Tương lai tiếng Anh ở nước Mỹ ra sao?

Chủ Nhật, 14 Tháng Mười 20181:00 SA(Xem: 5813)
Tương lai tiếng Anh ở nước Mỹ ra sao?
bbc.com
Bryan Lufkin BBC Capital

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Lớp học tiếng Anh tháng 12/2016 này do một tổ chức phi lợi nhuận ở Connecticut cung cấp cho những người nhập cư mới tới Mỹ.

Tương tự như ở Anh và Úc, công dân Hoa Kỳ có thể nhờ cậy vào thứ xa hoa là có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh- nhưng trong thế giới đang thay đổi ngày nay, những người Mỹ chỉ nói một thứ tiếng liệu có bị tụt hậu không?

Mười năm trước, tôi chuyển đến Nhật dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai trong một trường trung học ở nông thôn. Kinh nghiệm cho tôi thấy tôi may mắn nhường nào, cái may trên trời rơi xuống, khi có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh.

Sự kết hợp giữa việc là người Mỹ và lại nói tiếng Anh là một điều tạo đặc quyền vô cùng lớn về kinh tế cho phần lớn dân Mỹ.

Vì sao? Vì trong thế kỷ qua, tiếng Anh được thịnh hành trong thương mại và thông tin liên lạc toàn cầu. Một báo cáo của đại học Harvard năm 2013 cho thấy các kỹ năng tiếng Anh và thu nhập cao song hành với nhau, và dẫn tới chất lượng cuộc sống tốt hơn. Người lớn và trẻ em trên toàn thế giới dành nhiều năm, và đầu tư rất nhiều tiền, trong việc học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai.

Vấn đề đối với những người trong chúng ta, nói tiếng Anh từ khi nằm nôi, chúng ta quên mất chúng ta biết nó dễ đến thế nào.

Bạn thấy đấy- mặc dù là một quốc gia đa dạng về chủng tộc, nói hơn 350 ngôn ngữ- Mỹ, cũng như nhiều quốc gia chủ yếu dùng tiếng Anh, gồm hàng triệu dân trong quá trình trưởng thành nói tiếng Anh và chỉ biết một ngôn ngữ này. Hơn nữa, những làn sóng gần đây của chủ nghĩa dân tộc Mỹ, các chính sách nhập cư khắc nghiệt và thuật hùng biện "chỉ dùng tiếng Anh" đã cho ấn tượng rằng người Mỹ thấy thích, thậm chí tự hào, và tận dụng lợi thế của việc là người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.

Nhưng tương lai của tiếng Anh sẽ thế nào trong điều kiện nước Mỹ đang thay đổi biết bao? Đất nước này ngày càng trở nên đa dạng hơn như thế nào?

Nước Mỹ đơn ngữ?

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tại một nhà thờ ở Massachusetts, những người nhập cư đến Mỹ ngồi trong một lớp học tiếng Anh.

Nước Mỹ không có ngôn ngữ chính thức- nhưng tiếng Anh luôn là tối thượng.

Là một đất nước đa văn hóa của những người nhập cư, chính phủ chưa bao giờ thực hành một ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang. Được hình thành một cách lớn lao từ một thuộc địa cũ của Anh, nên tiếng Anh thành ngôn ngữ chung là điều dễ hiểu. (Tuy nhiên điều đàng chú ý là các ngôn ngữ của người Mỹ bản địa như Navajo đã bị đưa vào mục tiêu để xóa bỏ ngay từ thời kỳ dầu của lịch sử nước này.)

Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ ở một đất nước mà người dân chỉ cần tiếng Anh ở mức đủ dùng (trái với một nơi như Thụy Điển chẳng hạn, nơi ngôn ngữ quốc gia không phải tiếng Anh nhưng tiếng Anh được dạy ngay từ tiểu họ) thì đặc tính nhân khẩu đang thay đổi nhanh chóng.

"Những sự thay đổi rất lớn và rất nhanh trong dân số nước này đến mức trong thập kỷ tới Mỹ sẽ biến đổi rất nhiều so với các nước khác," William H Frey của Viện Brookings đã viết cho BBC năm ngoái.

Ông đang đề cập đến thực tế rằng, vào năm 2018, gần một nửa số người trẻ tuổi ở Mỹ là thuộc các nhóm dân tộc thiểu số. Thế hệ Z- tức những người sinh sau năm 2000- sẽ là thế hệ đa chủng tộc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, một con số được tăng với sự nhập cư và các quan hệ lưỡng chủng. Và trong năm 2011, cơ quan điều tra dân số Mỹ báo cáo rằng "việc sử dụng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh khi ở nhà đã tăng 148%, từ năm 1980 đến năm 2009."

Những thay đổi nhanh chóng này có thể là một phần của những gì đang thúc đẩy tình cảm chống nhập cư ở nhiều cử tri da trắng ở Mỹ. Nhưng sự đa dạng hóa của một quốc gia sẵn đa dạng là một vị thần không thể được đưa ngược trở lại vào chai.


