“Vũ khí bí mật” của TQ mà Mỹ không đưa vào danh sách áp thuế!

Thứ Tư, 03 Tháng Mười 20183:30 SA(Xem: 7115)
“Vũ khí bí mật” của TQ mà Mỹ không đưa vào danh sách áp thuế!

Trong danh sách trừng phạt thuế quan 10% hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD (đô la Mỹ) mà Mỹ công bố đã không có một số sản phẩm mà tiêu biểu là đất hiếm, vì thế có quan điểm cho rằng đây là vũ khí bí mật của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Nhưng thực tế có phải như thế?

Đất hiếm được tập kết tại Liên Vân Cảng tỉnh Giang Tô để chờ xuất khẩu (Ảnh từ Getty Images) 

Hàng nhập khẩu đất hiếm của Mỹ 90% đến từ Trung Quốc

Trong danh sách trừng phạt thuế quan 10% mà Mỹ công bố đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD đã không có các mặt hàng chiến lược như kim loại đất hiếm, nam châm, kim loại trong radar và trong đồ điện tử tiêu dùng. Hãng tin Reuters chỉ ra rằng điều này cho thấy Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về sản phẩm khoáng sản chiến lược này. Nhiều kim loại trong danh sách ban đầu Mỹ đưa ra nhằm áp đặt thuế đối với Trung Quốc đều nằm trong 35 loại mà hồi tháng Năm năm nay Bộ Nội chính Mỹ công nhận là thuộc danh mục kim loại đặc biệt quan trọng đối với phồn vinh kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ.

Trung Quốc hiện là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, cũng là nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ. Tại Mỹ, kim loại đất hiếm và kim loại thứ cấp được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, từ động cơ máy bay (aircraft engine), điện thoại di động, đến khoan dầu khí.

Theo thống kê trong “Đại cương khảo sát địa chất và khoáng sản Mỹ”, các hợp chất và kim loại đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2017 gia tăng đáng kể so với năm 2016. Về sản lượng và trữ lượng đất hiếm trên thế giới, sản lượng đất hiếm của Trung Quốc trong năm 2017 cũng giống như năm 2016, đạt 105.000 tấn. Sản lượng đất hiếm hàng năm của Trung Quốc chiếm 81% tổng sản lượng của thế giới, trong khi trữ lượng đất hiếm chiếm 37% tổng sản lượng của thế giới.

Một người trong ngành khai thác mỏ Trung Quốc đã chia sẻ bài viết chỉ ra, vào năm 2017, có đến 78% lượng nhập khẩu đất hiếm của Mỹ là từ Trung Quốc, con số này so với năm trước tăng 6%. Trong số 22% còn lại, lần lượt đến từ Estonia (6%), Pháp (4%), Nhật Bản (4%) và các nước khác (8%). Nhưng lượng đất hiếm nhập khẩu từ Estonia, Pháp và Nhật Bản cũng có nguồn gốc từ chiết xuất khoáng sản tại ​​Trung Quốc và vài vùng khác. Như vậy có thể nói, lượng đất hiếm năm ngoái Mỹ nhập khẩu có đến gần 90% là từ Trung Quốc.

Vì thế, hồi tháng Tư năm nay Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đã chỉ ra, “Nếu không có vật liệu mới đất hiếm từ Trung Quốc, hơn 80% thiết bị quân sự của Mỹ sẽ không chạy được, chỉ như vật trang trí.”

Tuy nhiên, có nhà phân tích cho biết, việc Trung Quốc có lợi dụng kim loại đất hiếm để trả đũa hoặc làm lá bài thương lượng không thì vẫn còn phải theo dõi, nhưng đây cũng là một trong những trọng tâm chú ý của thế giới bên ngoài.

Tại sao Mỹ không sợ Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm?

Các ứng dụng của đất hiếm đối với Mỹ có thể nói đạt đến mức cực cao, chỉ trong lĩnh vực quân sự, yếu tố đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong máy bay thế hệ mới là F-35 và F-22, cũng như tàu ngầm hạt nhân chiến lược, một loạt các chiến hạm nổi.

Dù hiện nay Mỹ chủ yếu nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc, nhưng nhiều nguồn tin chỉ ra thực tế dự trữ đất hiếm trên lãnh thổ Mỹ không phải là thấp, chỉ đứng sau Trung Quốc, vì trước đây Mỹ từng là nước xuất khẩu đất hiếm lớn nhất, trữ lượng mỏ đất hiếm ở đông nam California có thể đủ cho nước Mỹ dùng hơn 200 năm. Do xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc không chỉ rẻ, việc tiếp cận mua cũng tương đối dễ, và tránh được các vấn đề ô nhiễm do khai thác mỏ gây ra. Vì vậy, Mỹ chỉ đơn giản là đóng cửa khu vực khai thác riêng và thay vào bằng con đường nhập khẩu, điều này có nghĩa là Mỹ sẽ không dễ bị Trung Quốc chi phối bằng lá bài đất hiếm.

