biển” Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Từ đó, hai nước đã tăng cường hợp tác quân sự, tham gia vào các sự kiện chung như các cuộc tập trận trên bộ “Sharma Guardian, cuộc tập trận trên không “Shinyu Maitr” và cuộc tập quân sự ba bên “Malabar” với Mỹ.

Ông Abe thường xuyên gặp gỡ người đồng cấp Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi – chỉ trong năm 2019 họ gặp nhau ba lần. Hai nước thậm chí còn có cuộc họp thượng đỉnh song phương hàng năm, điều rất hiếm đối với Nhật Bản, 

Ông Rajiv Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ, nói cuộc tập trận hải quân cũng là dấu hiệu cho Trung Quốc thấy sự cần thiết của ngoại giao hơn là gây hấn. “Không phải leo thang xung đột, mà các kênh ngoại giao là điều tốt nhất để giải quyết những vấn đề tồn tại cho Trung Quốc và tất cả các bên,” ông nói.

Một số nhà phân tích nói sự gia tăng trong các hoạt động ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, như cuộc tập trận hải quân chung Nhật Bản và Ấn Độ, đã chỉ ra sự liên quan mới của Quad – một nhóm liên kết quân sự chiến lược không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

Tháng này, trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến, Ấn Độ và Úc đã ký Hiệp định hỗ trợ hậu cần chung, cho phép các lực lượng quân sự của họ chia sẻ hỗ trợ và cơ sở hậu cần với nhau. 

Đại sứ Bhatia nhận định việc Trung Quốc gia tăng hung hãn có thể dẫn đến việc lực lượng Quad tăng cường sức mạnh. 

“Dấu hiệu rất rõ ràng – Trung Quốc càng gây rắc rối trong khu vực, các nước bị ảnh hưởng, đặc biệt các nước Quad, càng có xu hướng xích lại gần nhau hơn.”

Ông Bhatia cũng bổ sung rằng Quad nên lôi kéo thêm cả các quốc gia Đông Nam Á thực hiện các cuộc tập trận chung.

Các nhà quan sát nhận định khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ là địa điểm thích hợp nhất về chiến lược đối với Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Trung Quốc trong thập kỷ tới và xa hơn nữa. Nhiều sĩ quan hải quân nghỉ hưu đã thúc giục chính phủ Ấn Độ đẩy mạnh sự hiện diện trên biển ở khu vực này.

Xuân Lan (theo SCMP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:19 SA
Gần suốt Thế kỷ 20 nhân loại đã biết như thế nào là thảm họa Đỏ. Thảm họa nầy bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản ra đời và họ chọn màu đỏ l
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:55 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:10 CH
Tuy nhiên sử dụng nhiều là vậy nhưng chắc chắn có điều bạn chưa biết về chiếc xe vẫn dùng hàng ngày này - cụ thể là chiếc chống xe.Cụ thể, nếu được hỏi vì sao chiếc chống nghiêng xe máy lại nằm bên trái
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20176:04 CH
GRAHAM ALLISON là Giáo sư môn Chính phủ thuộc chương trình Douglas Dillon tại Harvard Kennedy School of Government. Tiểu luận này phỏng theo cuốn sách của ông,
Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Hai 20223:00 CH