Sao nữa? Hầu hết người Mỹ vẫn chỉ nói tiếng Anh.

Bản quyền hình ảnh The AGE
Image caption Một giáo viên tiểu học Úc dạy kỹ năng viết truyện cho ba học sinh học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai

Nhiều người vẫn được nuôi dạy trong gia đình chỉ nói tiếng Anh, và các nghiên cứu cho thấy rằng vào thế hệ thứ ba, nhiều hậu duệ của các gia đình nhập cư mất khả năng nói ngôn ngữ di sản của gia đình mình. Cơ quan điều tra dân số Mỹ ước tính có khoảng 231 triệu người Mỹ từ 5 tuổi trở lên (hoặc khoảng 80% dân số) chỉ nói tiếng Anh khi ở nhà. Năm 2013, một cuộc khảo sát của YouGov cho thấy 75% người Mỹ chỉ nói tiếng Anh- mặc dù 43% những người được khảo sát nói rằng "người Mỹ nên biết càng nhiều ngôn ngữ càng tốt."

Mặc dù với thế hệ trẻ ngày càng đa dạng này, điều này đang bắt đầu thay đổi: nhiều người đang lớn lên với 2 ngôn ngữ. Từ năm 2000 đến 2016, tỷ lệ trẻ em nói một ngôn ngữ khác khi ở nhà tăng từ 18% lên 22%.

"Chúng tôi đang khuyến khích những người tiếp tục nói tiếng di sản hoặc học tiếng này của họ- để trở nên hoàn toàn biết chữ và biết nói song ngữ." Marty Abbott, nữ giám đốc điều hành của Hội Đồng Mỹ về giảng dạy ngoại ngữ, nói. "Đó là một sự thay đổi hoàn toàn so với trước đây."

Bà đang đề cập đến những năm cuối 1990 và đầu 2000- khi mà càng nhiều tiểu bang có phong trào "chỉ là tiếng Anh" để thúc đẩy tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất cho các vấn đề của chính phủ. (Hiện nay, khoảng 30 tiểu bang có luật như vậy, đòi hỏi tất cả các thông tin pháp lý và chính quyền phải bằng tiếng Anh.) Ngày nay, các nhóm như nhóm của Abbott đang khuyến khích "người nói tiếng di sản" trong gia đình tiếp tục sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

Nhưng khi đất nước của bạn là rất lớn, hai bên là đại dương và có biên giới đất liền dài, sẽ có ít động lực ngay tức khắc, hoặc thậm chí cơ hội để sử dụng ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba.


Tại sao phải học một ngôn ngữ mới?

Tiếng Anh cũng chiếm ưu thế trong thế giới kinh doanh. Thí dụ một số tập đoàn đa quốc gia như Honda ở Nhật Bản đang thúc đẩy để tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức của công ty vào năm 2020. Vậy tại sao những người nói tiếng Anh, làm việc ở Mỹ rồi, lại cần phải bận tâm học một tiếng gì khác?

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Để chuẩn bị cho Thế Vận Hội Olympic 2008, các tài xế taxi ở Bắc Kinh đã học quyển sách này để phục vụ các du khách nói tiếng Anh.

Câu trả lời nằm ở sự thay đổi đang diễn ra trên thị trường việc làm ở Mỹ. Việc ít nhất biết tương đối một ngôn ngữ khác thực sự có thể sẽ làm cho bạn dễ được tuyển dụng hơn- và thậm chí điều này cũng đúng với cả người tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.

Năm ngoái, một báo cáo của New American Economy, một liên minh 500 thị trưởng trên phổ chính trị ở Mỹ, đã phát hiện ra rằng quảng cáo tìm người lao động song ngữ ở Mỹ đã tăng gấp đôi từ 2010 đến 2015. Một số công ty đã tăng cường tìm kiếm hơn những công ty khác- thí dụ tới 1/3 số việc làm được đăng bởi Ngân Hàng Mỹ vào năm 2015 là dành cho những người nhân viên song ngữ có thể nói được các ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Quan Thoại và Ả Rập. Báo cáo nhận xét rằng sự tăng trưởng nhanh nhất trong danh sách song ngữ là cho các "chức danh uy tín cao" như các nhà quản lý tài chính, nhà biên tập và kỹ sư công nghiệp.

"Người ta có thể tưởng tượng sẽ có rất nhiều cơ hội cho người Mỹ học tiếng Trung Quốc phổ thông," David Lightfoot, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Georgetown ở Washington DC, nói. "Sự cần thiết để người Mỹ học tiếng Trung Quốc, về khía cạnh nào đó, là rất lớn vì ở Trung Quốc tiếng Anh rất ít được sử dụng."

