Công dân Mỹ Brittney Griner được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân với Nga

Thứ Năm, 08 Tháng Mười Hai 20228:29 SA(Xem: 1452)
Công dân Mỹ Brittney Griner được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân với Nga
voatiengviet.com

Công dân Mỹ Brittney Griner được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân với Nga

Reuters

Brittney Griner được trả tự do, rời khỏi nhà tù ở Nga và đang trên đường về Mỹ vào thứ Năm 8/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết tại Nhà Trắng.

Ông Biden cho biết Mỹ đã đồng ý thả tay buôn vũ khí người Nga đang bị cầm tù Viktor Bout trong một cuộc trao đổi tù nhân chấm dứt 10 tháng bà Griner bị giam giữ.

"Cách đây ít phút, tôi đã nói chuyện với Brittney Griner. Bà ấy an toàn. Bà ấy đang ở trên máy bay. Bà ấy đang trên đường về nhà", ông Biden nói. "Sau khi bị giam giữ trong hoàn cảnh không thể chấp nhận được, Brittney sẽ sớm trở lại trong vòng tay của những người thân yêu và lẽ ra bà ấy đã được ở cùng họ suốt thời gian qua. Đây là ngày mà chúng tôi đã chờ mong trong một thời gian dài. Chúng tôi không ngừng thúc đẩy để bà ấy được trả tự do. Chúng tôi đã phải đàm phán căng thẳng, vất vả".

Từ Nga, bà Griner đã hạ cánh xuống Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, ông Biden cho biết hôm 8/12.

Là người hai lần giành huy chương vàng và là cầu thủ của đội Phoenix Mercury vẫn đang thi đấu trong giải WNBA, bà Griner đã bị bắt giam tại sân bay Moscow vào ngày 10/2. Bà thừa nhận trước tòa đã mang theo hộp đựng dầu cần sa trong hành lý do bác sĩ của bà kê đơn cho bà hút.

Bà Griner bị kết tội hình sự về tàng trữ ma túy và bị kết án hơn 9 năm tù. Tháng trước, các quan chức Nga thông báo với luật sư của bà Griner rằng bà đã bị đưa đến một trại giam hình sự, nơi tù nhân phải lao động cưỡng bức theo ca, kéo dài từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày.

Thỏa thuận về trả tự do cho Griner đã được đàm phán trong vài tháng. Trong những tiết lộ công khai ban đầu về các cuộc đàm phán, các quan chức Hoa Kỳ nhất quyết đòi Nga trả tự do cho cả Paul Whalen nữa. Ông này là nhân viên an ninh của một công ty ở Michigan, bị bỏ tù từ tháng 12/2018 tại Nga vì tội gián điệp. Nhưng Nhà Trắng mô tả vụ trao đổi tù nhân được xác nhận hôm 8/12 là "1 đổi 1", đổi Bout lấy Griner.

Bout là một cựu trung úy Quân đội Liên Xô bị kết án 25 năm vì âm mưu bán vũ khí trị giá hàng chục triệu đô la mà các quan chức Hoa Kỳ nói rằng đã được sử dụng để chống lại người Mỹ.

(Reuters)

voatiengviet.com

Công dân Mỹ Brittney Griner được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân với Nga

Reuters

Brittney Griner được trả tự do, rời khỏi nhà tù ở Nga và đang trên đường về Mỹ vào thứ Năm 8/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết tại Nhà Trắng.

Ông Biden cho biết Mỹ đã đồng ý thả tay buôn vũ khí người Nga đang bị cầm tù Viktor Bout trong một cuộc trao đổi tù nhân chấm dứt 10 tháng bà Griner bị giam giữ.

"Cách đây ít phút, tôi đã nói chuyện với Brittney Griner. Bà ấy an toàn. Bà ấy đang ở trên máy bay. Bà ấy đang trên đường về nhà", ông Biden nói. "Sau khi bị giam giữ trong hoàn cảnh không thể chấp nhận được, Brittney sẽ sớm trở lại trong vòng tay của những người thân yêu và lẽ ra bà ấy đã được ở cùng họ suốt thời gian qua. Đây là ngày mà chúng tôi đã chờ mong trong một thời gian dài. Chúng tôi không ngừng thúc đẩy để bà ấy được trả tự do. Chúng tôi đã phải đàm phán căng thẳng, vất vả".

Từ Nga, bà Griner đã hạ cánh xuống Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, ông Biden cho biết hôm 8/12.

Là người hai lần giành huy chương vàng và là cầu thủ của đội Phoenix Mercury vẫn đang thi đấu trong giải WNBA, bà Griner đã bị bắt giam tại sân bay Moscow vào ngày 10/2. Bà thừa nhận trước tòa đã mang theo hộp đựng dầu cần sa trong hành lý do bác sĩ của bà kê đơn cho bà hút.

Bà Griner bị kết tội hình sự về tàng trữ ma túy và bị kết án hơn 9 năm tù. Tháng trước, các quan chức Nga thông báo với luật sư của bà Griner rằng bà đã bị đưa đến một trại giam hình sự, nơi tù nhân phải lao động cưỡng bức theo ca, kéo dài từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày.

Thỏa thuận về trả tự do cho Griner đã được đàm phán trong vài tháng. Trong những tiết lộ công khai ban đầu về các cuộc đàm phán, các quan chức Hoa Kỳ nhất quyết đòi Nga trả tự do cho cả Paul Whalen nữa. Ông này là nhân viên an ninh của một công ty ở Michigan, bị bỏ tù từ tháng 12/2018 tại Nga vì tội gián điệp. Nhưng Nhà Trắng mô tả vụ trao đổi tù nhân được xác nhận hôm 8/12 là "1 đổi 1", đổi Bout lấy Griner.

Bout là một cựu trung úy Quân đội Liên Xô bị kết án 25 năm vì âm mưu bán vũ khí trị giá hàng chục triệu đô la mà các quan chức Hoa Kỳ nói rằng đã được sử dụng để chống lại người Mỹ.

(Reuters)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 09 Tháng Mười Hai 202212:25 CH
Khách
Bắt đầu từ đây dân Mỹ gốc da đen tha hồ xủ dụng thuốc kích thích tự do khi đi ra nước ngoài vì đã có tổng thống J. Biden tìm cách trao đổi tù binh miễn là dân da đen và dân Mể bỏ phiếu cho đảng dân chủ trong các kỳ bầu cử...hahahaha
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.