Trung Quốc và « âm mưu chia rẽ châu Âu »

Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Hai 201711:59 SA(Xem: 6914)
  • Tác giả :
Trung Quốc và « âm mưu chia rẽ châu Âu »

RFI:
Trung Quốc và « âm mưu chia rẽ châu Âu »

Cũng giống như nước Mỹ của tổng thống Georges Bush cách đây 15 năm, Trung Quốc của Tập Cận Bình đã hiểu rằng có « hai Châu Âu » vào đầu thế kỷ XXI : một « Châu Âu cũ », già nua và một « Châu Âu mới ». « Châu Âu cũ » có vẻ cứng rắn, đầy định kiến, muốn bảo vệ quá khứ vẻ vang từng có. Còn « Châu Âu mới » được hình thành từ nền tảng « Châu Âu cũ », nhưng khao khát tiến bộ hơn và ít so đo, tính toán hơn « Châu Âu cũ », đồng thời cũng có nhu cầu tìm kiếm các đối tác mới.

Trên báo Le Monde, phóng viên Sylvie Kauffmann nhận định « Trung Quốc thích châu Âu mới » nên đã chọn « Châu Âu mới » làm đối tác ưu tiên, coi đó một đầu cầu để với tới « Châu Âu cũ » hiện vẫn « ra vẻ rất quý tộc » « giữ khoảng cách ».

Công cuộc « xích lại gần châu Âu » bắt đầu từ năm 2011, tại một diễn đàn kinh tế ở Budapest, thủ đô Hungary, diễn ra theo đề xuất của Bắc Kinh, với các nước Trung Âu và Đông Âu. Từ năm 2012, diễn đàn trở thành Thượng đỉnh 16+1 và được tổ chức thường niên. Năm nay, thượng đỉnh 16+1 vừa kết thúc tại Budapest.

Bà Nadège Rolland, chuyên gia về Trung Quốc thuộc tổ chức tư vấn Mỹ National Bureau of Asian Research nhận định mục tiêu của Bắc Kinh là tập hợp các nước hậu chế độ Cộng Sản để thiết lập lại khối Đông Âu và đặt dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Trung Quốc thời Tập Cận Bình tin rằng thượng đỉnh 16+1 và dự án « Một vành đai, một con đường » có lợi cho cả đôi bên. Phần nổi của con đường tơ lụa mới đương nhiên là các con đường, nhưng không chỉ có vậy, mà còn có rất nhiều tuyến tàu, hải cảng, trung tâm năng lượng, nói tóm lại là hạ tầng cơ sở. Và tín dụng. Vì thế, con đường tơ lụa mới rất thu hút các nước, từ Trung Quốc tới châu Âu, từ Trung Á sang Đông Âu.

Các nước Trung Âu là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu hàng năm đều được nhận kinh phí phát triển do Liên Hiệp cấp : chẳng hạn riêng Ba Lan được cấp 15 tỉ euro/năm. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn cho rằng nguồn tài chính của Trung Quốc vẫn được các quốc gia Trung Âu chào đón. Còn chuyên gia Nadège Rolland cảnh báo : « Mục tiêu của Trung Quốc chủ yếu là về địa chính trị : củng cố ảnh hưởng ở vùng đệm giữa châu Á và châu Âu. »

Liệu Trung Quốc có thể đạt muc tiêu đó không ? Phóng viên Sylvie Kauffmann nhận định việc mở các tuyến đường sắt và phát triển hạ tầng cơ sở là không đủ cho giấc mơ của Trung Quốc, nhất là khi các dự án trên bị chậm trễ trong thi công. Khoản tiền đầu tư 3 tỉ euro mà thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hứa với Budapest vẫn còn rất mơ hồ, thiếu minh bạch.

Đúng là Trung Quốc không áp đặt các nước này đón nhận người tị nạn, không áp đạt họ phải tôn trọng Nhà nước pháp quyền. Nhưng Bắc Kinh lại trông chờ là các đối tác tôn trọng các lợi ích trung tâm của Trung Quốc, thậm chí bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong hồ sơ về biển Đông, Hungary, Hy Lạp, Croitia và Slovenia đã gây áp lực để Liên Hiệp dịu giọng khi tuyên bố về phán quyết của tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye vào năm 2016.

Thủ tướng Hungary Victor Orban, vốn bị Liên Hiệp Châu Âu coi là một « người con tồi tệ » của « Châu Âu mới », tán dương Trung Quốc : « Con đường tơ lụa mới là một thể thức toàn cầu hóa mới mà không gây chia rẽ thế giới và được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các bên cùng có lợi ». Liên Hiệp Châu Âu lại có quan điểm ngược lại.

Lãnh đạo của các nước « Châu Âu cũ » và Liên Hiệp đều có cái nhìn ngờ vực về thượng đỉnh 16+1, thậm chí một số còn tỏ ra bực tức về « sự buông lỏng » của các nước trong khu vực này. Ngoại trưởng Đức Gabriel Sigmar gọi đó là « một âm mưu nhằm chia rẽ Châu Âu ».

Tác giả bài viết nhấn mạnh là chính các lãnh đạo này đã từng « mở rộng vòng tay » tiếp nhận đầu tư từ Trung Quốc vào khu vực giàu có nhất của Liên Hiệp. Chính vì thế, thời gian gần đây, Châu Âu phải tìm cách bảo vệ trước hết là các lĩnh vực chiến lược của Liên Hiệp khỏi sự đầu tư quá mạnh tay của Bắc Kinh. Tuy nhiên, đã là quá muộn để Châu Âu bảo vệ được một số lĩnh vực như truyền thông, năng lượng !

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích với 239 hành khách
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Âu-Mỹ bị khủng hoảng khi mắt xít yếu nhất (the weakest link) bị đứt, trái lại Trung Quốc chỉ lâm nguy vào lúc mắt xít cứng nhất (the strongest link) lung lay
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Trung Quốc dường như đang muốn trải thảm đỏ lấy lòng Tổng thống Mỹ nhân chuyến thăm của ông tới nước này, chuyên gia nhận định.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Một kết luận tự nhiên, được lặp đi lặp lại vào thời đó, là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Đó là đơn giản, biển đảo và lãnh thổ của VN hiện nay nếu định giá là 1000 tỷ $ thì hàng ngày hay hàng trăm năm sau nó luôn sản sản xuất ra cái GDP có giá hàng triệu tỷ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đêm 6/11, một người bạn ở Huế báo mưa không nhiều, chỉ có gió, nhưng nước ngập khắp nơi. Ký ức tang thương dội về trước cảnh báo Huế có thể
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chuyên gia về hải quân Ni Lexiong, hiện làm việc tại Đại học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải, nói: “FONOP chỉ là các chiến thuật
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Chính quyền Ả Rập Saudi hôm 4-11 đã cho bắt giữ 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và hàng chục cựu bộ trưởng trong chiến dịch trấn áp tham nhũng góp phần củng cố
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên tới châu Á, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:10 SA
Cái khó ló cái khôn – ông bà đã dạy. Lòng can đảm, dù chẳng hề là thuộc tính của một chế độ, vẫn thình lình phơi ra trong bất kỳ tình thế nào