Tuy nhiên, mặc dù kết quả khả quan, số lượng người Mỹ học các ngôn ngữ mới vẫn còn thấp. Một nghiên cứu mới từ Trung Tâm Nghiên Cứu Pew được công bố trong tuần này cho thấy Hoa Kỳ còn tụt hậu xa so với hầu hết các nước châu Âu về mặt học ngôn ngữ ở trường. Chỉ có 20% sinh viên Mỹ là đang học một ngôn ngữ khác. Con số trung bình của sinh viên châu Âu là 92%.

Và nếu không phải hoàn toàn để có được việc làm, thì cũng có những cái lợi rõ ràng khác của việc học thêm một ngôn ngữ. (Một câu tục ngữ mà tôi yêu thích: "Biết càng nhiều ngôn ngữ, càng nhiều tính người hơn.") Cũng có cả những lợi ích về nhận thức- việc học một ngôn ngữ khác có thể làm tăng các kỹ năng, như sự tập trung.

Thu hẹp khoảng cách đồng cảm

Bản quyền hình ảnh William Thomas Cain
Image caption Biển báo này treo trong một cửa hàng bánh sandwich ở Philadelphia vào năm 2006, đã gây ra nhiều tranh cãi- cuối cùng nó đã bị rỡ bỏ khỏi cửa sổ.

Cũng còn có yêu cầu phải làm khác để ngăn cản chủ nghĩa đơn ngữ ở Hoa Kỳ- khoảng cách đồng cảm ngày càng tăng.

Các chuyên gia chỉ ra sự thiếu kinh nghiệm nhất định trong cuộc sống là nguyên nhân tạo ra sự thiếu hiểu biết sâu sắc giữa các nhóm người. Abbott chỉ ra trải nghiệm của việc đi du lịch đến một quốc gia không nói tiếng Anh, đặc biệt là một quốc gia không sử dụng bảng chữ cái La Mã. Bà nói rằng đột nhiên thành câm điếc là thứ mà bạn không thể hiểu nổi trừ khi bị trải nghiệm.

"Vì vậy, khi người thủ quỹ ở quầy thanh toán sốt ruột vì ai đó chẳng hiểu gì, chẳng biết trả tiền thế nào, gói hàng thế nào- tôi đã ở trong tình huống đó- tôi chỉ xem và làm giống như người xếp hàng trước tôi đã làm."Abbott nói. "Tôi nghĩ ai cũng nên kiên nhẫn với người khác."

Nhưng một số dữ liệu cho thấy người Mỹ không quan tâm- hoặc không thể- tự đặt mình vào tình huống như thế này. Người Mỹ không đi du lịch nước ngoài nhiều như một số người khác nói tiếng Anh mẹ đẻ. Thí dụ chỉ có hơn 40% người Mỹ có hộ chiếu- so với 57% người Úc. (Mặc dù con số này đang tăng lên). Nói cho cùng, các nước khác ở xa hơn và người Mỹ đi du lịch quốc tế sẽ bị đắt tiền hơn, thí dụ so người Anh sang châu Âu, họ mất chưa đến một giờ.

Tuy nhiên, giải pháp thực sự có thể là ở trong nước. Cách chính để giải quyết vấn đề đơn ngữ là bắt đầu dạy ngoại ngữ sớm hơn ở nhà trường.

"Cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ ở khoảng thời gian mà chúng có thể hấp thụ được- không phải khi chúng 12 tuổi, và chắc chắn không phải khi chúng 30 tuổi," Lightfoot nói.

Nhưng nếu người ta không muốn học một ngôn ngữ khác, được thôi, thì họ sẽ không học ngôn ngữ khác.

"Động lực là một vấn đề phức tạp," Lightfoot nói. "Tôi sống ở Montreal nhiều năm trong thập niên 70, và ở đó, học tiếng Pháp rất dễ dàng- tất cả những gì cần phải làm là chuyển kênh TV và xem khúc côn cầu."

Nhưng ông nói không phải lúc nào cũng vậy. Phải đến năm 1976, khi một chính quyền ly khai lên điều hành và chuyển trọng tâm sang học tập và sử dụng tiếng Pháp. "Việc chống lại học tiếng Pháp ở Montreal là rất lớn, và điều đó đã đi vào lịch sử chính trị," Lightfoot nói.

Mặc dù Mỹ có thể nổi danh là nước đơn ngữ, giống như nhiều nước nói tiếng Anh- và sự thống trị của tiếng Anh không có khả năng bị thách thức trong thời gian trước mắt- các dữ liệu và xu hướng cho thấy có những thay đổi có thể có trong thói quen ngôn ngữ của người Mỹ.

Đối với những người chúng ta, nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, thật là dễ dàng để trở lại với kỹ năng đã có. Nhưng phần thưởng to lớn hơn có thể đến từ việc sử dụng ngôn ngữ mà ta không có.

Bài tiếng Anh trên BBC Capital

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 19 Tháng Mười 20181:00 SA