Việc nhà báo Phạm Đoan Trang nhận giải nhân quyền “như cái tát vào mặt chính quyền”

Thứ Năm, 20 Tháng Giêng 202211:51 SA(Xem: 2410)
Việc nhà báo Phạm Đoan Trang nhận giải nhân quyền “như cái tát vào mặt chính quyền”
rfa.org

Việc nhà báo Phạm Đoan Trang nhận giải nhân quyền “như cái tát vào mặt chính quyền”

RFA 2022.01.20

Việc nhà báo Phạm Đoan Trang nhận giải nhân quyền “như cái tát vào mặt chính quyền”

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Nhà báo Phạm Đoan Trang, người bị Tòa án Hà Nội tuyên đến 9 năm tù giam, vừa được công bố hôm 19 tháng 1 là một trong ba khôi nguyên của giải Martin Ennals năm 2022, đây được ví như giải Nobel trong lĩnh vực nhân quyền. 

Nhà báo nổi tiếng này là người Việt Nam đầu tiên trong số gần 30 nhà hoạt động nhân quyền được trao giải từ năm 1993 đến nay. 

Các đề cử và khôi nguyên của giải Martin Ennals được một hội đồng tuyển chọn gồm 10 thành viên của các tổ chức nhân quyền phi chính phủ hàng đầu thế giới. Giải thưởng nhằm bảo vệ và ủng hộ các nhà bảo vệ nhân quyền đang gặp nguy khốn.

Trong bối cảnh người được trao giải năm nay là bà Phạm Đoan Trang đang bị cầm tù, người đại diện của bà là ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật Khoa Tạp chí, đã thay mặt tham dự lễ công bố giải thưởng. 

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, ông Long cho biết ý nghĩa của việc giải thưởng được trao cho tù nhân lương tâm này:

“Cái giải thưởng này nó là một sự công nhận của không những các tổ chức nhân quyền quốc tế, mà còn của chính quyền thành phố Geneva (Thụy Sĩ) với những nỗ lực của Đoan Trang, và nó một lần nữa khẳng định những việc Đoan Trang làm là đúng. 

Và chúng ta cũng cần bảo vệ nhũng người như Đoan Trang, hơn nữa là tiếp nối những công việc mà Đoan Trang đã từng làm. Và chúng ta cần phải có thêm nhiều Đoan Trang hơn nữa thì chúng ta mới có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cái tình hình nhân quyền của Việt Nam được.” 

Screen Shot 2022-01-20 at 06.51.29.png
Nhà báo Phạm Đoan Trang được giới thiệu là "Một nhà báo hàng đầu và nhà đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, bà ấy truyền cảm hứng cho những người khác lên tiếng". Ảnh chụp màn hình Youtube Martin Ennals Award

Còn nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên thì cho biết rằng, thực tế có rất nhiều người hoạt động ở Việt Nam cũng xứng đáng được vinh danh, dù họ làm việc công khai hay âm thầm, nhưng với việc nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải năm nay thì đó là chuyện đáng vui mừng, bà nói thêm:

“Phải thừa nhận rằng Phạm Đoan Trang là một gương mặt tiêu biểu trong vài năm trở lại đây và giải thưởng dành cho cô ấy rất là xứng đáng. Và tôi nghĩ rằng không riêng gì tôi vui mừng đâu, mà cả gia đình, bạn bè, những người ủng hộ, những người yêu mến Phạm Đoan Trang trong những năm qua đều rất lấy làm vinh dự, và thấy một phần có mình ở đó. 

Và đối với những người hoạt động nhân quyền thì tôi nghĩ rằng không có lý gì để mà không vui mừng trước một cái tin đầu năm rất là đẹp đẽ thế này, bên cạnh những chuyện bắt bớ, những phiên toà bất công vẫn xảy ra trong bối cảnh này.”

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch đồng thời là một thành viên ban giám khảo của giải thưởng nhận xét cho rằng, Phạm Đoan Trang là một người truyền lửa cho rất nhiều nhà hoạt động và nhà báo ở Việt Nam, nơi mà tự do biểu đạt bị xem là mối đe dọa.

Bàn về ý nghĩa của việc một công dân Việt Nam bị nhà nước của mình tuyên án tù nặng nề, nhưng lại được quốc tế vinh danh, bà Nghiên nói:

“Về phía nhà cầm quyền thì mỗi lần có một cái giải thưởng về những nỗ lực vận động cho nhân quyền, cho những quyền tự do dân chủ, thì đối với nhà cầm quyền người ta vẫn nói là như một cái tát đập vào mặt. Tôi nghĩ rằng một cái giải thưởng như thế này thì càng làm cho nhà cầm quyền bẽ mặt thôi.” 

Nhà hoạt động này cũng cho rằng có thể chính quyền Việt Nam sẽ phản ứng trước thông tin này theo hai khuynh hướng, hoặc sẽ tỏ ra dè dặt hơn trong việc đối xử với bà Trang trong trại giam, hoặc sẽ trở nên hung hăng hơn. 

Bà Nghiên cũng lấy ví dụ về cách mà chính quyền Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba, người dành giải Nobel Hoà Bình năm 2017, nhưng đã bị giam cầm trong tù cho đến chết. Nhưng bà cũng hy vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ không hành xử tương tự như cách chính quyền Trung Quốc đã làm. 

Giải Martin Ennals là phần thưởng quốc tế mới nhất dành cho bà Phạm Đoan Trang. Mỗi người được giải này sẽ được tặng tiền thưởng từ 20.000-30.000 franc Thụy Sĩ, khoảng từ 500 triệu đến 800 triệu đồng Việt Nam. 

Hồi năm 2017, bà được trao giải Homo Homini của tổ chức People In Need.  Năm 2018, bà nhận được giải của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam.  Năm 2019, bà được giải hạng mục Tầm Ảnh hưởngcủa tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị bắt vào tháng 10 năm 2020, bà bị giam giữ đến tháng 12 năm 2021 mới được đưa ra xét xử. 

Trong phiên toà sơ thẩm diễn ra vào ngày 14 tháng 12, bà bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999, và bị kết án chín năm tù. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.