Sự ra đi của Năm Vịnh: Nghĩa tử đã là nghĩa tận?

Thứ Tư, 20 Tháng Chín 20236:00 CH(Xem: 1236)
Sự ra đi của Năm Vịnh: Nghĩa tử đã là nghĩa tận?
rfa.org

Sự ra đi của Năm Vịnh: Nghĩa tử đã là nghĩa tận?

Bình luận của Lê Văn Đoàng

Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi phụng sự Tổ quốc. Năm Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Nhưng Luật Trời khắc nghiệt và công bằng. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, lại bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào (1).

---------------------------

Đại tướng Phan Văn Giang tại lễ truy điệu Năm Vịnh trưa 18/9/2023 thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Bộ Quốc phòng và gia đình đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn khi tiễn đưa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, được đánh giá là người đảng viên kiên trung, người cán bộ cao cấp của Đảng, của quân đội Việt Nam. Bộ trưởng Giang ca ngợi tướng Vịnh là một vị tướng có tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh, nhạy bén, quyết đoán… là người đồng chí, đồng đội nghĩa tình. (2) Tất cả những lời lẽ khuôn sáo này đều có thể “áp” cho hầu hết lên các vị tướng còn giữ được quân hàm cho đến ngày tạ thế. Ngoại trừ mấy vị tướng tá (hình như có cả đô đốc hải quân) đang ngồi trong song sắt. Nhưng nếu có chút may mắn, mấy vị sĩ quan ấy lại tẩu tán được các tội lỗi của họ – như Năm Vịnh đã tẩu tán tất cả những hành tung bí mật của ông sang thế giới bên kia – thì tang lễ truy điệu của mấy vị tướng ấy cũng hoành tráng chẳng kém.

Nhưng những ai trong mấy ngày qua đã đọc các bài phân tích trên trang “Tiếng Dân” thì không khỏi chau mày trước vô tuyến tối 18/9 khi nghe những lời lẽ sáo rỗng của tướng Giang (3). Mà kể cũng tội, chắc gì đại tướng Phan Văn Giang đã nghĩ như những lời điếu văn ông buộc phải đọc trong buổi truy điệu. Là người đứng đầu Bộ Quốc phòng, tướng bốn sao Phan Văn Giang không thể không biết việc truy cứu trách nhiệm cá nhân Năm Vịnh trong các vụ lùm xùm mua bán vũ khí từ Liên bang Nga. Đã có ba sĩ quan cao cấp, gồm một trung tướng, một thiếu tướng và một đại tá từng có thư tố cáo Nguyễn Chí Vịnh với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì lý do an toàn cho các cá nhân tố giác tội phạm, xin phép không nêu danh tính các vị này, nhưng trong nội bộ, tất cả các cơ quan có trách nhiệm biết khá rõ sự vụ. Việc tướng Vịnh bị điều tra vì tham nhũng, trong quân trường đã tường tận, chỉ có người ngoài cuộc không hiểu tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại không giao cho Quân uỷ Trung ương hay cơ quan Nội chính điều tra, mà lại giao cho bên Tổng cục 2 (TC2). Xử lý như vậy khác nào để cho cầu thủ phạm lỗi trên sân bóng cầm còi làm trọng tài. Tiếng còi, hẳn nhiên sẽ không bao giờ được cất lên, vụ việc phải chìm xuồng cũng là tất yếu (4).

Những thương vụ “kín như bưng” ấy của Đảng đương nhiên chẳng thần dân nào được bén mảng đến gần, báo chí “mậu dịch” lại càng phải tránh xa… Tội nghiệp, ngay cả những tờ báo quốc doanh khá uy tín, khi đăng các bài “chạy tội” của Năm Vịnh hồi ông chuẩn bị về vườn cũng chẳng hiểu ất giáp, cứ đăng lên như các bài báo bình thường. Trong khi chính những trả lời phỏng vấn ấy lại là “tử huyệt”, là “lạy ông tôi ở bụi này” đối với Năm Vịnh. Mùa hè năm 2021, Năm Vịnh liên tục tung ra “hai chiêu” trả lời phỏng vấn trên báo quốc doanh. Chiêu thứ nhất xuất hiện hôm 31/5 (5), chiêu thứ hai hôm 1/6 (6), cùng trên tờ VnExpress. Các bài trả lời phỏng vấn này được chuyền cho nhiều trang mạng khác đăng lại. Phía dưới mỗi bài, nhung nhúc hàng tá các “bò đỏ” từ “lữ đoàn 47” tung hô nội dung cũng như cá nhân người trả lời phỏng vấn lên tận mây xanh. Tuy nhiên, “một nửa cái bánh mì có thể vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không bao giờ là sự thật”. Câu ngạn ngữ này vận đúng vào loạt bài trả lời phỏng vấn của Năm Vịnh. Thật là “sự đời như cái lá đa/ Đen như mõm chó, chém cha sự đời!” Tướng Vịnh những ngày ấy nếu còn tỉnh táo, hẳn đã phải thốt lên như vậy!

