Công ước LHQ về internet: Lo ngại cho tự do ngôn luận

Thứ Bảy, 28 Tháng Mười Hai 20196:00 CH(Xem: 3753)
Công ước LHQ về internet: Lo ngại cho tự do ngôn luận
rfi.fr

Công ước LHQ về internet: Lo ngại cho tự do ngôn luận

Thụy My

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa. Pixabay/CC0/fancycrave1

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 27/12/2019 đã thông qua một nghị quyết gây tranh cãi. Về mặt chính thức, một hiệp ước quốc tế sẽ được soạn thảo với mục tiêu chống lại « việc vận dụng công nghệ thông tin vào mục đích tội phạm ». Đây là sáng kiến của Nga, vốn bị cáo buộc là muốn dập tắt những tiếng nói phản biện trên internet.

Hoa Kỳ, Châu Âu và các tổ chức phi chính phủ, coi đây là phương tiện nhằm hạn chế việc sử dụng internet và tự do ngôn luận trên các mạng xã hội, đã chống lại nhưng không thành công. Dự thảo nghị quyết quy định năm 2020 sẽ thành lập một ủy ban liên chính phủ phụ trách việc soạn thảo, đã được 79 nước bỏ phiếu thuận, 60 nước bỏ phiếu chống, 33 nước vắng mặt.

Ngoài Trung Quốc, nghị quyết này còn được Belarus, Cam Bốt, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Nicaragua và Venezuela đồng bảo trợ. Matxcơva khẳng định không có thâm ý gì phía sau, còn Bắc Kinh nêu ra « lỗ hổng pháp lý » cần lấp đầy.

Ông Louis Charbonneau, thuộc Human Rights Watch, lưu ý AFP, các nước bảo trợ nghị quyết hợp thành « một thiên hà gồm những nước đàn áp nhiều nhất trên Trái Đất ». Ông nói : « Đó là một ý tưởng tồi tệ, nếu mục tiêu là lập ra một công ước giúp cho các nước khóa internet một cách hợp pháp và kiểm duyệt, qua việc hình sự hóa tự do ngôn luận ».

Cho đến nay, công cụ duy nhất của quốc tế là Công ước về tội phạm mạng, còn được gọi là Công ước Budapest, có hiệu lực từ năm 2004, chỉ mang tầm khu vực. Đây là căn cứ tham khảo của các nước châu Âu có luật chống tội phạm kỹ thuật số, và là khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ký kết. Người ta lo ngại nếu một hiệp ước mới mang tính toàn cầu được thông qua, Công ước Budapest sẽ bị vô hiệu hóa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Dường như đã mâu thuẫn với cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại một lần nữa gợi lên khả năng xảy ra xung đột thương mại với Trung Quốc
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Hồ sơ lớn được các tạp chí hay tuần báo Pháp chú ý và nêu trên trang bìa rất tản mạn, mỗi tờ mỗi vẻ : Le Point với ảnh một cây cổ thụ, chạy hàng tựa ngắn « Cây cối »
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến thăm Trung Quốc từ ngày 8/11 với một trong các mục tiêu quan trọng là gây sức ép với Bắc Kinh nhằm kiềm chế mối đe dọa từ Triều Tiên.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Vào cuối tháng Mười vừa qua đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 19. Đảng tổ chức những đại hội như thế này mỗi năm năm một lần, từ năm 1977
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:30 SA
(HNPD) Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Ông Nolting, hết phương gỡ rối. Báo cáo được tới tấp gửi về Hoa Thịnh Đốn, và Bộ ngoại giao Mỹ liên tục phúc trình tình hình nguy ngập tại Sài Gòn với yêu cầu phải thay thế ngay Ông Diệm bằng một người khác.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 SA
(HNPD) "Ai ra lệnh giết ông Ngô Đình Diệm thì nhiều người cũng vẫn trả lời là: Mỹ ra lệnh giết, Cabot Lodge hay CIA ra lệnh giết chớ còn ai vào đó nữa ! Câu chuyện không đơn giản như thế!
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Ngày 5.8.2017, Ngoại trưởng các nước ASEAN, trong lần gặp đầu tiên của hội nghị thường niên, đã nhóm họp tại Manila (Philippines)
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Từng ngọn đèn bị dập tắt. Nguồn sáng chiếu rọi từ bốn phương biến mất. Thế giới đa sắc màu, tươi đẹp rực rỡ của chúng ta bỗng chốc biến thành một màu đen thê thảm.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 201710:04 CH
Một đánh giá của Lầu Năm Góc tuyên bố cách duy nhất để loại trừ toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn là tấn công thực địa.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Vào tháng Bảy vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin, một ngày trước khi ông có cuộc gặp với quan chức của Đức để xin tị nạn chính trị.