Đối với luận điệu của Tân Hoa Xã, người đồng sáng lập hãng tư vấn Anbound Consulting là Trần Công Soạn (Chen Gongzhuan) từng cho biết, công việc của cơ quan tuyên truyền là cao giọng như vậy, nhưng nếu Chính phủ theo đó mà hành động theo thì có thể đặt quốc kế dân sinh vào trong cảnh nguy hiểm. Nền kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế do các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường quy định. Trước vấn đề mang tính hệ thống, bất kỳ chính sách hành chính nào mang mục tiêu to lớn đều đứng trước chi phí rất lớn, và rủi ro thất bại cũng rất khủng khiếp.

Tệ nạn khai thác đất hiếm gây ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc

Được biết, một nguyên nhân quan trọng gây khan hiếm nguyên tố đất hiếm đó là lượng nguyên tố đất hiếm trong các mỏ rất thấp, gây khó khăn rất lớn trong ngành công nghiệp chiết lọc, đây không chỉ là quá trình rất phức tạp và tốn kém mà vấn đề khiến hầu hết mọi người cảm thấy khó chấp nhận là khai thác sẽ gây ô nhiễm chất thải độc hại rất lớn, làm tàn phá khủng khiếp đối với môi trường. Từ lâu đây đã là một vấn đề hóc búa đối với mọi người.

Tiến sĩ Điền Nguyên (Tian Yuan), nhà bình luận thời sự, cho rằng còn có một vấn đề lớn là việc khai thác đất hiếm giải phóng rất nhiều nguyên tố phóng xạ, là một vấn đề rất lớn đối với sức khỏe con người. Đây là lý do tại sao trong thời gian dài sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa đã trở thành gần như quốc gia duy nhất trên thế giới có thể khai thác đất hiếm, có khả năng xuất khẩu một lượng lớn đất hiếm, nhưng điều này phải trả giá bằng sức khỏe dân chúng.

Tờ New York Times tại Mỹ cũng đã đưa tin, vấn đề nhà quản lý của Trung Quốc buông lỏng quản lý khai thác và chiết xuất đất hiếm trong vòng 20 năm qua đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngày nay. Ví dụ, nhà máy sản xuất và lọc đất hiếm Thiên Tân bị rò rỉ chất độc phóng xạ, đã dần dần thấm vào đất, tiếp cận vùng nguồn nước quan trọng của 150 triệu người khu vực sông Hoàng Hà; nạn khai thác mỏ đất hiếm bất hợp pháp tại Giang Tây hiện đã thành thảm họa; tương tự là nạn khai thác đất hiếm tại tỉnh Quảng Đông làm phá hủy ruộng lúa và sông suối… Ngày nay rất nhiều nơi tại Trung Quốc đang phải đối mặt với thảm họa nghiêm trọng về môi trường.

Ngoài ra, hơn một nửa số khai thác quặng đất hiếm của Trung Quốc thuộc dạng trái phép, rất nhiều khu mỏ bị các băng đảng xã hội đen và những quan chức vô đạo bất tài cùng khai thác kiếm lợi mà không cần quan tâm môi trường sinh thái trong khu vực.

Thanh Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Âu-Mỹ bị khủng hoảng khi mắt xít yếu nhất (the weakest link) bị đứt, trái lại Trung Quốc chỉ lâm nguy vào lúc mắt xít cứng nhất (the strongest link) lung lay
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Trung Quốc dường như đang muốn trải thảm đỏ lấy lòng Tổng thống Mỹ nhân chuyến thăm của ông tới nước này, chuyên gia nhận định.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Một kết luận tự nhiên, được lặp đi lặp lại vào thời đó, là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Đó là đơn giản, biển đảo và lãnh thổ của VN hiện nay nếu định giá là 1000 tỷ $ thì hàng ngày hay hàng trăm năm sau nó luôn sản sản xuất ra cái GDP có giá hàng triệu tỷ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đêm 6/11, một người bạn ở Huế báo mưa không nhiều, chỉ có gió, nhưng nước ngập khắp nơi. Ký ức tang thương dội về trước cảnh báo Huế có thể
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chuyên gia về hải quân Ni Lexiong, hiện làm việc tại Đại học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải, nói: “FONOP chỉ là các chiến thuật
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Chính quyền Ả Rập Saudi hôm 4-11 đã cho bắt giữ 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và hàng chục cựu bộ trưởng trong chiến dịch trấn áp tham nhũng góp phần củng cố
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên tới châu Á, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:10 SA
Cái khó ló cái khôn – ông bà đã dạy. Lòng can đảm, dù chẳng hề là thuộc tính của một chế độ, vẫn thình lình phơi ra trong bất kỳ tình thế nào
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Dường như đã mâu thuẫn với cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại một lần nữa gợi lên khả năng xảy ra xung đột thương mại với Trung Quốc