Dù sao về cuối đời, Năm Vịnh có lúc “mon men” đến gần “nửa sự thật”. Trong trả lời phỏng vấn nói trên, tướng Vịnh đã đề cập đến một bài học trong lịch sử “Si vis pacem, para bellum”. Đó là câu tục ngữ tiếng Latin có thể chuyển ngữ là “Nếu bạn thật sự muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”. Đây là một ngạn ngữ La-tinh dưới dạng một mệnh đề kinh điển, mạnh mẽ và dứt khoát – Một mệnh đề phức hợp có điều kiện. Trong khi đó, câu của Năm Vịnh trong bài trả lời phỏng vấn thì ngược lại: “Luyện quân tốt để không phải đánh, mua vũ khí hiện đại để không phải bắn”. Nói Năm Vịnh hiểu sai hay cố tình xuyên tạc bài học lịch sử là ở chỗ đấy. Một bên là mệnh đề phức hợp có điều kiện. Còn câu của Năm Vịnh là ngụy biện, một thứ chủ nghĩa chiết trung. Nó được trưng ra như một giả định, với hai mệnh đề song song, dùng chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện để ru ngủ quân đội lơ là phòng thủ. Làm cho quân đội mất cảnh giác bằng cách nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa đầu hàng vô lối là một cách tiếp tay cho bành trướng Bắc Kinh. Thuật nguỵ biện ở đây là: Năm Vịnh, tuy có chú ý tới những mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất. “Luyện quân” mà không trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, thì luyện để làm gì? “Mua vũ khí hiện đại” mà không chuẩn bị tinh thần để trút lên đầu giặc thì chỉ để ngắm vũ khí chăng? (7)

Một thời, với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh và bố vợ là Vũ Chính, Năm Vịnh đã biến Tổng cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. TC2 dùng những thủ đoạn tàn độc để triệt hạ đối thủ của mình. Hai vụ án chấn động xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991 là vụ  T4 và vụ Sáu Sứ – Năm Châu khét tiếng. Vụ T4 là vụ án tình báo ma, dựng chuyện rằng “điệp viên của TC2” bí danh T4, do CIA cài cắm, cho hay, CIA đã móc nối một số cán bộ lãnh đạo cao cấp như ông Trương Tấn Sang, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An, Võ Thị Thắng… để làm việc cho phía Mỹ, hoặc gây phân hóa trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Còn vụ Sáu Sứ – Năm Châu do Nguyễn Như Văn, tức Tư Văn, cùng bố con Chính – Vịnh, dưới sự chỉ đạo của Lê Đức Anh, đã dàn dựng kịch bản, có đầy đủ vật chứng, tài liệu, để quy chụp chính trị và hạ bệ “thần tượng” Võ Nguyên Giáp trong quân đội. Nghiêm trọng đến nỗi, tại Hội nghị Trung ương 12, khoá 6, ông Nguyễn Đức Tâm, Trưởng Ban Tổ chức, thay mặt Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương “văn bản tuyệt mật”, nói rằng: Một vụ bè phái vi phạm nguyên tắc Đảng, hòng chi phối vấn đề bố trí nhân sự cấp cao đang diễn ra. Những cái tên bị quy chụp gồm: Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, cùng một số cán bộ cao cấp là Uỷ viên Trung ương các tỉnh thành phía Bắc (8).

Một chuyện động trời khác cũng đã được Năm Vịnh “tự thú trước hoàng hôn”, đó là lúc Nguyễn Chí Vịnh cùng bố vợ Vũ Chính từng thiết kế chuyến “đi đêm” thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hồi tháng 2/1999. Dịp đó Lê Khả Phiêu gặp Giang Trạch Dân không theo con đường chính thống bằng quan hệ Đảng, Nhà nước mà theo con đường tình báo. Tháp tùng chuyến đi ấy của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có cả Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Mạnh Cầm, Chánh Văn phòng Trung ương đảng Trần Đình Hoan và Phó Tổng cục trưởng TC2 Nguyễn Chí Vịnh. Tuy nhiên, khi vào họp kín giữa Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân, cả hai ông Nguyễn Mạnh Cầm và Trần Đình Hoan bị mật vụ phía Trung Quốc đuổi ra ngoài, chỉ cho Năm Vịnh được vào. Sau chuyến đi đó, cùng một số tai tiếng khác, sóng gió đã ập xuống đầu ông Lê Khả Phiêu. Ông Phiêu bị chính các đồng chí của mình phê phán, chỉ trích, dồn ép đến chân tường. Lê Khả Phiêu bị yêu cầu rút lui, hết cơ hội tái cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ hai, ngậm ngùi cay đắng từ giã chính trường. Câu chuyện Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ tác oai, tác quái hàng chục năm mà không hề bị vạch mặt, chỉ tên, đấu tranh, ngăn chặn một cách thật sự, cho thấy sự yếu hèn ngay trong nội bộ cấp cao của Đảng Cộng sản. Thậm chí có thể khẳng định, hàng ngũ cán bộ trong TC2 đa phần bất tài và bất lực. Nhờ vậy mà Năm Vịnh và phe nhóm đã lái con thuyền TC2 làm sai chức năng, nhiệm vụ. Thay vì tình báo, phản gián, phục vụ cho an ninh, quốc gia, TC2 lại trở thành lực lượng chuyên theo dõi, xoi mói, cài bẫy nội bộ để khống chế, đe doạ và lũng đoạn chính trường
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn