Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ

Chủ Nhật, 27 Tháng Năm 20189:00 SA(Xem: 6310)
Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ

Alice Augusta Ball là một nhà hóa học người Mỹ gốc Phi đã khám phá và phát triển thành công phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân phong.

Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư. Bà có 2 anh trai là Robert và William và một cô em gái Addie. Ông nội của bà là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng nên gia đình được hưởng một cuộc sống đầy đủ.

Năm 1903, họ chuyển từ Seattle lạnh lẽo đến Honolulu – nơi có thời tiết ấm áp hơn với hy vọng chứng đau khớp của bố bà sẽ được giảm bớt. Đáng buồn thay, ông đã qua đời ngay sau đó và gia đình lại quay trở về Seattle. Ball học tập rất xuất sắc tại trường Trung học Seattle và tốt nghiệp năm 1910. Bà là người Mỹ gốc Phi đầu tiên và là người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng thạc sỹ hóa học từ đại học Hawaii (nay là đại học Hawaii). Thật không may, bà qua đời khi còn quá trẻ, ở tuổi 24. Trong suốt quãng đời ngắn ngủi, bà đã không nhận thấy hết những tác động mạnh mẽ từ phát minh khoa học của mình. Nhiều năm sau khi qua đời, những công lao của bà mới được ghi nhận xứng đáng.

Chân dung nhà khoa học Alice Ball.
Chân dung nhà khoa học Alice Ball.

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành dược phẩm (1912) và dược học (1914) từ đại học Washington, Alice Ball chuyển đến học tại trường cao đẳng Hawaii (nay là đại học Hawaii) và trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên và cũng là người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ hóa học vào năm 1915. Ngay lập tức, bà được nhận vào giảng dạy, nghiên cứu và trở thành nữ giảng viên hóa học đầu tiên của trường. Lúc ấy Ball chỉ mới 23 tuổi.

Là một nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, Ball đã làm việc rất cần mẫn để phát triển một phương pháp điều trị thành công cho những người mắc bệnh phong. Nghiên cứu của bà đã giúp tạo ra phương pháp điều trị bệnh phong đầu tiên bằng cách sử dụng dầu từ cây đại phong tử. Cho đến lúc đó, loại dầu này chỉ được sử dùng như một loại thuốc bôi trong nền y học Trung Quốc và Ấn Độ.

Ball đã tách thành công dầu thành các thành phần axit béo có trọng lượng phân tử khác nhau cho phép pha trộn trộn dầu thành một dạng hòa tan cùng với nước. Sự chính xác và khắt khe trong nghiên cứu và thao tác của bà đã tạo ra một phương thuốc tuyệt vời để giảm bớt các triệu chứng bệnh phong, mà sau này được gọi là "Phương pháp Ball". Phương pháp này đã được sử dụng cho hàng nghìn người bị nhiễm bệnh trong hơn 30 năm cho đến khi các thuốc sulfone được đưa vào sử dụng.

Với sự thành công của phương pháp này, các bệnh nhân phong từ khắp các bệnh viện và cơ sở trên toàn cầu, đã được trở về nhà khi không còn các triệu chứng bệnh.

Alice Augusta Ball là người đầu tiên tìm ra phương thuốc điều trị bệnh phong từ dầu của cây đại phong tử, giúp cho hàng vạn bệnh nhân trên toàn thế giới.

Thật đáng buồn, Ball đã qua đời vào ngày 31/12/1916 khi mới 24 tuổi sau những biến chứng do hít phải khí chlorine trong một tai nạn dạy học trong phòng thí nghiệm. Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, bà đã không nhận thấy hết những tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ từ nghiên cứu của mình. Không chỉ vậy, sau cái chết của bà, tiến sĩ Arthur Dean - hiệu trưởng trường cao đẳng Hawaii, đã tiếp tục phát triển nghiên cứu của Ball mà bỏ qua những đóng góp và công lao của bà. Dean thậm chí còn tự mình đặt ra một tên gọi khác là "Phương pháp Dean".

Năm 1922, 6 năm sau khi bà qua đời, tiến sĩ Harry T. Hollmann, trợ lý phẫu thuật tại bệnh viện Kalihi, người ban đầu khuyến khích Ball khám phá dầu đại phong tử, đã xuất bản một bài báo để trả lại sự công bằng và đóng góp xứng đáng của bà. Mặc dù vậy, trong lịch sử khoa học, Ball vẫn bị quên lãng cho đến gần đây.

Năm 2000, Đại học Hawaii đã đặt một tấm bảng bằng đồng phía trước cây đại phong tử trong khuôn viên trường để tôn vinh cuộc đời của Alice Ball cùng với phát hiện quan trọng của bà. Cựu Thống đốc bang Hawaii, Mazie Hirono, cũng tuyên bố ngày ngày 29/2 là “Ngày Alice Ball”. Năm 2007, Đại học Hawaii đã trao tặng bà Huân chương đặc biệt của Regents.

Vào năm 2017, Paul Wermager, một học giả đã nghiên cứu, xuất bản và giảng dạy về Alice Ball trong nhiều năm tại Đại học Hawaii đã thành lập Câu lạc bộ Alice Augusta Ball nhằm trao tặng học bổng để hỗ trợ sinh viên trong trường Khoa học tự nhiên đang theo đuổi nghiên cứu hóa học, sinh học hoặc vi sinh học. Thừa nhận tầm quan trọng của Ball thông qua học bổng này, Wermager cho biết: “Không những đã vượt qua những rào cản về chủng tộc và giới tính trong thời đại của mình để trở thành một trong số rất ít phụ nữ Mỹ gốc Phi đạt được bằng thạc sỹ về hóa học, bà còn tìm ra phương pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh phong. Tiếc thay, cuộc đời của bà đã chấm dứt quá ngắn ngủi ở tuổi 24. Ai mà biết được những thành tựu tuyệt vời khác mà Ball có thể đạt được nếu bà còn sống”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.